Cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch việt nam (Trang 70)

2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ du lịch ở Việt Nam

2.2.3. Cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ du lịch

Bảng 2.6: Các dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ Chuyên ngành dịch vụ Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) Vốn thực hiện /đăng ký (%) Lưu trú 224 11.484 5.926,0 51,6

Vui chơi giải trí 103 3.337 987,7 29,6

Xây dựng khu

du lịch 17 2.920,6 740,7 25,3

Lữ hành

vận chuyển khách 35 1.661,2 576,1 34,7

Tổng cộng 379 19.402,8 8.230,5 42,40

Nguồn: Tổng Cục du lịch và Niên giám thống kê 2009 [24]

Xét về cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ tính đến năm 2009 thì đầu tư vào dịch vụ lưu trú, với các dự án như xây dựng tổ hợp khách sạn - văn phòng - căn hộ cho thuê, nổi trội về cả số lượng dự án (chiếm 59% tổng số dự án – xem hình 2.2), và số vốn đăng ký (chiếm 72% tổng vốn đăng ký) đồng thời tỷ trọng vốn thực hiện cũng cao nhất (51,6%). Lĩnh vực vui chơi giải trí, với các dự án như xây dựng các khu vui chơi, sân gôn, khu vui chơi dưới nước vv…, đứng thứ 2 với 103 dự án, (chiếm 27% tổng số dự án), vốn đăng ký đạt 3.337 triệu USD (chiếm 17,2% tổng số vốn đăng ký), tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký đạt 29,6%. Riêng lĩnh vực lữ hành vận chuyển khách, tuy số đăng ký và vốn thực hiện thấp nhất trong 4 ngành dịch vụ du lịch (chiếm khoảng 8,6% vốn đăng ký và 7% tổng vốn thực hiện của toàn nền kinh tế), nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại đứng thứ 2, lên tới 34,7% vì đây chủ yếu là phương tiện vận .chuyển, dễ thực hiện hơn so với lĩnh vực khác

Nguồn: Vụ Kế hoạch Tài chính – Tổng cục du lịch

Hình số 2.2: Cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực dịch vụ.

Phần lớn các dự án FDI vào lĩnh vực du lịch tính đến năm 2009 đều tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí, chiếm tới 86% tổng số dự án và 76,4% số vốn đăng ký. Điều này cho thấy xu hướng của dòng vốn FDI đầu tư vào du lịch chủ yếu là vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. Lượng vốn đầu tư này có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam những năm qua khi vốn tích lũy trong nước còn hạn hẹp.

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là rất khó có thể tách riêng số liệu của các dự án đầu tư vào khách sạn, văn phòng hay căn hộ cho thuê. Trong cùng một dự án hay một quần thể khách sạn, vốn đầu tư có phần đầu tư vào khách sạn, văn phòng cho thuê và có phần đầu tư vào xây dựng căn hộ cho thuê; hay việc tách riêng số vốn đầu tư vào khu sân gôn khỏi số vốn đầu tư vào khu lưu trú cũng khó thực hiện được do nhiều trường hợp, khi xây dựng sân gôn, nhà đầu tư đưa vào dự án cả khu nhà nghỉ để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách chơi gôn. Do vậy, việc tính toán số vốn đầu tư vào các dịch vụ lưu trú và vui chơi giải trí chỉ mang tính tương đối, chủ yếu căn cứ vào mục đích chính của dự án. Mặt khác, do kinh doanh khách sạn nhà hàng chóng sinh lời và lợi nhuận cao, thậm chí nhà đầu tư có thể sử dụng các công trình khách sạn nhà hàng, cho thuê căn hộ, cho thuê văn phòng… dài hạn thu hồi vốn sớm và lợi nhuận cao trong khi nhiệm vụ chính của dự án kéo dài thời gian hoàn thành. Việc này cần quản lý tốt hơn khi gọi vốn đầu tư và hợp đồng thực hiện dự án. Dịch vụ lưu trú 59% Dịch vụ vui chơi giải trí 27% Xây dựng khu du lịch 5% Dịch vụ lữ hành, vận chuyển khách 9%

2.2.3.1. Cơ cấu dự án FDI đối với dịch vụ lưu trú

Bảng 2.7: Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào dịch vụ lƣu trú

STT Năm Số dự án Vốn thực hiện (nghìn USD) Tốc độ tăng vốn thực hiện (%) Quy mô bình quân 1 dự án (nghìn USD) 1 1988 - 1997 81 1.877.910 2 1998 2 732.830 1642 366.415 3 1999 6 43.362 -94 14.454 4 2000 1 7.800 -81 7.800 5 2001 3 10.300 43 3.433 6 2002 13 224.700 2140 17.230 7 2003 12 55.924 -75 4.660 8 2004 15 111.179 101 7.411 9 2005 18 940.561 846 52.253 10 2006 23 1.307.214 139 56.835 11 2007 19 985.030 -75 51.844 12 2008 14 854.551 -87 61.039 13 2009 17 1.120.490 131 65.912 Cộng 224 8.230.500 38.640

Nguồn: Tổng Cục du lịch và Niên giám thống kê 2009 [24]

Giai đoạn 1988 – 1990 là thời điểm Việt Nam mới ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam. Đây là giai đoạn thử nghiệm việc áp dụng Luật ĐTNN cho nên kết quả đạt được trong thu hút FDI còn khiêm tốn. Đối với ngành du lịch, đây lại là những kết quả đạt được bước đầu. Giai đoạn 1991-2001, lĩnh vực dịch vụ lưu trú luôn luôn thu hút được số lượng nhất định vốn FDI từ các nhà đầu tư. Trong suốt cả giai đoạn, chưa có năm nào là không có dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư. Năm 2000 có ít dự án nhất với 1 dự án đầu tư và năm 2006 thu hút được nhiều dự án với 23 dự án được thực hiện.

Từ năm 2002 đến nay, mỗi năm Việt Nam thu hút được hơn mười dự án đầu tư vốn FDI vào lĩnh vực lưu trú với quy mô vốn bình quân trên 1 dự án tăng liên tục.

Có được kết quả trên là do vào thời kỳ này, Việt Nam vừa bắt đầu việc mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác trong cả nước đang mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển. Thị trường du lịch Việt Nam đang là thị trường mới và có nhiều hứa hẹn do chính trị ổn định và tiềm năng du lịch phong phú hấp dẫn du khách, nhưng hệ thống cơ sở lưu trú của Việt Nam thời gian này chưa có quy mô mang tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là điều hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú của nước ngoài nhằm khai thác thị trường tiềm năng của Việt Nam.

Giai đoạn từ 1998 đến 2005 là giai đoạn có nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào nước ta nói chung và vào ngành du lịch nói riêng thấp cả số lượng vốn đăng ký, cả việc thực hiện dự án đầu tư. Trong giai đoạn này, trung bình mỗi năm chỉ thu hút được 2 dự án. Riêng năm 2000, số dự án giảm xuống chỉ còn 1 dự án, là năm có số dự án FDI thấp nhất trong cả quá trình từ năm 1998 đến năm 2004. Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng giảm sút số lượng dự án FDI vào ngành du lịch giai đoạn này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á cùng với những bất cập về chính sách thu hút đầu tư do mới ban hành nên Luật ĐTNN còn có nhiều vướng mắc đối với các nhà ĐTNN. Cũng như các nước khác trong khu vực, nhịp độ phát triển kinh tế của Việt Nam có phần chậm lại, đối tác nước ngoài đầu tư vào các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cũng giảm xuống.

Từ năm 2002, dựa vào chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Chính phủ, ngành Du lịch Việt Nam kết hợp cùng các bộ, ngành liên quan tích cực quảng bá cho du lịch Việt Nam, tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư với những thay đổi đáng kể về các thủ tục hành chính, giấy tờ, các khâu xét duyệt dự án, tạo sự thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quy trở lại nên đã tạo ra sự thay đổi hơn.

Giai đoạn 2002 – 2004, ngành du lịch thực hiện được 40 dự án vào dịch vụ lưu trú tức là tăng gấp 3,7 lần so với giai đoạn 1997 – 2001. Với số vốn thực hiện là 391,7 triệu USD, quy mô bình quân một dự án là 9,78 triệu USD, cao gấp 4,8 lần so với quy mô bình quân một dự án của cả nước (hơn 2 triệu USD). Điều này cho thấy triển vọng khả quan trong thời kỳ tiếp theo về thu hút FDI vào phát triển dịch vụ lưu trú trên cả nước. Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn 1997 – 2001, quy mô bình quân một dự án của giai đoạn 2002 – 2004 vẫn quá nhỏ bé chỉ bằng 12,8% so với quy mô bình quân một dự án của giai đoạn trước. Điều này đặt ra vấn đề làm thế nào để thu hút được các dự án FDI có quy mô lớn hơn nhằm phát triển mạnh hơn các dịch vụ lưu trú cũng như toàn ngành du lịch.

Giai đoạn 2005 – 2010 là giai đoạn nhảy vọt về cả vốn đăng ký và cả vốn thực hiện của cả nền kinh tế, trong đó có ngành du lịch, được thế giới gọi là bước nhảy kỳ diệu của hoạt động tăng tốc kêu gọi vốn ĐTNN của Việt Nam. Đối với toàn bộ nền kinh tế thì số dự án đăng ký tính đến năm 2005 là 970 thì đến 31/12/2010 là 1.237 dự án. Tổng số vốn đăng ký đến thời điểm 2005 là 66 tỷ USD thì riêng giai đoạn 2006 – 2010 là 148 tỷ USD.

Nguyên nhân là sau khi gia nhập vào WTO, thực hiện chủ trương đẩy mạnh kêu gọi vốn ĐTNN, bằng việc chấn chỉnh hoạt động xúc tiến đầu tư, đặc biệt là thông qua việc gặp gỡ các nhà doanh nghiệp của lãnh đạo Nhà nước tại các nước trên thế giới và sự giới thiệu quảng bá của Việt Nam với các nhà doanh nghiệp nước ngoài đi cùng đoàn của lãnh đạo các nước đến thăm Việt Nam. Trong khi nhiều nước trên thế giới còn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì Việt Nam giữ được ổn định chính trị, duy trì được tăng trưởng kinh tế, thay đổi chính sách ưu đãi ĐTNN, đã trở thành thị trường hấp dẫn của nhà ĐTNN.

Đối với ngành du lịch đã biết nắm thời cơ thuận lợi để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là tranh thủ việc thực hiện đầu tư trên cơ sở vốn đã đăng ký trước đây và đăng ký mới. Vì vậy, biểu đồ thực hiện ĐTNN vào hoạt động du lịch tăng nhanh hơn bất cứ một giai đoạn nào trước đây: năm 2005 thực hiện 940 triệu USD, tăng 746% so với năm 2004; năm 2006 thực hiện 1.307 triệu USD, tăng 39% so với năm 2005; năm 2007 thực hiện 985 triệu USD, có giảm so với năm 2006 nhưng

vẫn cao so với nhiều năm trước; năm 2008 thực hiện 854 triệu USD, cũng như năm 2007, hai năm này rơi vào tình hình khủng hoảng trên thế giới (bắt đầu từ kinh tế Mỹ). Tuy nhiên, nếu so với nhiều quốc gia khác trên thế giới thì ĐTNN ở Việt Nam vẫn tăng. Năm 2009, số vốn thực hiện 1.120 triệu USD, tăng 31% so với năm 2008. Số liệu này nói lên điểm đến du lịch Việt Nam đang được hấp dẫn và chú ý hơn bao giờ hết. Nếu phát huy được thế mạnh của doanh lưu trú tốt của hoạt động du lịch của Việt Nam bằng tiếp tục có chính sách phù hợp trong thu hút ĐTNN sẽ là một giải pháp quan trọng của chúng ta.

2.2.3.2. Cơ cấu dự án FDI đối với dịch vụ vui chơi giải trí

Tình hình thu hút ĐTNN về dự án vui chơi giải trí

Sau lĩnh vực lưu trú, số dự án đầu tư vào dịch vụ vui chơi giải trí đứng thứ hai và chiếm khoảng 12% tổng số các dự án FDI vào ngành du lịch Việt Nam.

Những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nền kinh tế nước ta vẫn còn nghèo nàn lạc hậu, nhu cầu du lịch chưa cao, cơ sở du lịch chưa tạo ra sự hấp dẫn về môi trường kinh doanh của các nhà ĐTNN. Vì vậy, rất hạn chế thu hút vốn FDI vào lĩnh vực vui chơi giải trí. Từ năm 1999 đến năm 2001, ngành không thu hút được một dự án FDI nào vào lĩnh vực vui chơi giải trí. Đây cũng chính là thời kỳ giảm sút chung của toàn ngành du lịch nói chung.

Sang năm 2002, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào toàn ngành du lịch nói chung được phục hồi, tình hình khả quan trở lại nhưng đối với dịch vụ vui chơi giải trí cũng chưa tăng nhiều. Năm 2002, mặc dù lĩnh vực dịch vụ vui chơi giải trí thu hút được 2 dự án nhưng vốn đầu tư lại quá nhỏ bé, chỉ có 5,3 triệu USD. Quy mô bình quân một dự án của năm 2002 chỉ có 2,65 triệu USD. Đây là năm có quy mô bình quân một dự án thấp nhất trong những năm có dự án FDI giai đoạn 1991 đến 2009. Năm 2003 và 2004 không có dự án FDI nào vào lĩnh vực dịch vụ vui chơi giải trí. Điều này chứng tỏ việc thu hút các dự án FDI vào dịch vụ vui chơi giải trí còn nhiều hạn chế, số dự án còn ít và lượng vốn đầu tư đăng ký qua các năm đã tăng giảm thất thường.

Bảng 2.8: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào dịch vụ vui chơi giải trí STT Năm Số dự án Vốn đăng ký (nghìn USD) Tốc độ tăng vốn đăng ký (%) Quy mô bình quân 1 dự án (nghìn USD) 1 1991- 1997 11 346.375 2 1998 3 40.830 -39 13.610 3 2002 2 5.299 -87 2.649 4 2005 14 99.800 +1783 7.129 5 2006 20 142.130 +32 7.106 6 2007 15 161.341 +47 10.756 7 2008 17 79.625 -51 4.684 8 2009 21 112.300 +41 5.348 Cộng 103 3.337.700 - 32.405

Các năm 1995, 1999, 2000, 2001, 2003, 2004 không có dự án đầu tư vào lĩnh vực vui chơi giải trí.

Nguồn: Tổng cục du lịch và Niên giám thống kê 2009[24]

Thời kỳ từ năm 2005 đến 2009 cùng với trào lưu đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta mạnh mẽ thì vốn FDI cũng vào ngành du lịch khả quan. Riêng dịch vụ vui chơi giải trí cũng tăng trưởng mạnh cả về lượng đăng ký, cả về giải ngân thực hiện.

Chỉ trong 5 năm (2005 – 2009) có đến 87 dự án với 2.945 triệu USD được đăng ký đầu tư vào lĩnh vực này trong khi hàng chục năm trước đó chỉ có 16 dự án với 392 triệu USD được đăng ký cấp phép đầu tư. Về quy mô bình quân của dự án thấp nhất là 5,348 triệu USD đến 11 triệu USD là phù hợp của dự án thuộc lĩnh vực vui chơi giải trí.

2.2.3.3. Cơ cấu dự án FDI vào dịch vụ lữ hành vận chuyển hành khách và cơ cấu dự án FDI vào dịch vụ xây dựng khu du lịch

Trong thực tế huy động FDI cho hoạt động du lịch những năm qua ở nước ta hầu như mang tính lồng ghép với các dự án FDI lưu trú và dự án FDI vui chơi giải trí:

a. Dịch vụ lưu trú thường tổng hợp, lồng ghép các dự án du lịch lữ hành, vận chuyển khách và phát triển khu du lịch.

b. Việc xây dựng khu du lịch trong những năm qua thường sử dụng vốn Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Số dự án FDI chỉ đạt 17 dự án, vốn đăng ký đạt 2.920 triệu USD và chỉ mới thực hiện được 740 triệu USD, khoảng 25,3% tổng vốn đăng ký.

Do đặc điểm của du lịch mang tính chất tổng hợp, khó có thể tách bạch cơ sở vật chất kỹ thuật riêng cho từng dịch vụ mà dịch vụ chia ra mang tính chất tương đối. Mặt khác, việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tổng hợp nhằm khai thác hết công suất của phương tiện phục vụ du lịch và bảo đảm hiệu quả của kinh doanh (du lịch lữ hành phải gắn với lưu trú và vui chơi giải trí, xây dựng khu du lịch phải bao gồm cả cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí…). Vì vậy không thể bóc tách hai loại dịch vụ này một cách rõ ràng mà chỉ xếp theo hình thức tương đối. Do tính đặc thù của sản phẩm, hầu hết bất động sản du lịch (lưu trú du lịch) hiện nay đều tập trung tại những khu vực ven biển, có vị trí đẹp, môi trường sống trong lành, gần gũi thiên nhiên. Bên cạnh những yếu tố ưu đãi đó là sự đầu tư lớn, bài bản của các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường này. Có thể dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)