PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành tại kho bạc nhà nước hà nội (Trang 36)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập tƣ liệu nghiên cứu

Nguồn tƣ liệu thứ cấp: để phân tích thực trạng hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB, dữ liệu thứ cấp cần thu thập là các dữ liệu từ báo cáo về tình hình cấp phát, thanh toán, quyết toán của các dự án XDCB do KBNN Hà Nội làm Chủ đầu tƣ.

Báo cáo tình hình quản lý vốn đầu tƣ XDCB các dự án do KBNN Hà Nội làm Chủ đầu tƣ. Bao gồm:

- Số kế hoạch vốn của dự án đƣợc giao trong năm, số giải ngân trong năm gồm: thanh toán khối lƣợng hoàn thành và tạm ứng theo chế độ, lũy kế giá trị CĐT đề nghị thanh toán từ đầu năm đến kỳ báo cáo. Trong đó: Thanh toán khối lƣợng hoàn thành là việc giải ngân cho dự án phần khối lƣợng công việc đã hoàn thành, có biên bản nghiệm thu giữa CĐT và nhà thầu; tạm ứng theo chế độ là việc KBNN thực hiện tạm ứng theo đề nghị của CĐT căn cứ vào hợp đồng đã ký giữa CĐT và nhà thầu. Theo quy định tạm ứng theo hợp đồng theo tỷ lệ từng loại hợp đồng, tổng giá trị tạm ứng không vƣợt quá 30% kế hoạch vốn bố trí trong năm; Lũy kế giá trị CĐT đề nghị thanh toán từ đầu năm đến kỳ báo cáo.

- Các danh mục tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB. Thu thập các tài liệu, văn bản chính sách, quy trình nghiệp vụ và báo cáo tổng kết hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB nội ngành hàng năm; Thu thập các văn bản đề nghị hƣớng dẫn, tháo gỡ của các CĐT, ban quản lý dự án, bộ ngành phản ánh những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thực hiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Hà Nội.

2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.2.1.1.Phương pháp thống kê:

- Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định.

- Chỉ ra các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc.

- Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN tại KBNN Hà Nội trong mối quan hệ biện chứng, nhân quả với công tác quản lý nguồn vốn ĐTXDCB nói chung.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các số liệu đặc trƣng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nƣớc .

Bƣớc 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong quá trình nghiên cứu về công tác quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nƣớc có ảnh hƣởng tới hoạt động XDCB nhƣ thế nào?

Bƣớc 3: Dự đoán hoặc đƣa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích. Dựa vào sự phân tích ở bƣớc trên, tác giả sẽ đƣa ra các kết luận mang tính khái quát cho cả giai đoạn, cũng nhƣ dự đoán xu hƣớng của vấn đề phân tích trong thời gian tới.

2.2.1.2. Phương pháp so sánh

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Đối chiếu, tìm hiểu sự tƣơng đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề, thấy đƣợc tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.

- Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đƣa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận công tác quản lý

vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội đa chiều hơn, từ đó giúp ngƣời tiếp nhận thông tin có thể định lƣợng đƣợc thông tin một cách tối đa nhất. Điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.

- Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định các chỉ tiêu, nội dung so sánh

Nội dung đƣợc so sánh phải là những nội dung liên quan, có ảnh hƣởng hay có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích.

Bƣớc 2: Xác định phạm vi, số gốc so sánh

- Phạm vi đƣợc so sánh đƣợc tiến hành trong nội bộ KBNN Hà Nội trong thời gian 2014-2016.

- Số gốc so sánh đƣợc xác định tùy theo nội dung so sánh, chủ yếu là số liệu so sánh với năm 2016. Khi phân tích mức độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu: số gốc để so sánh đƣợc lấy là chỉ tiêu đó ở kỳ trƣớc.

Khi nghiên cứu mức độ hoàn thành nhiệm vụ của khối cán bộ từng khoảng thời gian trong năm: khoảng thời gian cùng kỳ năm trƣớc là gốc so sánh.

Bƣớc 3: Xác định điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu + Đảm bảo thống nhất về nội dung của chỉ tiêu.

+ Đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu đƣợc thực hiện so sánh tuyệt đối, có những chỉ tiêu thực hiện so sánh tƣơng đối.

+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.

Bƣớc 4: Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu của KBNN Hà Nội có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh để làm gì sẽ giúp Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Bƣớc 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh

Đây là những số liệu giúp Luận văn đƣa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghị đối với KBNN để nâng cao hiệu quả công quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại KBNN Hà Nội.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để:

- Phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN.

- Phân tích các hoạt động thanh toán, quyết toán, và tất toán vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội.

- Phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến tình hình quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội.

Luận văn thực hiện phƣơng pháp này nhƣ sau:

Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích.

Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về quản lý vốn đầu tƣ XDCB.

Từ đó luận văn tiến hành phân tích vì sao cần đẩy mạnh quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội.

Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích đó là quản lý vốn ĐTXDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan.

- Nguồn thông tin thứ cấp đƣợc lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc nhƣ các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về nguồn nhân lực, các bài báo khoa học, các bài viết trong kỷ yếu, các trang web, các báo cáo nghiên cứu…Những tài liệu này đƣợc liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều đƣợc đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã đƣợc sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin đƣợc tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

- Nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ các hồ sơ, tài liệu …củaKBNN Hà Nội. Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải

Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc về lý luận quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc và tiến hành phân tích các nội dung trongcông tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội; lý giải ý nghĩa của những số liệu về thực trạng quản lý vốn đầu tƣ tại KBNN Hà Nội. Các phân tích đƣợc thực hiện đa chiều. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dƣới hình thức định tính.

Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập đƣợc, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đƣa ra bức tranh chung về vấn đề phân tích. Kết quả tổng

hợp sẽ chỉ ra các kết quả đã đạt đƣợc của quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua KBNN, cũng nhƣ các tồn tại và nguyên nhân của vấn đề tồn tại.

Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và kiến nghị của tác giả đối với quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc tại KBNN Hà Nội.

Trên đây là khái niệm chung về phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả áp dụng để nghiên cứu cho luận văn của mình. Từ việc làm rõ những vấn đề cần phải nghiên cứu trong luận văn cùng việc xây dựng quy trình nghiên cứu của mình.Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại KBNN Hà Nội.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠBẢN NỘI NGÀNH TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI 3.1. Giới thiệu khái quát về KBNN Hà Nội

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 01/04/1990, KBNN Hà Nội đƣợc ra đời cùng với sự ra đời của hệ thống Kho bạc trong cả nƣớc với tên gọi là: Chi nhánh KBNN Hà Nội. Sau 05/4/1995 chi nhánh KBNN Hà Nội đƣợc đổi tên thành KBNN Hà Nội.

Tổng số cán bộ của KBNN Hà Nội tính đến nay 1.024 ngƣời. Số lƣợng cán bộ, công chức có trình độ: Tiến sỹ, thạc sỹ là 30 ngƣời (3%); Đại học là 770 ngƣời (75%); Cao đẳng, trung cấp là 130 ngƣời (13%); Còn lại là 94 ngƣời (9%) chủ yếu làm công tác bảo vệ, lái xe, nhân viên phục vụ.

Hiện nay, KBNN Hà Nội gồm 12 phòng và 30 KBNN quận, huyện, thị xã trực thuộc.Tại KBNN quận, huyện, thị xã có 3 phòng (tổ): Kế toán, Tổng hợp-Hành chính và Kho quỹ.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Hà Nội

Hệ thống KBNN đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Qua quá trình hoạt động và phát triển, hệ thống KBNN đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trò trong nền kinh tế, trong hệ thống Tài chính Quốc gia. Để phù hợp với các nhiệm vụ của KBNN trong từng giai đoạn, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

Theo Quyết định số 108/2009/QD-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ thì: “KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức

năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của Nhà nƣớc đƣợc giao quản lý, quản lý ngân quỹ, tổng kế toán nhà nƣớc, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật”.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hoà Bình.

Ngày 01/4/2014, Thành lập KBNN Bắc Từ Liêm và KBNN Nam Từ Liêm trực thuộc KBNN Hà Nội trên cơ sở tách KBNN Từ Liêm do thay đổi địa giới hành chính huyện Từ Liêm cũ thành 02 quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.

Theo đó từ ngày 01/04/2014 cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 30 KBNN quận, huyện.

KHO BẠC NHÀ NƢỚC HÀ NỘI Phòng Tổng hợp Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Thanh Tra Phòng Hành chính, quản trị Phòng Tài vụ Phòng kế toán Phòng Kho Quỹ Phòng Tin học Phòng QLC NSNN Địa phƣơng Phòng QLC NSNN TW1 Phòng QLC NSNN TW2 Phòng QLC NSNN TW3 KBNN Hai Bà Trƣng KBNN Nam Từ Liêm KBNN Bắc Từ Liêm KBNN Ba Đình KBNN Đông Anh KBNN Gia Lâm KBNN Cầu Giấy KBNN Thanh Trì KBNN Thanh Xuân KBNN Đống Đa KBNN Hoàn Kiếm KBNN Tây Hồ KBNN Hà Đông KBNN Sóc Sơn KBNN Thanh Oai KBNN Ứng Hoà KBNN Mỹ Đức KBNN Thƣờng Tín KBNN Hoài Đức KBNN Đan Phƣợng KBNN Quốc Oai KBNN Thạch Thất KBNN Phúc Thọ KBNN Sơn Tây KBNN Mê Linh KBNN Long Biên KBNN Hoàng Mai KBNN Phú Xuyên KBNN Ba KBNN Chƣơng Mỹ

3.2. Thực trạng quản lý sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nội ngành từ NSNN tại KBNN Hà Nội

3.2.1. Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trong giai đoạn 03 năm từ (2014 đến 2016).

KBNN Hà Nội đã đƣợc KBNN Trung Ƣơng giao chủ đầu tƣ những dự án cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng, ví dụ một số dự án tiêu biểu:

-Dự án đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc KBNN Hoàn Kiếm:

+ Chủ đầu tƣ: KBNN Hà Nội.

+ Đại diện chủ đầu tƣ: Ban quản lý dự án xây dựng KBNN Hà Nội. + Địa điểm xây dựng: Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 đến năm 2016. + Tổng mức đầu tƣ: 41.481.516.000 đồng

+ Nguồn vốn: Quỹ phát triển hoạt động ngành.

Bảng 3.1 TMĐT và chi phí thực hiện xây dựng KBNN Hoàn Kiếm

Đơn vị: đồng

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước 2016)

-Dự án đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc KBNN Ba Đình:

+ Chủ đầu tƣ: KBNN Hà Nội.

Nội dung chi phí Tổng mức đầu tƣ Thực hiện

Chi phí xây dựng: 32.094.996.000 31.720.529.000 Chi phí thiết bị 1.639.000.000 1.567.000.000 Chi phí quản lý dự án: 632.973.000 632.973.000 Chi phí tƣ vấn ĐTXD 1.996.770.000 1.996.770.000 Chi phí khác: 294.403.000 294.403.000 Chi phí GPMB: 1.592.317.000 1.358.458.000 Chi phí dự phòng: 3.231.056.000 0 Tổng 41.481.516.000 37.570.133.000

+ Đại diện chủ đầu tƣ: Ban quản lý dự án xây dựng KBNN Hà Nội. + Địa điểm xây dựng: Quận Ba Đình, TP Hà Nội.

+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 đến năm 2016. + Tổng mức đầu tƣ: 48.409.578.000 đồng

+ Nguồn vốn: Quỹ phát triển hoạt động ngành.

Bảng 3.2. TMĐT và chi phí thực hiện xây dựng KBNN Ba Đình

Đơn vị: đồng

Nội dung chi phí Tổng mức đầu tƣ Thực hiện

Chi phí xây dựng: 33.690.389.000 36.690.389.000 Chi phí thiết bị 2.064.320.000 2.064.320.000 Chi phí quản lý dự án 620.914.000 620.914.000 Chi phí tƣ vấn ĐTXD 1.005.919.000 1.005.919.000 Chi phí khác 632.536.000 632.536.000 Chi phí đền bù, GPMB 5.995.500.000 5.995.500.000 Chi phí dự phòng 4.400.000.000 0 Tổng 48.409.578.000 47.009.578.000

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước 2016)

-Dự án đầu tƣ xây dựng trụ sở làm việc KBNN Long Biên:

+ Chủ đầu tƣ: KBNN Hà Nội.

+ Đại diện chủ đầu tƣ: Ban quản lý dự án xây dựng KBNN Hà Nội. + Địa điểm xây dựng: Quận Long Biên, TP Hà Nội.

+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2014 đến năm 2016. + Tổng mức đầu tƣ: 28.841.686.000 đồng

Bảng 3.3. TMĐT và chi phí thực hiện xây dựng KBNN Long Biên

Đơn vị: đồng

Nội dung chi phí Tổng mức đầu tƣ Thực hiện

Chi phí xây dựng: 23.786.093.000 22.758.465.000 Chi phí thiết bị 2.064.320.000 2.064.320.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nội ngành tại kho bạc nhà nước hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)