2.5.1. Tính chất cơ lý
Tính chất cơ lý của vật liệu được đo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam cụ thể như sau: Độ bền kéo đứt: TCVN 4509 - 88: Công thức: σk [Mpa] Trong đó F: là lực tác dụng, N b: bề rộng phần eo, mm h: chiều dày mẫu, mm
Độ dãn dài tương đối khi đứt TCVN 4509 - 88:
Công thức: ε = [%]
Trong đó:
l: độ dài khi đứt giữa hai điểm đánh dấu l0: độ dài đánh dấu ban đầu
Độ cứng
TCVN 1595 - 1: 2007 (ISO 7619 - 1: 2004):
Trong tiêu chuẩn này quy định: dải đo từ 1 đến 100 đơn vị Shore A. Phép đo được thực hiện trên đồng hồ đo độ cứng Shore A của hãng Techloic. Nguyên tắc của phép đo là đo chiều sâu của mũi ấn khi ấn vào vật liệu trong điều kiện xác định. Mẫu thử hình khối chữ nhật kích thước của mẫu phải cho phép đo ở 3 điểm. Chỉ số đo độ cứng được đọc trên thang chia độ sau 3 giây kể từ lúc tác dụng lên mẫu. Mẫu đo 3 lần ở 3 vị trí khác nhau. Kết quả được tính trung bình các giá trị đo.
Độ mài mòn:
Phép đo độ mài mòn Acron của vật liệu được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1594 - 87.
Độ bền mài mòn được tính theo công thức:
[cm3/1,61km]
V: lượng mài mòn của mẫu
m1: khối lượng mẫu trước khi mài mòn (g) m2: khối lượng mẫu sau khi mài mòn (g) d: tỷ trọng của vật liệu thử (g/cm3)
2.5.2. Đánh giá độ bền nhiệt của vật liệu bằng phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) nhiệt trọng lượng (TGA)
Phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) là một phương pháp phân tích sự thay đổi liên tục về khối lượng của mẫu theo nhiệt độ. Phương pháp này đưa ra những thông tin về nhiệt độ bắt đầu phân hủy, tốc độ phân hủy và phần trăm mất khối lượng của vật liệu ở nhiệt độ khác nhau. Các điều kiện để phân tích TGA: - Chén đựng mẫu: plantin - Môi trường khảo sát: không khí - Tốc độ tăng nhiệt độ: 100C/ phút - Nhiệt độ khảo sát: từ nhiệt độ phòng đến 7000C
Quá trình phân tích TGA được thực hiện trên máy DTG - 60H của hãng SHIMADZU (Nhật Bản) đặt tại phòng Phân tích nhiệt thuộc Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.