Các độ đo đặc trưng chất lượng phần mềm

Một phần của tài liệu CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO (Trang 53 - 56)

- Supportability Nhân tố mang chuyển

2.Các độ đo đặc trưng chất lượng phần mềm

2.1. Các độ đo chỉ số chất lượng chương trình

Câu 23. Nêu các ký hiệu và giải thích các độ đo: s1,s2,s3,s4,s5,s6,s7 và D1=1&0, (D2=1-s2/s1), (D3=1-s3/s1), (D4=1-s5/s1), (D5=1-s6/s5), (D6=1-s7/s5)?

Chỉ số chất lượng về cấu trúc thiết kế DSQI (Design Structured Quanlity Index – IEEE Standard 982.1-1988)

Các đại lượng

 S2: số các mô đun có chức năng phụ thuộc vào: dữ liệu vào từ nguồn hay dữ liệu vào do thủ tục ngoài modul sinh ra

 S3: số các modul có chức năng phụ thuộc vào xử lý trước đó

 S4: số các modul với lối vào và lối ra là duy nhất (xử lý ngoại lệ không được

xem là lối ra bội)

 S5: tổng số các khoản mục dữ liệu (các đối tượng dữ liệu, các file và tất cả

các thuộc tính xác định chúng)

 S6: số các các khúc dữ liệu (các bản ghi khác nhau hay các đối tượng đơn lẻ)

 S7: số các khoản mục dữ liệu đáng chú ý

Các độ đo trung gian

 D1 (Cấu trúc chương trình) =1 khi thiết kế kiến trúc dùng chỉ một phương

pháp nhất định, và =0 khi khác

 D2 (Độ độc lập dữ liệu của modul) = 1-(S2/S1)

 D3 (Độ độc lập xử lý của modul) = 1-(S3/S1)

 D4 (Đặc trưng vào/ra của modul) = 1-(S4/S1)

 D5 (Kích cỡ cơ sở dữ liệu) = 1-(S6/S5)

 D6 (Độ phân chia cơ sở dữ liệu) = 1-(S7/S5)

Câu 24. Sử dụng công thức ΣwiDi với Σwi = 1 như thế nào và để làm gì?

Công thức tính chỉ số chất lượng cấu trúc thiết kế

∑= = = 6 1 i i i D w DSQI ∑ = = 6 1 i i 1 w

wi là trọng số tương đối của tầm quan trọng của từng giá trị trung gian Di

∑= = = 6 1 i i 1 w (Nếu tất cả các Di có trọng số bằng nhau thì wi=0,167)

- Cần ghi lại DSQI của các thiết kế thành công trước đây, tính trung bình của chúng.

- Nếu DSQI lần này xa giá trị trung bình đó thì cần tiếp tục công việc thiết kế và rà soát.

Tương tự nếu tiến hành một số thay đổi chính với thiết kế hiện có thì có thể tính toán được hiệu quả của những thay đổi này lên DSQI.

Câu 25. Giải thích nội dung các thành phần và ý nghĩa độ đo SMI và cách sử dụng nó? T d c a T M F F F M SMI= − − −

Chỉ số trưởng thành phần mềm SMI (Software Mutirity Index) (IEEE Standard 982.1-1998): cho biết tính ổn định của sản phẩm phần mềm được phát triển.

- Sự trưởng thành của phần mèm liên quan đến sự phát triển quy mô và tính ổn định liên quan đến sự thay đổi các thành phần cấu trúc của phần mềm theo thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đây là độ đo bảo trì.

Các tham số sử dụng để tính SMI:

 MT: số các mô đun phát hành lần này

 Fc: số các modul có thay đổi trong lần phát hành này

 Fa: số các modul được thêm vào trong lần này

 Fd: số các modul của lần phát hành trước bị bỏ đi trong lần phát hành này

- Khi SMI gần bằng 1 thì sản phẩm bắt đầu ổn định. - SMI cũng có thể được dùng:

 Như độ đo cho các hoạt động bảo trì phần mềm theo kế hoạch

 Thời gian trung bình để tạo ra lần phát hành sản phẩm phần mềm

 Các mô hình kinh nghiệm cho nỗ lực bảo trì có thể được phát triển.

Câu 26. Số đo độ phức tạp của McCabe dựa trên cái gì và những đại lượng cụ thể nào?

McCabe xác định số đo độ phức tạp của chương trình (mã nguồn) dựa trên độ

phức tạp chu trình trong đồ thị chương trình của một modul. + Số chu trình có chu trình lồng nhau

+ Số chu trình nhiều nhất trong một chu trình

 Người ta cũng dùng các miền phẳng của đồ thị phẳng để biểu diễn đồ thị chương trình.

Câu 27. Đảm bảo chất lượng phần mềm dựa trên thống kê nghĩa là gì?Nó gồm những công việc gì? Kể ít nhất 5 nguyên nhân của những khuyết điểm trong phần mềm?

- Đảm bảo chất lượng thống kê phản ánh một xu thế ngày càng tăng trong công nghiệp.

- Thế nào là đảm bảo chất lượng thống kê? Là phương pháp đảm bảo chất lượng bằng cách thổng kê dữ liệu khiếm khuyết phần mềm khi phát triển và tìm cách khử bỏ nó.

Công việc bao gồm:

-Thu thập và phân loại thông tin về các khiếm khuyết phần mềm. - Lần vết để tìm nguyên nhân

- Dùng nguyên lý Pareto cô lập 20% nguyên nhân có thể tương ứng với 80% khiếm

khuyết.

- Tiến hành chỉnh sửa để loại bỏ nguyên nhân của khiếm khuyết.

Các nguyên nhân gây ra khiếm khuyết có thể là:

- Đặc tả không đầy đủ hoặc sai sót (IES)

- Hiểu nhầm khi giao tiếp với khách hàng (MCC) - Lệch hướng dự định khi đặc tả (IDS)

- Vi phạm các chuẩn lập trình (VPS) - Sai trong biểu diễn dữ liệu (EDR)

- Không phù hợp với giao diện modul (IMI) - Sai trong logic thiết kế (EDL)

- Kiểm thử sai hoặc không đầy đủ (IET)

- Tài liệu viết không đầy đủ hoặc không chính xác (IID) - Sai trong khi dịch thiết kế sang ngôn ngữ lập trình (PLT) - Giao diện người – máy mơ hồ hoặc không phù hợp (HCI) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 28. Nêu công thức khiếm khuyết của một sản phẩm ở một pha phát triển? và công thức tính khiếm khuyết của sản phẩm cuối cùng? Giải thích ý nghĩa của nó?

- Người phát triển cần phải tính chỉ số khiếm khuyết cho mỗi bước chính phát triển phần mềm

- Các thông tin để tính mức độ khiếm khuyết

 Di= tổng số các khiếm khuyết

 Si= số các khiếm khuyết nghiêm trọng

 Mi= Số các khiếm khuyết vừa phải

 Ti =số các khiếm khuyết nhỏ

- Với mỗi bước chính trong phát triển phần mềm cần tính chỉ số pha PIi:

PIi=w1(Si/Di) + w2(Mi/Di) + w3(Ti/Di)

Trong đó w1, w2, w3 là trọng số tương ứng với các khiếm khuyết nghiêm trọng, vừa phải và nhỏ.Trọng số này ước lượng mức thiệt hại mà loại đó mang lại

- Chỉ số khiếm khuyết tổng hợp DI được tính như sau:

DI= (1PI1 + 2PI2 +...+iPIi)/PS

Trong đó PS là kích cỡ của sản phẩm (là LOC = số dòng mã, hoặc số tuyên bố thiết kế, hoặc số trang tài liệu) tuỳ theo từng bước.

Theo công thức: hệ số khiếm khuyết càng về bước sau càng lớn.

Câu 29. Tiếp cận hình thức cho SQA nghĩa là gì? Quá trình phòng sạch là gì? Phương châm của kỹ thuật này là gì?

Một phần của tài liệu CÂU HỎI ÔN TẬP KỸ NGHỆ PHẦN MỀM NÂNG CAO (Trang 53 - 56)