Một số đề xuất với ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan việt nam (Trang 91 - 98)

4.2.2 .Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

4.3. Một số đề xuất với ngân hàng

Căn cứ vào các cơ sở lý luận, kết quả và thực trạng về TTQT cùng với đó là định hƣớng về TTQT của Shinhan Bank Việt Nam trong tƣơng lai tác giả có thể đƣa ra một số kiến nghị trong việc mở rộng hoạt động về TTQT của ngân hàng nhƣ sau:

Về phía khách hàng: Là đối tƣợng trực tiếp thụ hƣởng lợi ích từ các

dịch vụ thanh toán mà ngân hàng mang lại và cũng từ đó giúp cho ngân hàng có thể tăng doanh số, lợi nhuận từ hoạt động TTQT. Chính vì lẽ đó, khách hàng sẽ là những ngƣời đánh giá đúng nhất về chất lƣợng dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung cấp cho họ. Với vai trò đó, Shinhan Bank Việt Nam cần tăng cƣờng khả năng cạnh tranh để thu hút thêm nhiều khách hàng về cho ngân hàng để duy trì và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể:

- Mở rộng đối tƣợng khách hàng thanh toán: Nhƣ đã phân tích, lƣợng khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ Hàn Quốc đang chiếm hơn 70% tổng số lƣợng khách hàng của Shinhan Bank Việt Nam. Đối tƣợng khách hàng này đem lại thuận lợi và khó khăn cho ngân hàng. Thuận lợi là các doanh nghiệp này thƣờng có nhu cầu tìm tới các ngân hàng cũng có vốn đầu tƣ của Hàn Quốc, và nhƣợc điểm là ngân hàng sẽ phụ thuộc rất lớn vào các khách hàng này. Hiện nay, khách hàng lớn và quan trọng nhất của Shinhan Bank Việt Nam là tập đoàn công nghệ Samsung, do đó bất kỳ sự biến động nào của khách hàng cũng kéo theo những khó khăn cho ngân hàng đang đứng ra làm dịch vụ TTQT. Do vậy, SHBVN cần có những chiến lƣợc

82

nhằm thay đổi cơ cấu khách hàng tức là tăng thêm các khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khác Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc cam kết hợp tác lâu dài giữa hai nƣớc Việt Nam – Hàn Quốc sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc khác đầu tƣ tại Việt Nam, tận dụng cơ hội này cùng với các mối quan hệ của những nhà lãnh đạo Ngân hàng để mở rộng đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp Hàn Quốc mới đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam.

- Tiến hành phân tích nhóm khách hàng để có những chính sách ƣu đãi hợp lý:

+ Khách hàng quan trọng, có quan hệ lâu năm hoặc các khách hàng thƣờng xuyên: Khách hàng sẽ đƣợc ƣu tiên về mặt thời gian giao dịch, ƣu đãi về phí dịch vụ hoặc đƣợc ƣu đãi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mới với những ƣu đãi tốt nhất

+ Khách hàng mới: cán bộ phòng TTQT cần giới thiệu, tƣ vấn cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ hợp lý với chi phí phù hợp nhất. Đồng thời chú trọng phát triển các mối quan hệ này để khách hàng trở thành khách hàng thƣờng xuyên.

Đẩy mạnh các chiến lƣợc Marketing, quảng bá xây dựng hình ảnh cho hoạt động TTQT:

Ngày nay, với sự phát triền của nền kinh tế thị trƣờng thì hoạt động Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công cho doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng. Đối với các ngân hàng, khi hoạt động Marketing đƣợc tiến hàng một cách có tổ chức và có hệ thống thì sản phẩm sẽ nhanh chóng đƣợc khách hàng biết đến và cơ hội có thêm khách hàng mới là rất cao. Nhƣ đã phân tích ở trên, bộ phận Marketing chuyên biệt tại Shinhan Việt Nam mới đƣợc triển khai từ khoảng giữa năm 2010 tuy nhiên hoạt động này vẫn chƣa thực sự hiệu quả cao vì đa phần hoạt động quảng bá cho ngân hàng thƣờng thông qua các hoạt động xã hội, các chƣơng trình tặng quỹ học bổng cho sinh viên…. Do vậy, trong thời gian tới, để có thể tăng quy mô TTQT ngân hàng cần quan tâm, đầu tƣ hơn nữa vào các chiến dịch Marketing. Bộ phận này cần nắm rõ các doanh nghiệp trên địa bàn đang hoạt động trong lĩnh vực XNK, thu thập và thống kê số lƣợng khách hàng chƣa có giao dịch với ngân hàng, phân tích điểm mạnh , yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó có thể rút ra kinh nghiệm cho mình và đề ra các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhất. Ngân

83

hàng cũng cần chú trọng trong việc xây dựng hình ảnh gần gũi với khách hàng bằng cách có các chƣơng trình quảng bá rộng rãi, đƣa các thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ, biểu phí, các chƣơng trình hoạt động vì cộng đồng… lên website để khách hàng có thể chủ động nắm bắt đƣợc thông tin.

Nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa dịch vụ TTQT

Nhƣ đã phân tích tại các mực trên thì phƣơng thức chuyển tiền bằng điện T/T vẫn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu hoạt động TTQT. Vì vậy, trong quá trình mở rộng hoạt động TTQT đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng phải có đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng lựa chọn. Đối với các khách hàng truyền thống, có độ tin tƣởng cao với khách hàng và hiện vẫn đang sử dụng dich vụ chuyển tiền bằng điện, ngân hàng nên có các chính sách ƣu đãi làm tăng sự hài long cho khách hàng. Riêng đối với các khách hàng mới hoặc có mối quan hệ chƣa lâu với đối tác đặc biệt là các doanh nghiệp của Việt Nam khi tham gia thanh toán ngân hàng cần nghiên cứu phát triển thêm các dịch vụ thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ L/C để đƣa vào sử dụng nhƣ: L/C tuần hoàn (áp dụng cho các trƣờng hợp mua bán thƣờng xuyên với số lƣợng lớn thành nhiều kỳ trong năm), L/C giáp lƣng (áp dụng trong trƣờng hợp XNK qua trung gian), L/C chuyển nhƣợng… Việc áp dụng đa dạng các PTTT sẽ phục vụ đƣợc nhiều nhu cầu cần thiết, phù hợp với thực trạng hoạt động XNK của các doanh nghiệp hiện nay.

Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ TTQT

Nhân lực luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong hoạt động TTQT. An toàn là yếu tố quan trọng tạo nên chất lƣợng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Để đảm bảo đƣợc tính an toàn cần phòng tránh những rủi ro phát sinh quá trình xử lý các giao dịch thanh toán. Do vậy, khâu đào tạo đầu vào và đào tạo ngay tại chỗ là rất quan trọng đối với một cán bộ thanh toán. Ngân hàng cần đầu tƣ thêm các khóa đào tạo không chỉ trong thời gian thử thách nhân viên mà còn xuyên suốt trong quá trình đặc biệt. Thƣờng xuyên cập nhật văn bản mới, quy định mới và các trƣờng hợp dễ gây ra rủi ro trong hoạt động để có thể kịp thời truyền đạt tới cho cán bộ thanh toán. Bên cạnh đó cần có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm liên tục giữa

84

những cán bộ thanh toán lâu năm, có nhiều kinh nghiệm với lớp cán bộ trẻ để kịp thời xử lý các tình huống sai sót trong quá trình thực hiện thanh toán cho khách hàng. Thanh toán viên cần có sự chủ động trong khâu thực hiện thanh toán nhƣ: thẩm định khách hàng, kiểm tra tính trung thực về khả năng tài chính của khách hàng. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận tín dụng, bộ phận cảnh bảo rủi ro để kịp thời nắm bắt tình hình của khách hàng. Điều này sẽ giúp cho thanh toán viên hiểu hơn về khách hàng để từ đó có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng đồng thời giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, hạn chế các rủi ro đáng tiếc.

TTQT là một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi cán bộ thanh toán không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ…Việc nâng cao trình độ cho cán bộ thanh toán có thể thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ, hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh… Hiện nay, một số công ty của Nhật Bản, Đài Loan đƣa ra một số chính sách đãi ngộ rất tốt cho nhân viên biết thêm ngôn ngữ nƣớc sở hữu công ty, do đó Shinhan Bank cũng nên có các chính sách tƣơng tự nhằm làm tăng khả năng chủ động trong khâu đáp ứng các khách hàng không thể giao tiếp qua Tiếng Anh, đồng thời tạo hình ảnh gần gũi của Ngân hàng đối với khách hàng.

Thực hiện đồng bộ các dịch vụ ngân hàng

Để có thể mở rộng hoạt động TTQT thì đồng nghĩa với việc phải thực hiện đồng bộ tất cả các dịch vụ hiện có của Ngân hàng. Bởi lẽ khách hàng đến SHBVN để thực hiện mục đích chính là thanh toán họ cũng cần tới các dịch vụ khác có liên quan nhƣ: tƣ vấn tín dụng, nhu cầu mua- bán ngoại tệ… Hoặc khách hàng có thể tới ngân hàng thực hiện các mục đích giao dịch khác trƣớc khi đƣợc tƣ vấn sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện tốt các dịch vụ khác nhƣ: cải tiến quy trình, thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, áp dụng các khung lãi suất ƣu đãi trong khung lãi suất cho phép đặc biệt là dành cho các khách hàng đang thực hiện giao dịch thanh toán của ngân hàng, cải tiến khâu mở tài khoản…Đối với khách hàng thanh toán XNK cần mua ngoại tệ với số lƣợng lớn để

85

thanh toán, ngân hàng cần khuyến khích khách hàng tiến hành ký quỹ bằng ngoại tệ, đây cũng là nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi cho ngân hàng. Bộ phận thanh toán cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận tín dụng tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong việc lập các hồ sơ bảo lãnh, tài trợ tín dụng của mình. Cần tạo ra khâu khép kín để tránh khách hàng nhận đƣợc nhiều thông tin từ nguồn khác nhau dẫn đến xử lý công việc không nhất quán và không đúng ý khách hàng. Bộ phận tín dụng sẽ làm công tác thẩm định chính xác và hiệu quả hơn do vậy cần phối hợp chặt chẽ với phòng TTQT để cung cấp các báo cáo phân tích, xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng mở thƣ tín dụng L/C.

Hoàn thiện công nghệ ngân hàng và quy trình nghiệp vụ

Ngân hàng SHBVN nên bổ sung các cán bộ có chuyên môn về xử lý kỹ thuật công nghệ tại các chi nhánh nhằm làm tăng tính chủ động trong việc giải quyết khi có sự cố về kỹ thuật xảy ra. Đây là việc làm hết sức cần thiết khi ngân hàng mở rộng các hoạt động về TTQT bởi sẽ tiết kiệm thời gian chờ và hạn chế các rủi ro mất đánh mất khách hàng. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ thanh toán cần trang bị những cuốn cẩm nang và chuyên mục giới thiệu hết sac ngắn gọn, dễ hiểu để trao tận tay khách hàng khi thực hiện giao dịch để khách hàng có thể nắm bắt kịp thời các sản phẩm, dịch vụ thanh toán có thể lựa chọn. Bên cạnh đó là việc hạn chế các thủ tục rƣờm rà, không thực sự cần thiết để tăng sự hài lòng cho khách hàng.

86

KẾT LUẬN

Trong thời đại của nền kinh tế hội nhập, nếu nhƣ hoạt động XNK đƣợc coi là động lực cho sự phát triển và hội nhập vào nền kinh thế thế giới của mỗi quốc gia thì hoạt động TTQT của ngân hàng chính là đòn bẩy cho hoạt động XNK càng mở rộng và phát triển. Và ngƣợc lại, hoạt động XNK càng mở rộng và phát triển sẽ là cơ hội tốt cho các ngân hàng có thể thực hiện đƣợc mục tiêu tăng quy mô thanh toán, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.Qua phân tích thực trạng hoạt động TTQT của ngân hàng có thể thấy đƣợc những kết quả khả quan và những hạn chế hiện vẫn còn tồn tại của Ngân hàng trong hoạt động TTQT. Trong quá trình nghiên cứu, với sự nỗ lực của bản thân cùng sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cùng những định hƣớng về mặt nghiên cứu của ngƣời hƣớng dẫn thì luận văn đã đạt đƣợc những kết quả sau:

- Luận văn đã hệ thống hóa đƣợc các lý luận cơ bản về TTQT: khái niệm, phƣơng tiện thanh toán, phƣơng thức thanh toán, quy trình thanh toán cơ bản trong hoạt động TTQT của các NHTM. Luận văn cũng đƣa ra đƣợc một số điều kiện, các yếu tố tác động tới việc mở rộng TTQT và chỉ tiêu đánh giá mở rộng TTQT.

- Trên cơ sở lý thuyết, các tiêu chí đã đƣa ra cùng với số liệu thu thập đƣợc

luận văn đã tập trung phân tích thực trạng TTQT của Shinhan Bank giai đoạn 2011- 2015, nhận diện những điểm mạnh, hạn chế còn tồn tại, các cơ hội cũng nhƣ thách thức cho ngân hàng khi mở rộng hoạt động TTQT.

- Từ kết quả phân tích, luận văn đã trả lời đƣợc một số vấn đề đƣợc đặt ra trong phần mở đầu là thực trạng TTQT tại Shinhan Bank Việt Nam nhƣ thế nào, các điều kiện gì về pháp lý quy định về việc mở rộng hoạt động TTQT đối với ngân hàng nƣớc ngoài và các tiêu chí gì đánh giá sự mở rộng hoạt động này của NHTM.

- Mặc dù các thế mạnh và cơ hội để mở rộng hoạt động này cho tất cả các NHTM còn rất lớn song điều đó cũng đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt trong việc chia sẻ thị trƣờng, do vậy, luận văn cũng đƣa ra một số đề xuất với Shinhan Bank Việt Nam để có thể có thể cân nhắc, lựa chọn các hình thức, cách thức nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt động trong tƣơng lai của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu từ sách, báo, tạp chí

1. Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn, 2013. ISBP 745 2013 Cẩm nang 280 quy

tắc kiểm tra chứng từ thanh toán theo L/C tuân thủ UCP 600. Hà Nội: NXB Lao động

2. Hà Văn Hội, 2012. Giáo trình thanh toán quốc tế. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

3. Kiều Xuân Hùng & Nguyễn Đình Luận, 2016. Cán cân thương mại Việt Nam

giai đoạn 2011 – 2015 và khuyến nghị giai đoạn 2016 – 2020. Tạp chí phát triển và

hội nhập, số 29.

4. Lê Văn Tri, 2005. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội: NXB chính trị Quốc gia.

5. Lê Thị Bảo Thoa, 2013. Mở rộng dịch vụ Thanh toán quốc tế tại ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu. Luận văn Thạc sĩ Quản trị - Kinh doanh, Trƣờng Đại học Đà Nẵng.

6. Lê Thị Ngọc Hân, 2010. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Quy, 2008. Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB lý luận chính

trị

8. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013. Thanh toán quốc tế và tài

trợ ngoại thương. Hà Nội: NXB Thống kê.

9. Nguyễn Văn Tiến, 2011. Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C- Cập nhật

UCP600&ISBP681. Hà Nội: NXB Thống kê.

10.Phạm Thị Nhƣ Thủy, 2014. Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

11.Phạm Thái Hà, 2010. Ngân hàng thương mại Việt Nam hội nhập quốc tế, cơ

hội và thách thức. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 38.

12.Phạm Thị Thu Hƣơng, 2009. Giải pháp phát triển hoạt động Thanh toán quốc

tế tại hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế,

Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

13.Phạm Thị Thu Vân, 2013. Nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán Quốc

tế tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Đại Dương (Ocean Bank). Luận văn Thạc sĩ

Tài chính – Ngân hàng, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng..

14.Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày

09/9/2013 Quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng thương mại, Điều 8.

15.Phòng thƣơng mại quốc tế, 2010. Bộ tập quán quốc tế về L/C. Hà Nội: NXB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên shinhan việt nam (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)