Đối với Ngân hàng ACB:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 122 - 125)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Một số kiến nghị

3.4.3. Đối với Ngân hàng ACB:

ACB cần có kế hoạch nâng cao nhận thức về cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ công nhân viên của mình. Làm cho mỗi cán bộ công nhân viên nhận thức đúng được năng lực thực tại của ngân hàng mình, và những thách thức đang và sẽ đặt ra mà ngân hàng mình phải vượt qua. Biết nhận thức đầy đủ về tính cấp thiết, sự sống còn của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của từng dịch vụ ở ngân hàng mình và biến nhận thức đó thành hành động cụ thể của mỗi cán bộ công nhân viên ở từng vị trí sẽ giúp ACB từng bước nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình.

ACB cần phối hợp tốt hơn nữa với các NHTM khác của Việt Nam trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng và đầu tư tín dụng thông qua nhiều hình thức như đồng tài trợ, đồng bảo lãnh, tư vấn, chia sẻ thông tin khách hàng, tham gia mạng thanh toán. Đồng thời tích cực tham gia vào các hệ thống của các ngân hàng trong nước nhằm cung cấp cho khách hàng của mình nhiều tiện ích nhất có thể nhờ việc sử dụng chung một số nguồn lực của hệ thống.

Một yếu tố không thể thiếu để có thể chiến thắng trong cạnh tranh là việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. ACB cần chủ động tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh cũng như luật lệ kinh doanh của họ nhằm có nhứng bước đi thích hợp cũng như tư vấn, tuyên truyền cho khách hàng của mình trong giao dịch với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội để các ngân hàng trong nước thực hiện hợp tác quốc tế, có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực. . .Nhưng đồng thời các ngân hàng trong nước cũng phải đối mặt với sức cạnh tranh mạnh mẽ về năng lực tài chính, cũng như chính sách kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì thế, ACB cần phải xác định được những thế mạnh và nhược điểm của mình để từ đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế.

Với mục đích nghiên cứu đã được xác định của đề tài là hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB, từ đó luận văn đưa ra một số gợi ý về các giải pháp nhằm tập trung giải quyết những tồn tại mà ACB đang gặp phải, đồng thời phát huy những thế mạnh của ACB góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất: Luận văn đã trình bày một số vấn đề chung về cạnh tranh, năng

lực cạnh tranh và hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Đồng thời trong nghiên cứu này cũng đã đánh giá những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.

Thứ hai: Luận văn đã đi sâu phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của ACB

theo các tiêu chí chung trong tương quan so sánh với ngay chính các NHTM Việt Nam khác và phân tích những tác động của hội nhập đối với khả năng cạnh tranh của ACB trong thời gian tới.

Thứ ba: Luận văn cũng đã đánh giá năng lực canh tranh của ACB theo một

số tiêu chí của mô hình CAMLES, từ đó cho thấy thực trạng về năng lực cạnh tranh của ACB với những vấn đề còn tồn tại và những lợi thế trong cạnh tranh mà ACB hiện có.

Thứ tư: Trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và qua phân tích đánh giá

năng lực cạnh tranh của ACB, luận văn này cũng đã đưa ra một số các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB. Trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp như: tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực công nghệ, năng lực

quản lý và điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mức sinh lời, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường. Bên cạnh các nhóm giải pháp này, tác giả cũng đã đưa ra một số các nhóm giải pháp để NHNN có thể hoạt động hiệu quả hơn tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để ACB cũng như các NHTM Việt Nam khác có thể chủ động và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thực hiện đề tài này, song trong quá trình thực hiện việc thu thập số liệu của toàn ngành cũng như của một số NHTM trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn nên việc so sánh đánh giá nhiều chỗ chưa được chứng minh bằng các số liệu cụ thể. Bên cạnh đó bài viết chắc chắn còn nhiều hạn chế, nhiều phần chưa được phân tích sâu sát do trình độ và kinh nghiệm làm việc thực tế còn hạn chế nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô để trong các công trình nghiên cứu sau được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần á châu ( ACB ) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)