Hoàn thiện hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 96)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

4.2.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý

Hoàn thiện hệ thống các văn bản hƣớng dẫn về hoạt động nghỉệp vụ, đặc biệt là những nghiệp vụ mới. Hệ thống các văn bản dƣới luật liên quan đến cơ chế, nghiệp vụ đảm bảo cho hoạt động nghiệp vụ cần phải đƣợc xây dựng một cách đồng bộ, hiệu quả.

Cần hoàn thiện hệ thống văn bản hƣớng dẫn các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN theo mô hình tổ chức BHTG tiên tiến phù hợp với thông lệ quốc tế và quá trình phát triển của hệ thống các TCTD ở nƣớc ta. Bao gồm:

- Hệ thống các Văn bản hƣớng dẫn về quy trình, kỹ thuật nghiệp vụ: giám sát, kiểm tra, thu phí và Chi trả ...;

- Hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động tái cơ cấu TCTD:

+ Hệ thống cơ chế nghiệp vụ về xử lý nợ, xử lý tài sản; Hệ thống cơ chế về phân loại, định giá tài sản;

+ Hệ thống các công cụ hỗ trợ chính sách gồm chế độ tài chính, chế độ thuế, hoặc các đãi ngộ chính sách khác đối với BHTGVN;

+ Các quy tắc về xử lý và phân bổ tổn thất;

+ Cơ chế hợp tác, phối hợp hành động giữa các cơ quan trong tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém xử lý đổ vỡ;

+ Cơ chế chính thức về mối quan hệ và phân chia quyền hạn giữa BHTGVN với cơ quan tòa án trong quá trình tiếp nhận và thanh lý tổ chức đổ vỡ.

- Đối với hai nghiệp vụ: Nghiệp vụ cho vay đặc biệt các TCTD đƣợc KSĐB và mua trái phiếu dài hạn của các TCTD hỗ trợ các TCTD đƣợc KSĐB

Đây là hai nghiệp vụ mới của BHTGVN sau khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD có hiệu lực nhằm hỗ trợ các TCTD đƣợc KSĐB. Vì vậy, cần sớm kiện toàn các văn bản hƣớng dẫn các nghiệp vụ này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

hỗ trợ, có cơ chế quản lý rủi ro trong hoạt động hỗ trợ; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức này tiếp cận đƣợc nguồn lực tài chính từ các hình thức hỗ trợ trên nhằm khắc phục khó khăn về khả năng thanh toán, khôi phục tình hình tài chính.

Đồng thời, cần có quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của tổ chức tham gia BHTG; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay trong trƣờng hợp tổ chức tham gia BHTG không có khả năng hoàn trả nợ.

4.2.2. Tăng cường năng lực tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Nguồn lực tài chính của BHTGVN hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc vai trò bảo vệ lợi ích của ngƣời gửi tiền một cách đầy đủ theo quy định của pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống tổ chức tham gia BHTG đang có sự phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức hoạt động. Điều này phần nào làm hạn chế việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN.

Hiện nay, tỷ lệ nguồn vốn hoạt động trên tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm đạt khoảng 0,8%, do tốc độ tăng nguồn vốn hoạt động của BHTGVN thấp hơn tốc độ tăng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm. Điều này cho thấy, năng lực tài chính của BHTGVN là khá thấp so với thông lệ quốc tế. Đối với BHTG Mỹ (FDIC), luật pháp quy định tỷ lệ trên phải nằm trong khoảng từ 1,15% đến 1,5%. Tỷ lệ vốn mục tiêu đã đƣợc một số quốc gia khác xây dựng, trong đó BHTG Đài Loan là 5%; Thụy Điển 2,5% mặc dù các quốc gia này đƣợc xếp hạng rủi ro thấp hơn nhiều lần so với Việt Nam.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm các nƣớc trên thế giới xảy ra khủng hoảng cho thấy để tiếp nhận, xử lý có hiệu quả, kịp thời các tổ chức tham gia bảo hiểm bị đổ vỡ thì tổ chức BHTG phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính là cần thiết để BHTGVN có thể ứng phó kịp thời, chủ động với mọi tình huống cũng nhƣ thực hiện tốt hơn nữa vai trò bảo vệ ngƣời gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn mạng lƣới tài chính quốc gia.

Một số giải pháp tăng cƣờng năng lực tài chính cho BHTGVN có thể áp dụng nhƣ:

- Đảm bảo thu phí BHTG đầy đủ đối với các tổ chức tham gia BHTG để ổn định nguồn thu tài chính qua từng năm. Trong trƣờng hợp cần tăng mức phí BHTG để đáp ứng yêu cầu của Quỹ BHTG thì cần tính toán, kiểm tra mức độ chịu đựng (stress test) nhằm đảm bảo việc tăng phí BHTG không tác động nghiêm trọng đến hệ thống các TCTD.

- Thực hiện an toàn và có hiệu quả công tác đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN. Danh mục đầu tƣ cần mở rộng với nhiều loại hình khác nhau tạo sự linh hoạt trong hoạt động đầu tƣ.

Hiện nay, danh mục đầu tƣ của BHTGVN là mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN. Với lãi suất thấp nhƣ hiện nay, BHTGVN gặp nhiều khó khăn trong đầu tƣ để đảm bảo nguồn thu. Vì vậy, cần cho phép BHTGVN tham gia nhiều loại hình hoạt động đầu tƣ tài chính hơn, phù hợp trong từng giai đoạn để đảm bảo nguồn vốn cho các nghiệp vụ mở rộng trong thời gian tới. Ví dụ nhƣ: gửi tiền có kỳ hạn tại các TCTD xếp hạng tín dụng cao, mua cổ phiếu đƣợc khuyến nghị đầu tƣ cao đã đƣợc tổ chức xếp hạng có uy tín đánh giá...

Bên cạnh hoạt động đầu tƣ thì cần phải có biện pháp quản lý tài chính chặt chẽ, tránh thất thoát, chi tiêu lãng phí.

- Xây dựng các cơ chế cần thiết để BHTGVN có đƣợc quyền sử dụng hạn mức vay vốn từ Kho bạc Nhà nƣớc để xử lý khi xảy ra khủng hoảng hệ thống.

- Nghiên cứu, áp dụng cách tính phí BHTG theo mức độ rủi ro

Phí BHTG trên cơ sở rủi ro là một loại phí tiên tiến, có tác dụng khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG quan tâm việc giảm thiểu rủi ro để giảm phí BHTG phải nộp, và đó cũng chính là mục tiêu của BHTG là giảm thiểu rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG cũng chính là giảm thiểu chi phí chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đánh giá thực trạng của nền kinh tế và hệ thống tài chính Việt Nam có thể thấy việc áp dụng hệ thống phí BHTG trên cơ sở rủi ro có thể trực tiếp và gián tiếp giảm thiểu rủi ro cho BHTGVN. Triển khai hệ thống này, BHTGVN sẽ có một nguồn thu bổ sung vào Quỹ BHTG mục

tiêu. Hiện nay, vốn và khả năng tích lũy vốn của BHTGVN chƣa đáp ứng đủ với yêu cầu hiện tại cũng nhƣ thông lệ quốc tế. Tỷ lệ phí BHTG phân biệt với khoảng cách giữa các tỷ lệ phí phù hợp sẽ góp phần nâng cao Quỹ BHTG, tạo điều kiện để BHTGVN có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ nhƣ cho vay đặc biệt đối với các TCTD đƣợc KSĐB, chỉ trả đầy đủ và kịp thời cho ngƣời gửi tiền trong trƣờng hợp tổ chức tham gia BH bị đổ vỡ; từ đó, nâng cao uy tín và mức độ tin cậy của ngƣời dân đối với BHTGVN. Bên cạnh đó, việc áp dụng hệ thống phí này cũng góp phần nâng cao trách nhiệm của tổ chức BHTG trong việc giám sát, đánh giá các tổ chức tham gia BHTG.

4.2.3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Hoạt động thông tin tuyên truyền có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền chính sách BHTG tới công chúng nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ công chúng chƣa biết hoặc biết nhƣng chƣa đầy đủ về chính sách BHTG và hoạt động của BHTGVN, điều này phần nào làm hạn chế hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN. Do đó, trong thời gian tới, BHTGVN cần thực hiện:

- Xây dựng các hoạt động thông tin tuyên truyền theo hƣớng không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, phổ biến một chiều các chủ trƣơng, chính sách BHTG mà đƣợc kết hợp để công chúng có điều kiện, cơ hội phản ảnh những vƣớng mắc, nguyện vọng cũng nhƣ phản biện lại các chính sách BHTG, từ đó tác động tới cấp có thẩm quyền, từng bƣớc hoàn thiện chính sách BHTG cho phù hợp với thực tiên cuộc sống.

- Khi hoạch định kế hoạch truyền thông tổng thể, cần phải có sự phối hợp một cách hài hòa giữa tuyên truyền phổ rộng và tuyên truyền sâu tới các nhóm đối tƣợng công chúng mục tiêu cụ thể.

- Các chi nhánh BHTGVN cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò là cơ quan đại diện, là “cánh tay nối dài” của BHTGVN tại cơ sở, đi sâu, đi sát, đến với từng ngƣời gửi tiền ở khắp các xóm thôn, làng bản. Lợi thế của các chi nhánh BHTGVN

là ở gần các QTDND, dễ dàng tiếp xúc với ngƣời gửi tiền tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa (đây là những đối tƣợng khả năng tiếp cận thông tin còn nhiều hạn chế), lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của họ để đề xuất và triển khai phƣơng án tuyên truyền linh hoạt, phù hợp.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm quảng bá hình ảnh của BHTGVN, nâng cao nhận thức của công chúng về BHTG. BHTGVN nên thực hiện một số hình thức tuyên truyền mới nhƣ: sử dụng các tiểu phẩm có lồng ghép nội dung chính sách để phát trên các đài truyền hình, đài phát thanh địa phƣơng; tham gia các hội nghị thành viên của các QTDND để triển khai tuyên truyền chính sách trực tiếp tới các thành viên của quỹ; phối hợp với chính quyền xã, thôn, các Chi hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Ngƣời cao tuổi, Hội Nông dân… tổ chức các buổi tìm hiểu, thảo luận về chính sách BHTG…

4.2.4. Phát triển nguồn nhân lực

Dù hoạt động trong lĩnh vực nào nguồn nhân lực vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển tổ chức. Vì vậy, để hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN thì một yếu tố không thể thiếu là phải có đội ngũ cán bộ thành thạo, am hiểu, có khả năng phân tích tài chính chuyên sâu, đáp ứng đƣợc yêu cầu. Do đó, BHTGVN cần phải có chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, cụ thể:

- Xây dựng định hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng bám sát Chiến lƣợc phát triển của BHTGVN và chiến lƣợc phát triển ngành Ngân hàng. Với vai trò là thành viên tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD yếu kém, định hƣớng cụ thể nhƣ sau:

+ Nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ nghiệp vụ: kiểm tra, giám sát, quản lý thu phí và chi trả, tham gia kiểm soát đặc biệt sẵn sàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và đảm bảo hoạt động hiệu quả.

+ Xây dựng đội ngũ lãnh đạo có trình độ và kỹ năng chuyên sâu về quản lý, quản trị, điều hành đồng thời phải có kiến thức đối với các nghiệp vụ về xử lý các TCTD có vấn đề nhƣ kiểm soát đặc biệt, M&A, P&A, ngân hàng bắc cầu,... dành cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt (từ cấp phòng trở lên).

- Hoàn thiện hệ thống nội dung đào tạo toàn diện dựa trên khung năng lực cho ngƣời lao động tại BHTGVN: nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực chung và nâng cao năng lực quản lý hiện tại và tƣơng lai cho ngƣời lao động thông qua việc phối hợp với các đơn vị đầu mối, xây dựng nội dung và phƣơng thức đào tạo phù hợp đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế lẫn chất lƣợng đào tạo.

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục hình thức đào tạo tổ chức tập trung, đào tạo cử đi; tăng cƣờng các hình thức đào tạo trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ thông tin: đào tạo qua video conference; gia tăng hình thức đào tạo thông qua chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nhƣ hội nghị, hội thảo, hội thảo chuyên đề, đào tạo chéo giữa các đơn vị, đào tạo theo nhóm, kèm cặp, chỉ dẫn công việc đối với cán bộ mới.

- Từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống học liệu và đội ngũ giảng viên chuyên gia để sẵn sàng phục vụ cho công tác đào tạo nội bộ và bên ngoài.

- Nâng cao trình độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ đào tạo để có thể tham mƣu cho lãnh đạo xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện công tác đào tạo một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Đồng thời góp ý, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động đào tạo và các văn bản liên quan đến hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo công tác đào tạo, bồi dƣỡng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện đúng quy định.

- Đào tạo nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu trên nền tảng công nghệ hiện đại.

Đồng thời với chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển thƣờng xuyên nguồn nhân lực thì cần có các chính sách đãi ngộ linh hoạt và cơ chế khuyến khích, trọng dụng nhân tài.

- Chuẩn hóa các tiêu chuẩn nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng trên cơ sở mục tiêu hoạt động, chức năng nhiệm vụ đƣợc giao; Chất lƣợng nguồn nhân lực cần đảm bảo sự tƣơng xứng với mặt bằng chất lƣợng cán bộ nghiệp vụ của các tổ chức tham gia BHTG; Việc tuyển dụng cần dựa trên cơ sở nhu cầu công việc để lựa chọn

nhân sự đồng thời đảm bảo mục tiêu: Đối với nhân lực tại các chi nhánh, cần lựa chọn các cán bộ có khả năng triển khai các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát nhanh và bài bản; Đối với nhân lực tại Trụ sở chính, cần quan tâm, ƣu tiên các cán bộ có khả năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lƣợc kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chiến lƣợc tại các Chi nhánh.

4.2.5. Hoàn thiện cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin

- Hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin của BHTGVN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện và hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ. Do vậy, BHTGVN cần thực hiện:

+ Xây dựng giải pháp kỹ thuật công nghệ phục vụ cho kiểm tra, giám sát an toàn theo nhóm khách hàng với tính độc lập tƣơng đối, đồng thời có khả năng tích hợp với hệ thống thông tin khách hàng, giám sát từ xa và nghiệp vụ khác.

+ Xây dựng hệ thống kết nối trực tuyến với tổ chức tham gia BHTG để khai thác báo cáo điện tử trực tuyến từ các tổ chức tín dụng: BHTGVN đã ban hành các quy định về hệ thống thông tin báo các đối với các tổ chức tham gỉa BHTG trên cơ sở các tiêu chí thống kê và phân tích nghiệp vụ. Các tổ chức này cũng đã thực hiện việc chuyển báo các điện tử vào cơ sở dữ liệu khách hàng của BHTGVN. Tuy nhiên cần có biện pháp triển khai riêng biệt cho từng đối tƣợng khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, nhằm kết xuất đƣợc dữ liệu trực tiếp và chính xác từ cơ sở dữ liệu khách hàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật dữ liệu cho khách hàng.

+ Hoàn thiện phần mềm trong khuôn khổ dự án FSMIMS nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, bao gồm: Khai thác thông tin liên quan đến tổ chức tham gia BHTG qua hệ thống mạng nội bộ để xây dựng kế hoạch hoạt động nghiệp vụ năm; Hỗ trợ cán bộ trong thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG... Với việc hoàn thiện và đƣa vào sử dụng phần mềm sẽ giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ tiết kiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)