Ứng dụng MPLS trong mạng NGN

Một phần của tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls trong ngn (Trang 29 - 33)

MPLS cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tách biệt việc kiểm soát lưu thông mà yêu cầu của ứng dụng. MPLS còn có khả năng cho phép ứng dụng tự động yêu cầu tải chúng cần sử dụng trên hạ tầng mạng. Tuy nhiên, chất lượng mạng chỉ dựa vào một mình IP thì không đủ, do vậy tính thông minh cộng thêm là cần thiết chất lượng, bảo mật, kế toán và thanh toán cho dịch vụ mới. Việc kiểm soát tốt hơn cũng là điều cần thiết cho phép nhà cung cấp dịch vụ có thể kiểm soát lưu thông trên mạng.

Sự chuyển biến kiến trúc mạng này, không giới hạn ở các nhà cung cấp dịch vụ công cộng mà ngay cả các doanh nghiệp/tổ chức lớn cũng chuyển hóa. Ví dụ như Bộ Tài chính. Mạng của Bộ Tài chính là hệ thống mạng khá phức tạp, phục vụ cho nhiều phân hệ, ban ngành trong Bộ, cũng giống như mạng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông VNPT, EVN Telecom, Viettel... Chính vì vậy, thiết kế cho mạng của Bộ Tài chính phải là tối ưu, ổn định, kiểm soát tập trung, an ninh, an toàn và bảo mật, đồng thời phải có độ tương thích cao giữa các thiết bị mới và thiết bị sẵn có. Và Bộ Tài chính đã đi đến quyết định ứng dụng mạng NGN được thiết kế với công nghệ MPLS hiện đại.

Nhu cầu của Bộ Tài chính trong việc xây dựng mạng tích hợp đa dịch vụ được thể hiện tóm tắt như sau: Xây dựng tổng thể một mạng tích hợp đa dịch vụ, kết nối tới 64 tỉnh thành và tích hợp với hệ thống mạng hiện tại. Kết nối vật lý chủ yếu dựa trên các luồng leased-line và MPLS VPN, ngoài ra còn có các đường truyền dẫn cáp quang với băng thông FE/GE cho một số mạng LAN và campus tại HCM/HNI. Tổ chức mạng sẽ được chia thành 3 trung tâm miền. Trung tâm dữ liệu (Data Center) và vận hành mạng NOC sẽ tập trung tại Hà Nội và TP. HCM. Thiết kế cũng phải đề cập đến

giải pháp tích hợp và chuyển đổi mạng hiện tại thành một mạng thống nhất... Hiện nay, Bộ Tài chính vẫn đang triển khai công nghệ NGN tại các tỉnh thành trong cả nước và bước đầu đã thu được những lợi ích lớn.

Vừa qua, Pacific Airlines đã làm một cuộc cách mạng trong hoạt động kinh doanh của mình, từ sử dụng vé giấy đến chuyển hoàn toàn sang TMĐT ở tất cả các khâu: đặt chỗ, mua vé, in vé, thanh toán… hoàn toàn qua mạng Internet. Bước ngoặt này đã mang lại cho Pacific Airlines một nguồn lợi lớn. Hiện nay, Pacific Airlines đang sở hữu một hệ thống bán vé hiện đại nhất Việt Nam với phần mềm của Navitaire và hạ tầng mạng của Juniper Networks. Việc ứng dụng công nghệ MPLS hiện đại với thiết bị tường lửa SSG của Juniper đã mang lại cho Parcific Airlines những hiệu quả như độ sẵn sàng cao trên toàn hệ thống với việc dự phòng trên thiết bị, đường truyền. Điều này nhằm đảm bảo hệ thống thư tín, các giao dịch điện tử cũng như các ứng dụng khác luôn trong tình trạng sẵn sàng, giảm thiểu các sự cố ngắt mạng nên đáp ứng tối đa nhu cầu kinh doanh cho Pacific Airlines; Kết nối an toàn cho các chi nhánh cố định sử dụng môi trường Internet, giảm chi phí… Đối với người dùng từ xa hay các chi nhánh đặt tại Đài Bắc, Úc Châu… giao diện người dùng luôn tạo cảm giác thân thiện, giúp nhân viên đăng nhập mạng một cách dễ dàng mà không cần cài đặt máy tính phức tạp, hay mất công đào tạo...

Công nghệ NGN đã tạo ra cơ hội giảm thiểu chi phí trong sản xuất kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh cao trong môi trường kinh doanh hiện nay. Với việc sử dụng các thiết bị nhỏ thích hợp hơn và tốn ít năng lượng hơn, tiết kiệm nhân lực, tiết kiệm chi phí hàng ngày, đặc biệt là những tiện ích về quản lý chất lượng tốt và rất hiệu quả khi cho kết nối phân tán nhưng lại tập trung vào một mối, NGN/ MPLS đã trở thành sự lựa chọn tối ưu cho các tổ chức và doanh nghiệp

Đối với Việt nam, việc triển khai MPLS hiện đang được xúc tiến xây dựng trong mạng truyền tải của tổng công ty BCVT Việt nam. Với dự án VoIP hiện đang triển khai, VNPT đã thiết lập mạng trục MPLS với 3 LSR lõi. Các LSR biên sẽ được tiếp tục đầu tư và mở rộng tại các địa điểm có nhu cầu lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc, Đà Nẵng, Khánh Hoà... ở miền Trung, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... ở miền Nam.

Trong cấu hình này, công nghệ MPLS được triển khai không chỉ trong lớp lõi (MPLS core) mà còn trong lớp biên (MPLS edge). Các thiết bị MPLS lớp biên đóng vai trò như những LSR lối vào, lối ra. Các mạng Internet quốc gia, mạng truyền số liệu, mạng DCN (quản lý) đều được kết nối với các LSR biên. Việc chuyển tiếp các thông tin này được thực hiện qua mạng MPLS và đến các LSR biên lối ra.

Cấu hình này hứa hẹn khả năng điều khiển định tuyến, chuyển mạch đơn giản dựa trên các nhãn của MPLS, khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ xuyên suốt bảo đảm. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề kỹ thuật phải quan tâm phân tích khi xây dựng cấu hình chi tiết để bảo đảm khả năng tương thích giữa các thiết bị và hoạt động của mạng. Một trong những vấn đề quan trọng cần quan tâm đó là cần xác định nguyên tắc tổ chức của những nút LSR trong mạng, cần phân định rõ ràng giao diện và chức năng của từng thành phần thiết bị trong mạng lõi, mạng biên. Trong quá trình xây dựng cấu hình này nên tham khảo mô hình do MSF (Multiservice Switch Forum), một tổ chức chuyên về các thiết bị chuyển mạch trong mạng thế hệ sau đề xuất.

Các dịch vụ có thể cung cấp trong mạng MPLS đề xuất bao gồm:

- Tải tin cho các mạng số liệu, Internet và thoại quốc gia. Lưu lượng thoại được chuyển dần sang mạng trục MPLS quốc gia. Mạng này sẽ thay thế dần mạng trục TDM quốc gia đang hoạt động.

- Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao tại một số địa phương trọng điểm trên toàn quốc. Bước đầu hình thành mạng trục quốc gia trên cơ sở công nghệ gói.

- Cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao cho các doanh nghiệp như Ngân hàng, các hãng thông tấn báo chí.

- Cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo VPN cho các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp lớn. Đây đang được coi như dịch vụ quan trọng nhất tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của các nhà khai thác.

KẾT LUẬN

Sự xuất hiện của công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức đã giúp chúng ta có được sự lựa chọn tốt cho cấu trúc mạng thông tin tương lai. Phương pháp này đã tích hợp một cách hữu hiệu năng lực điều khiển lưu lượng của thiết bị chuyển mạch với tính linh hoạt của bộ định tuyến.

Nhìn chung, MPLS có rất nhiều ưu điểm như đơn giản, tích hợp định tuyến và chuyển mạch, hỗ trợ chất lượng dịch vụ chấp nhận được. MPLS hỗ trợ mềm dẻo và linh hoạt cho tất cả các dịch vụ trên một mạng. Bên cạnh độ tin cậy, công nghệ MPLS cũng khiển cho việc quản lý mạng được dễ dàng hơn. Do MPLS quản lý việc chuyển tin theo các luồng thông tin, các gói tin thuộc một lớp chuyển tiếp tương đương có thể được xác định bởi một giá trị nhãn. Do vậy, trong miền MPLS có thể dựa trên nhãn để phân loại gói tin.

Tuy nhiên, MPLS cũng có một số nhược điểm như giá thành cao hơn IP truyền thống, chuẩn hóa đang trong giai đoạn tiếp tục phát triển. Do MPLS là công nghệ chuyển mạch hướng kết nối, khả năng ảnh hưởng bởi lỗi đường truyền thông thường cao hơn các công nghệ khác.

Tóm lại, MPLS là một công nghệ chuyển mạch có nhiều triển vọng và nó sẽ hứa hẹn là một phương án lý tưởng cho mạng đường trục trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Hoàng Minh – ThS. Hoàng Trọng Minh (2009), Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông Hà Nội.

[2] TS Nguyền Quý Minh Hiền, Mạng viễn thông thế hệ sau, Viện khoa học kỹ thuật bưu điện.

[3] Cornelis Hoogendoom (2002), Next Generation Networks and VoIP

[4] http://www.thuviendientu.org

[5] http://www.tailieu.vn

[6] http://www.thuvienonline.com.vn

[7] http://www.kilobook.com

Một phần của tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức mpls trong ngn (Trang 29 - 33)