Một số giải pháp 1 Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB) (Trang 39 - 43)

1. Công tác huy động vốn

Công tác huy động vốn tiếp tục được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác của Sở Giao dịch I. Năm 2008, Sở Giao dịch I tập trung hơn nữa cho công tác huy động vốn, đa dạng hoá nguồn vốn và đối tượng khách hàng để tạo lập nguồn vốn ổn định, vững chắc. Công tác huy động vốn hướng tới mục tiêu tiếp tục tăng tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn dài trong tổng nguồn vốn, từng bước tự cân đối nhu cầu vốn sử dụng tại Sở Giao dịch I.

Sở Giao dịch I tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Hội sở chính các giải pháp huy động vốn gắn với việc mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng không phân biệt hình thức sở hữu; Kịp thời nghiên cứu và nắm bắt những biến động trên thị trường tiền tệ để đề xuất các phương án huy động vốn kịp thời và có hiệu quả.

Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các giải pháp như: tăng cường quan hệ với các khách hàng đã có quan hệ, đồng thời mở rộng quan hệ

với các khách hàng mới và triển khai thí điểm huy động vốn ở một số nghiệp vụ mới. Năm 2008, Sở Giao dịch I xây dựng phương án báo cáo Ngân hàng Phát triển Việt Nam để triển khai nghiệp vụ huy động vốn bằng ngoại tệ, huy động vốn cho vay thí điểm trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn và sử dụng hiệu quả, Xây dựng phương án thí điểm huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng phù hợp với những biến động về lãi suất trên thị trường;

2- Công tác Thẩm định.

Tích cực khai thác các dự án mới đúng đối tượng, hiệu quả theo hướng tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố, các dự án phục vụ 1000 năm Thăng long, các dự án xã hội hoá Y tế, Giáo dục, các dự án về môi trường…

Tập trung các biện pháp đối với công tác Thẩm định các dự án nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, cần thiết có thể thành lập tổ Thẩm định tập trung Cán bộ có kinh nghiệm, chuyên sâu về từng chuyên ngành để phối hợp trong công tác thẩm định.

3- Công tác tín dụng ĐTPT của Nhà nước

Rút kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác giải ngân năm 2007, năm 2008 công tác giải ngân phải gắn chặt với việc rà soát kỹ để theo dõi sát tiến độ thực hiện của từng dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Trên cơ sở đó kịp thời giải quyết các vướng mắc cho chủ đầu tư hoặc báo cáo kịp thời Ngân hàng Phát triển Việt Nam để được chỉ đạo, hướng dẫn xử lý nhằm đảm bảo công tác giải ngân đúng tiến độ đề ra, không để tình trạng dồn vào cuối năm như các năm vừa qua.

Đồng thời với việc đẩy mạnh giải ngân thường xuyên theo dõi sát tiến độ thực hiện dự án của Chủ Đầu tư để kịp thời có những điều chỉnh về KHGN cho phù hợp với giá trị khối lượng thực tế.

Bên cạnh việc triển khai mạnh mẽ khai thác và cho vay các dự án mới thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án theo chương trình đầu tư các dự án Bệnh viện, các dự án trọng điểm có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của Thủ đô và các dự án phục vụ chương trình 1000 năm Thăng Long, các dự án ngoài phạm vi Hà Nội…; Sở Giao dịch I quyết tâm thực hiện các biện pháp kiên quyết, triệt để nhằm tăng cường công tác thu nợ, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng, phấn đấu không phát sinh nợ xấu mới.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai và tìm các biện pháp đối với những Chủ đầu tư chưa phối hợp với Sở Giao dịch I trong việc ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các dự án còn lại theo đúng quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các văn bản có liên quan.

Tăng cường công tác theo dõi, kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị vay vốn, kiểm tra định kỳ tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay để có cơ sở tập trung thu nợ (gốc và lãi) của các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong giai đoạn dự án hoàn thành đi vào sản xuất kinh doanh. Thường xuyên phân tích báo cáo tài chính để xác định các nguồn có thể thu nợ, triển khai mạnh mẽ việc thu nợ tương ứng với số trích khấu hao cơ bản của tài sản được dùng để bảo đảm tiền vay; Tăng cường đôn đốc chủ đầu tư gửi tiền vào tài khoản tiền gửi trả nợ tại Sở Giao dịch I.

4- Công tác cho vay ngắn hạn HTXK

Đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng xuất khẩu mới đúng đối tượng và đảm bảo các điều kiện vay vốn. Ngoài việc cho vay các đối tượng thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ, trong năm 2008, đẩy mạnh doanh số và

vòng quay vốn cho vay ngắn hạn HTXK thông qua việc tập trung cho vay sau khi giao hàng.

5-Công tác tự kiểm tra

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tự kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra, coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục hoặc có giải pháp xử lý kiên quyết, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đồng thời thông qua công tác tự kiểm tra để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ viên chức.

Tăng cường công tác đôn đốc các Phòng thuộc Sở Giao dịch I thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tự kiểm tra, trên cơ sở đó tổ chức phúc tra theo quy trình tại Quyết định số 90/QĐ-NHPT.SGD1 của Giám đốc Sở Giao dịch I.

Công tác tự kiểm tra thực hiện theo kế hoạch năm 2008 đã đề ra, trong đó tập trung kiểm tra các dự án chưa phúc tra, đồng thời với việc rà soát tình hình khắc phục tồn tại phát hiện qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra năm 2006, 2007, đặc biệt là các trường hợp có thiếu sót, tồn tại lớn. Bên cạnh đó tiếp tục tập trung kiểm tra các dự án kém hiệu quả có nợ tồn đọng kéo dài để có biện pháp xử lý thu hồi nợ vay.

6- Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo

Kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ, tăng cường cán bộ cho các bộ phận còn thiếu. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, giáo dục cho cán bộ viên chức tự rèn luyện và nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phong cách làm việc theo mô hình ngân hàng hiện đại, tăng cường thực hiện văn minh công sở; Thường xuyên đôn đốc kiểm tra nhắc nhở cán bộ thực hiện tốt các nội quy, quy định đã đề ra.

Trong năm 2008, thực hiện tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngành và có năng lực để bố trí tăng cường cho các phòng có liên quan tại Sở Giao dịch I.

Thực hiện xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác đào tạo, tiếp tục liên hệ và gửi Cán bộ đi học tập tại các NHTM có uy tín trên địa bàn, chú ý đến công tác tự đào tạo tại chỗ của các Phòng và của cơ quan.

Xây dựng chương trình đào tạo ngắn hạnX, tự đào tạo tại chỗ gắn với thực tế phù hợp với từng nội dung nghiệp vụ, có chất lượng; Tổ chức kiểm tra, sát hạch trình độ chuyên môn để có sự phân công, sắp xếp hợp lý, phù hợp với năng lực

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w