Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hƣớng hoạt động của ngành ngân hàng và hoạt động TTGS của
4.1. Định hƣớng hoạt động của ngành ngân hàng và hoạt động TTGS của NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang NHNN Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
4.1.1. Định hướng hoạt động toàn ngành ngân hàng đến năm 2025
Chiến lƣợc phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 đƣợc ban hành theo Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ thì mục tiêu là phát triển hệ thống các TCTD theo hƣớng hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả, bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hƣớng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nƣớc dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa; đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi ngƣời dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lƣợng, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững.
Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu đƣợc những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hƣởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy. Từ nay đến 2025, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bƣớc đột phá mới, xây dựng một hệ thống
ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trƣờng tài chính. Viễn cảnh của khu vực ngân hàng trong tƣơng lai có thể dự kiến sẽ đạt đƣợc với những đặc trƣng sau: - Tăng tính đa dạng của khu vực ngân hàng đáp ứng đƣợc những yêu cầu ngày càng đa dạng trong cấu trúc kinh tế;
- Môi trƣờng cạnh tranh trong khu vực ngân hàng ngày càng tăng có khả năng đƣa các định chế tài chính đến với những chiến lƣợc chiếm lĩnh những mảng thị trƣờng riêng biệt, tạo ra một sức mạnh thị trƣờng thích hợp với họ;
- Trong cấu trúc của khu vực ngân hàng sẽ hình thành các định chế tài chính có qui mô lớn có thể hoạt động xuyên quốc gia, bên cạnh đó, là các định chế có qui mô vừa chủ yếu đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính trong nƣớc và phát triển các tổ chức tài chính vi mô nhằm góp phần tích cực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo của quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2050;
- Ngân hàng Nhà nƣớc thực sự là ngƣời cầm lái trên thị trƣờng tiền tệ, chủ động trong các quyết sách của mình, tạo dựng môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát triển;
- Hệ thống TTGS ngân hàng đƣợc hoàn thiện theo hƣớng hợp nhất, mở rộng hợp tác và liên kết với các cơ quan thanh tra giám sát các bộ phận của thị trƣờng tài chính trong nền kinh tế, trong khu vực và quốc tế. Trong đó, năng lực TTGS đƣợc nâng cao lên một cấp độ mới đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống trong bối cảnh hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng; các qui định TTGS thận trọng cần tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của hệ thống; TTGS trên cơ sở dự báo và định lƣợng rủi ro, ứng dụng mô hình cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những bất ổn có thể xẩy ra. Song, điều này cũng cần thiết phải tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống tài chính năng động, hiệu quả;
- Những yếu tố then chốt của hạ tầng tài chính sẽ đƣợc cấu trúc hoàn chỉnh và vận hành hiệu quả có thể tạo điều kiện cho sự tiếp cận thuận lợi hiệu
quả nguồn tài chính, cải thiện tính minh bạch và năng lực điều hành, cũng nhƣ đảm bảo cho sự ổn định khu vực tài chính.
4.1.2. Định hướng hoạt động ngành Ngân hàngtỉnh Tuyên Quang đến 2025
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, căn cứ theo quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và các văn bản của NHNN Việt Nam, UBND tỉnh Tuyên Quang về phát triển nền kinh tế tỉnh Tuyên Quang, NHNN tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng Kế hoạch phát triển ngành ngân hàng tỉnh đến 2025, Kế hoạch phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Kế hoạch đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công. Kế hoạch xác định phát triển dịch vụ ngân hàng theo hƣớng đa dạng, tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, trong đó đặc biệt coi trọng huy động vốn, cung ứng tín dụng, dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch vụ tài chính ngân hàng có hàm lƣợng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị gia tăng cho các TCTD, khách hàng và nền kinh tế. Một số chỉ tiêu phát triển của ngành ngân hàng tỉnh đến 2025 nhƣ sau:
- Tăng trƣởng nguồn vốn:
+ Giai đoạn 2016-2020: bình quân 16-20%/ năm + Giai đoạn 2020-2025: bình quân 21-25%/năm - Tăng trƣởng tín dụng:
+ Giai đoạn 2016-2020: bình quân 12-14%/ năm + Giai đoạn 2020-2025: bình quân 15%/năm - Tỷ lệ nợ xấu: dƣới 2%
- Thanh toán:
+ Tỷ lệ tiền mặt/tổng phƣơng tiện thanh toán: đến 2020 dƣới 17%, đến 2025 dƣới 15%;
+ Trả lƣơng qua tài khoản: đến 2020 có ít nhất 75% đơn vị hƣởng lƣơng ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh, trong đó tối thiểu 98% đơn vị thuộc địa bàn bắt buộc triển khai thanh toán cá nhân qua tài khoản ngân hàng cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; đến 2020 những con số này lần lƣợt là 85% và 100%;
+ Số lƣợng địa điểm chấp nhận phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt: các Trung tâm thƣơng mại, siêu thị, khách sạn, nhà hàng lớn: đến 2025 đạt 100% các điểm có lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ.
4.1.3. Định hướng tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
a. Định hướng phát triển hệ thống giám sát ngân hàng
Theo Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 đƣợc ban hành theo Quyết định số 986/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, thì mục tiêu phát triển cơ quan TTGS ngân hàng là từng bƣớc tạo tiền đề để đến sau năm 2025 xây dựng đƣợc Cơ quan Giám sát tài chính tổng hợp, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, và một trong các định hƣớng đƣa ra là ƣu tiên đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của Thanh tra NHNN hiện nay theo hƣớng nâng cao tính độc lập, thống nhất về hoạt động nghiệp vụ và dƣới sự quản lý của Thống đốc NHNN. Trƣớc mắt, cơ quan TTGS cần phải có năng lực và thẩm quyền đảm nhận việc TTGS toàn diện các TCTD hoạt động đa năng, đồng nghĩa với việc thực hiện TTGS toàn diện các hoạt động chứng khoán, bảo hiểm của các công ty con thuộc những ngân hàng này. Để hoạt động TTGS đƣợc cải thiện theo hƣớng phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của thị trƣờng tài chính Việt Nam, nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới là:
Thứ nhất, tăng cƣờng năng lực giám sát cho các cơ quan giám sát chuyên ngành trong mạng lƣới an toàn tài chính quốc gia: (i) Bổ sung nhân lực có trình độ cao; (ii) Đào tạo cán bộ và khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ hoàn thành các chứng chỉ quản trị rủi ro; (iii) Đầu tƣ mạnh cho công nghệ đáp ứng cho nhu cầu thu thập, xử lý, phân tích và trao đổi thông tin giữa các cơ quan giám sát và tổ chức bị giám sát;
Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát, đồng thời nghiên cứu mô hình giám sát hợp nhất hệ thống tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn. Cụ thể, phải có luật thanh tra chuyên ngành, quy định rõ về nội dung và phƣơng pháp thanh tra chuyên ngành ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Hoàn thiện và bổ sung những lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng mới mà hiện nay vẫn chƣa đƣợc cơ quan thanh tra giám sát quan tâm lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bảo vệ ngƣời sử dụng dịch vụ;
Thứ ba, cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Cơ chế phối hợp này sẽ giúp các cơ quan TTGS tài chính không bị chồng chéo công việc, đảm bảo giám sát tốt hơn các tổ chức đa ngành.
b. Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc phát triển và các mục tiêu quan trọng của ngành Ngân hàng tỉnh Tuyên Quang đề ra, công tác thanh tra của NHNN tỉnh phải cải tiến cả về nội dung và phƣơng pháp thanh tra để đảm bảo từng bƣớc thực hiện đƣợc nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài là hạn chế, kiểm soát đƣợc rủi ro của hệ thống ngân hàng và cả thị trƣờng tài chính trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ GSTX và TTTC, trong đó hoạt động GSTX đƣợc coi là then chốt, có tác dụng cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng; sử dụng kết quả và hoạt động
kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập làm công cụ hỗ trợ cho quá trình GSTX và TTTC. Ngoài ra, hoạt động TTGS phải gắn liền với việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật khiếu nại, tố cáo và phòng chống tội phạm trong hoạt động ngân hàng.