Đối với Viện TCCLVN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 90012008 cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ tại Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (Trang 95 - 103)

4.3. Các kiến nghị và đề xuất

4.3.2. Đối với Viện TCCLVN

Lãnh đạo Viện cần sớm tổ chức triển khai thực hiện việc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ. Phấn đấu đến cuối năm 2016, HTQLCL của Viện sẽ đƣợc chứng nhận phù hợp với TCVN ISO 9001:2008.

Trong quá trình xây dựng HTQLCL lãnh đạo Viện cần thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với hoạt động quản lý chất lƣợng thông qua các hoạt động nhƣ cung cấp đủ các nguồn lực cần thiết cho việc xây dựng, áp dụng và duy trì TCVN ISO 9001:2008; thành lập Ban ISO với sự tham gia của các cán bộ chủ chốt có liên quan đến hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ; thƣờng xuyên xem xét các nội dung liên quan đến công tác quản lý chất lƣợng trong các cuộc họp giao ban định kỳ; hoàn

thiện, bổ sung quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bản tiêu chuẩn công việc cho các vị trí trong hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ nói riêng và của Viện TCCLVN nói chung. Đồng thời cần xây dựng và đƣa vào quy chế thi đua khen thƣởng của cơ quan các nội dung về hoạt động cải tiến chất lƣợng, coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm.

Kết luận chƣơng 4

Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lƣợng theo mô hình của TCVN ISO 9001:2008 cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ của Viện TCCLVN nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập là một công việc có khối lƣợng lớn, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực lâu dài của mọi thành viên có liên quan của Viện TCCLVN. Chƣơng 4 luận văn đã đề ra phƣơng hƣớng của quá trình xây dựng và áp dụng HTQLCL theo mô hình TCVN ISO 9001:2008 cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ của Viện TCCL VN. Theo đó, quá trình này đƣợc chia thành 6 giai đoạn:

Chuẩn bị triển khai;

Xây dựng các tài liệu của HTQLCL; Triển khai áp dụng;

Đánh giá nội bộ HTQLCL;

Chứng nhận HTQLCL phù hợp với TCVN ISO 9001:2008; Duy trì và cải tiến hệ thống.

Chƣơng 4 luận văn cũng đã xác định phạm vi áp dụng, cấu trúc của hệ thống tài liệu cũng nhƣ đề xuất nội dung cơ bản theo TCVN ISO 9001:2008 đối với hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ của Viện TCCLVN cần đạt đƣợc. Đây là một hệ thống tuân thủ yêu cầu chung và vận hành theo chu trình, gắn bó với nhau thể hiện tập trung ở bốn phần:

 Trách nhiệm quản lý (Điều 5-TCVN ISO 9001:2008).

 Quản lý nguồn lực (Điều 6-TCVN ISO 9001:2008).

 Thực hiện sản phẩm (cung cấp dịch vụ) - (Điều 7-TCVN ISO 9001:2008).

 Đánh giá, cải tiến (Điều 8-TCVN ISO 9001:2008).

Trên cơ sở yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, thực trạng công tác quản lý chất lƣợng tại Viện TCVLVN và kinh nghiệm thực tế, chƣơng 4 luận

văn đã đề ra một số giải pháp nhằm xây dựng cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ tại Viện TCCL VN một HTQLCL thực sự có hiệu quả và hiệu lực.

Các giải pháp luận văn đề xuất có vị trí, vai trò riêng của mình, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy có thể áp dụng các giải pháp một cách linh hoạt theo điều kiện cụ thể, tuỳ từng thời điểm, nhƣng các giải pháp này cần đƣợc triển khai đồng bộ để HTQLCL có thể đem lại hiệu quả cao nhất đối với hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ ở Viện TCCLVN.

KẾT LUẬN

Xây dựng HTQLCL theo mô hình của TCVN ISO 9001:2008 là một đòi hỏi cấp bách trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ khoa học công nghệ tại Viện TCCL VN. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản sau:

1. Phân tích một cách có hệ thống các khái niệm về chất lƣợng và quản lý chất lƣợng, nội dung của Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, kinh nghiệm áp dụng tiêu chuẩn này trên thế giới và ở Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc xây dựng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 phù hợp với điều kiện của Viện TCCLVN.

2. Luận văn đã đi sâu vào việc đánh giá thực trạng hoạt động của Viện TCCLVN nói chung và hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ nói riêng, các nguồn lực, lợi thế cũng nhƣ các hạn chế cần khắc phục, cải tiến. Đồng thời, luận văn cũng đã so sánh mức độ phù hợp của hệ thống quản lý chất lƣợng hiện có của Viện TCCLVN với các yêu cầu của TCVN ISO 9001:2008. Thông qua các phân tích này, luận văn mong muốn rằng: với các điều kiện chủ quan và khách quan hiện có, Viện TCCLVN có đủ cơ sở, nguồn lực để triển khai xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho hoạt động của dịch vụ khoa học công nghệ nói riêng và các hoạt động khác của Viện TCCLVN nói chung. Qua đó, nâng cao chất lƣợng và hiểu quả của hoạt động dịch vụ KHCN cũng nhƣ các hoạt động khác của Viện TCCLVN, góp phần đƣa Viện TCCLVN ngày một phát triển theo hƣớng bền vững.

3. Thông qua nghiên cứu, phân tích các khái niệm, nguyên tắc, nội dung, kinh nghiệm triển khai về chất lƣợng, quản lý chất lƣợng, Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng nhƣ việc đánh giá thực trạng công tác hoạt động quản lý, điều hành của Viện TCCLVN, luận văn đã đƣa ra phƣơng hƣớng triển khai, nội dung của HTQLCL và các giải pháp nhằm thực hiện thành công TCVN ISO 9001:2008 tại Viện TCCLVN. Trên cơ sở yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, luận văn đã phân tích

thực trạng công tác quản lý chất lƣợng tại Viện TCVLVN và kinh nghiệm thực tế, cũng đã đề ra các giải pháp nhằm xây dựng cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ của Viện một HTQLCL thực sự có hiệu quả và hiệu lực.

Các giải pháp đề xuất trong luận văn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhƣ một khối thống nhất, tuy có thể không đồng thời triển khai ở cùng mô ̣t lúc , nhƣng ở mỗi giai đoa ̣n vai trò và tầm quan tro ̣ng của mỗi giải pháp có thể khác nhau . Ƣu tiên nguồn lƣ̣c triển khai giải pháp ta ̣i tƣ̀ ng thời điểm cũng là vấn đề mà các nhà quản lý cần cân nhắc khi triển khai các giải pháp nêu trên.

Tác giả của luận văn v ới tƣ cách là một cán bộ của Viện TCCLVN mong muốn việc xây dựng và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 cho hoạt động dịch vụ KHCN của Viện TCCLVN đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian thực hiện, trình độ, năng lực của tác giả còn có hạn, nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả kính mong sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của Hội đồng chấm luận văn, các nhà khoa học, các thầy cô và đồng nghiệp để bổ sung hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bô ̣ Khoa ho ̣c Công nghê ̣ / Tổng cu ̣c Tiêu chuẩn Đo lƣờng , 2012. Kiến thức chung về Hê ̣ thống quản lý chất lượ ng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; Hà Nội.

2. Bô ̣ Khoa ho ̣c Công nghê ̣/ Tổng cu ̣c Tiêu chuẩn Đo lƣờng, 2012. Hướng dẫn xây dựng Hê ̣ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008. Hà Nội.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2010. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005) Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng. Hà Nội. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008

(ISO 9001:2008) Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. Hà Nội.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9004:2011 (ISO 9004:2009) Quản lý cho sự thành công bền vững của tổ chức – Phương thức tiếp cận từ quản lý chất lượng. Hà Nội.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2011. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý. Hà Nội.

7. Bộ trƣởng Bộ Khoa học Công nghệ, 2009. Quyết định số 2238/QĐ-BKHCN ngày 05/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ về việc đổi tên Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam được đổi tên thành Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Hà Nội.

8. Chính phủ, 1962. Nghị định số 43/CP ngày 04/4/1962. Hà Nội.

9. Hội đồng Chính phủ, 1979. Quyết định số 325-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 13/9/1979 về việc thành lập Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng Nhà nước trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước. Hà Nội.

10. James Harrington, 1994. Tham luận "Sự đổ vỡ của thói thông thái đang thịnh hành - Những tác động khác nhau đối với các giai tầng khác nhau". Hội nghị APQO ở Kuala Lumpur.

11. Phạm Đình Hƣởng, 2007. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trong doanh nghiê ̣p và cơ quan quản lý nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức. 12. Lƣơng Văn Phan, 2009. Tài liệu đào tạo về chất lượng và quản lý chất lượng

theo ISO 9001:2008; Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức.

13. Thủ tƣớng Chính phủ, 2000. Quyết định số 140/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng được đổi tên thành Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Hà Nội.

14. Tổng cu ̣c Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng , 2010. Quyết đi ̣nh 403/QĐ-TĐC ngày 26-3-2010 về viê ̣c ban hành hướng dẫn thực hiê ̣n hoạt động tư vấn xây dựng Hê ̣ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước; Hà Nội.

15. Tổng cu ̣c Tiêu chuẩn Đo lƣờng Ch ất lƣợng, 2014. Quyết định số 1251/QĐ-TĐC ngày 12/6/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Hà Nội.

16. Tổng cu ̣c Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng , 2010. Quyết đi ̣nh 403/QĐ-TĐC ngày 26-3-2010 về viê ̣c ban hành hướng dẫn thực hiê ̣n hoạt động tư vấn xây dựng Hê ̣ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan hành chính nhà nước. Hà Nội.

17. Trung tâm Năng suất Viê ̣t Nam , 2006. Hê ̣ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 trong di ̣ch vụ hành chính công. Hà Nội.

18. Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nƣớc, 1970. Quyết định số 298/KHKT/QĐ ngày 31/12/1970 (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Hà Nội.

19. Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nƣớc, 1983. Quyết định số 150/QĐ ngày 20/5/1983 của Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước về việc thành lập Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Hà Nội.

20. Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nƣớc, 1970. Quyết định số 298/KHKT/QĐ, ngày 31/12/1970 của Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước về việc tách Viện Đo lường và Viện TCCLVN thành hai tổ chức riêng theo từng lĩnh vực công tác. Hà Nội.

21. Tổng cục trƣởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng, 2014. Quyết định số 1251/QĐ-TĐC ngày 12/6/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Hà Nội.

22. Viện Tiêu chuẩn Chất lƣợng Việt Nam, 2011. Tài liệu đào tạo HTQLCL theo ISO 9001:2008. Hà Nội.

TIẾNG ANH

23. The International Organization for Standardization, 2012. The ISO Survey of Management System Standard Certifications

24. Harrington, 1994. Hội nghị APQO ở Kuala Lumpur, Tham luận "Sự đổ vỡ của thói thông thái đang thịnh hành - Những tác động khác nhau đối với các giai tầng khác nhau"

25. Solinski Bartosz, 2012. Implementation of TMQ in public adminitration by applying quality management system in compliance with iso 9001 standard and caf self assessment model

26. Iveta Reinholde, 2004. Quality in Latvia Civil Services

27. Ishikawa, K., 1985. What is Total Quality Control? The Japanese Way

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 90012008 cho hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ tại Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (Trang 95 - 103)