Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 81)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phân tích SWOT

Thông qua phân tích năng lực cạnh tranh của ngành dược phẩm Việt Nam, có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với ngành dược như sau:

3.4.1. Đ i m m nh (S)

- Tốc độ phát triển ngành dược cao bình quân 17%/năm giai đoạn 2006 – 2013 bất chấp những khó khăn trong nền kinh tế.

- Đội ngũ dược sĩ trẻ, năng động, sáng tạo được đào tạo với chất lượng cao ngày càng tăng.

- Chính phủ khuyến khích gia tăng sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam cùng những cam kết về chính sách hỗ trợ y tế. Thị trường thuốc Generic đang được chính phủ khuyến khích phát triển tối đa.

- Việt Nam có nền khí hậu phù hợp với sự phát triển của nhiều loại cây thuốc, kết hợp kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong đông y tạo điều kiện phát huy thế mạnh về dược liệu.

- Hệ thống kiểm nghiệm thuốc ngày càng được tăng cường và hiện đại hóa. Theo đánh giá của WHO, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ thuốc giả thấp và có khả năng loại bỏ được thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

- Sự hiểu biết về phong tục, tập quán tiêu dùng của người dân sẽ là lợi thế rất lớn của các doanh nghiệp trong nước.

- Công nghệ thông tin phát triển vượt bậc giúp ngành luôn cập nhật thông tin tình hình ngành dược thế giới và khu vực để tạo hướng đi phù hợp.

3.4.2. Đ i m yế u và nguyên nhân (W)

- Khả năng chi trả cho thuốc còn thấp: Chi tiêu cho dược phẩm trên đầu người của Việt Nam còn ở mức thấp (chiếm 1,9% trong tổng GDP bình quân đầu người trong năm 2013). Dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém phát triển cản trở việc tiếp cận thuốc men của người dân và việc cải thiện thị trường.

- Thiếu cơ chế kiểm soát giá: Gía thuốc thay đổi mạnh trong chuỗi cung ứng do việc tăng giá tùy tiện của các đại lý phân phối và các hiệu thuốc bán lẻ. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến khả năng chi trả thuốc tại các tỉnh của Việt Nam mà còn làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng vào thuốc nội.

- Nguyên liệu phục vụ sản xuất đa số phải nhập khẩu gây ra những rủi ro về chất lượng, giá cả, ... cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa.

- Tham nhũng: Sự thống nhất giữa các nhà sản xuất thuốc nước ngoài và các nhà phân phối trong nước nhằm giữ giá thuốc ở mức cao, và tình trạng bác sĩ được nhận hoa hồng khi kê toa cho một số loại thuốc là thực tế đang xảy ra đối với ngành dược Việt Nam. Thực trạng này khiến giá thuốc tăng cao và vượt xa khả năng chi trả của người dân.

- Tình trạng thuốc giả vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Phân bố các doanh nghiệp sản xuất không đều, tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội (30%) và Tp. Hồ Chí Minh (50%) dẫn đến sự tập trung phân phối sản phẩm tại hai thành phố này. Điều này gây khó khăn cho việc tiếp cận thuốc của người dân tại các tỉnh nhỏ lẻ, vùng nông thôn và miền núi.

- Chi phí đầu tư cho R&D thấp

- Cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn nhiều thiếu sót. Theo nghiên cứu của tổ chức BMI thì một phần lớn thị trường thuốc generic của Việt Nam là các loại thuốc chất lượng thấp và chưc được thử nghiệm tương đương sinh học.

3.4.3. Cơ h i(O)

- Tiềm năng tăng trưởng cao khi dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người năm 2013 và sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2017 (dự báo của tổ chức Bisiness Moniter International). Hơn nữa với mức tăng trưởng GDP bình quân một năm khoảng 6%, thu nhập người dân được cải thiện và chi tiêu cho y tế nói chung và thuốc tân dược nói riêng sẽ gia tăng.

- Việc áp dụng cơ chế bảo họ độc quyền những nghiên cứu lâm sàng có giá trị 5 năm khuyến khích sự đầu tư từ các công ty dược phẩm đa quốc gia.

- Áp dụng tiêu chuẩn GMP giúp thuốc sản xuất đạt tiêu chuẩn để tham gia xuất khẩu.

- Gia nhập WTO tạo cơ hội ngành dược cải thiện môi trường và khả năng kinh doanh dài hạn.

3.4.4. Thách th c (T)

- Thói quen tiêu dùng của người dân vẫn tập trung vào thuốc ngoại. Tại các bệnh viện và cơ sở y tế, theo thống kê của bộ Y tế, chưa đến 39% giá trị thuốc kê theo đơn của bác sĩ là dành cho thuốc nội. Ngoài nguyên nhân về việc giới thiệu chất lượng sản phẩm của các công ty dược còn yếu, nhiều loại thuốc đặc trị các công ty trong nước chưa sản xuất được, thì thói quen kê thuốc ngoại của bác sĩ cần đáng quan tâm. Người tiêu dùng là bị động, việc sử dụng thuốc loại gì là do quyết định của bác sĩ.

Mặt khác, người dân Việt Nam có thói quen chữa bệnh tại gia, và sử dụng những loại thuốc trước đó đã quen dùng. Theo quan niệm của người Việt Nam, hàng Việt Nam thông thường có chất lượng không cao bằng so với sản phẩm nước ngoài, trong trường hợp này, là các sản phẩm của Pháp, hay Đức, Hàn Quốc,v..v…

- Việc cắt giảm các hàng rào thương mại theo cam kết WTO tạo ra thách thức không nhỏ cho ngành công nghiệp dược Việt Nam.

- Sự biến động về tỷ giá, giá nguyên liệu phục vụ sản xuất dược.

- Dân số tập trung đông ở nông thôn, ngăn cản việc tiếp cận các nguồn thuốc mới và hiện đại. Điều này khiến sự phụ thuộc vào các nguồn thuốc truyền thống tăng.

Từ những phân tích trên đây có thể đưa ra một bảng phân tích SWOT ngắn gọn như sau:

B ng 3.7. B ng phân tích SWOT ngành dư ợ c ph m Vi t Nam

Điểm mạnh

- Tốc độ phát triển ngành dược cao - Đội ngũ dược sĩ trẻ, năng động, sáng tạo được đào tạo với chất lượng cao ngày càng tăng.

- Chính sách phát triển của Chính phủ - Việt Nam có điều kiện phát huy thế mạnh về dược liệu.

- Hệ thống kiểm nghiệm thuốc ngày càng được tăng cường và hiện đại hóa - Sự hiểu biết về phong tục, tập quán tiêu dùng của người dân

- Công nghệ thông tin phát triển vượt

Điểm yếu

- Khả năng chi trả cho thuốc còn thấp - Thiếu cơ chế kiểm soát giá

- Nguyên liệu phục vụ sản xuất đa số phải nhập khẩu

- Tham nhũng

- Tình trạng thuốc giả vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Phân bố các doanh nghiệp sản xuất không đều

- Chi phí đầu tư cho R&D thấp

- Cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn nhiều thiếu sót.

Cơ hội

- Tiềm năng tăng trưởng cao

- Áp dụng cơ chế bảo họ độc quyền - Áp dụng tiêu chuẩn GMP

- Gia nhập WTO tạo cơ hội ngành dược cải thiện môi trường và khả năng kinh doanh dài hạn.

Thách thức

- Thói quen tiêu dùng của người dân - Cắt giảm các hàng rào thương mại theo cam kết WTO

- Sự biến động về tỷ giá, giá nguyên liệu phục vụ sản xuất dược

- Dân số vùng nông thôn phụ thuộc nhiều vào các phương thuốc truyền thống.

3.5. Đánh giá về năng lực cạnh tranh ngành dƣợc phẩm

3.5.1. Phân tích nă ng l c c nh tranh ngành dư ợ c ph m thông qua h s l i thế so sánh bi u hi n ph m thông qua h s l i thế so sánh bi u hi n

Kết quả tính toán chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ của dược phẩm Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2013 được nêu lên trong bảng dưới đây.

B ng 3.8. H s l i thế so sánh bi u hi n (RCA) Năm Xuất khẩu (triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD) RCA

2006 18 710 -0,951 2007 22 811 -0,947 2008 39 923 -0,919 2009 45 1171 -0,926 2010 50 1253 -0,923 2011 58 1483 -0,925 2012 78 1790 -0,916 2013 100 1880 -0,899

Nguồn: tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê

Theo bảng trên từ năm 2006 – 2013, ngành dược phẩm có RCA <0. Điều đó cho thấy dược Việt Nam có năng lực cạnh tranh thấp. So sánh với hệ số lợi thế so sánh biểu hiện của Trung Quốc năm 2009 là 0,132, năm 2010 là 0,315 và năm 2011 là 0,213 thì RCA của Việt Nam quá thấp.

Từ năm 2006 đến năm 2013 mặc dù kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng lượng tăng của kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn dẫn đến các chỉ số này âm khá lớn nhưng có xu hướng tăng lên thể hiện sự khởi sắc của ngành dược phẩm Việt Nam.

3.5.2. Đ ánh giá chung

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với ngành dược phẩm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh kết hợp phân tích SWOT có thể nhận thấy rằng:

- Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm Việt Nam trên thị trường nội địa còn thấp thể hiện qua thị phần tiêu thụ. Với thói quen tiêu dùng ưa chuộng hàng ngoại khiến ngành dược phẩm nội địa gặp không ít khó khăn. Sản phẩm trong nước có giá rẻ hơn sản phẩm nhập khẩu cùng loại, chất lượng cũng được nâng cao nhưng chủng loại không phong phú. Sản phẩm sản xuất ra vẫn chỉ tập trung vào dòng generic với các loại thuốc thông thường có giá trị không cao, ít thuốc đặc trị. Mặt khác, do nguyên liệu phục vụ sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu (đến 90%) khiến ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước gặp nhiều rủi ro về giá, chất lượng, tỷ giá, ... Trong tương lai, với mức thu nhập bình quân đầu người thấp, thuốc generic vẫn là một thị trường lớn ở Việt Nam, đạt mức tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng, đầu tư công nghệ sản xuất những loại thuốc generic đặc trị có chất lượng và giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành.

- Nạn thuốc giả, thuốc nhái vẫn tồn tại ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng. Từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành.

- Dược phẩm Việt Nam vẫn là một ngành công nghiệp non trẻ, kim ngạch xuất khẩu vẫn thấp. Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện có giá trị âm lớn cho thấy sự phụ thuộc của thị trường vào hàng nhập khẩu.

- Thương hiệu thuốc Việt Nam mặc dù chưa cao nhưng cũng đang từng bước định vị trên thị trường. Điển hình là một số thương hiệu lớn như: Dược Hậu Giang (DHG), Imexpharma (IMP), Domesco (DMC), dược Cửu Long (DCL), ...

- Rào cản gia nhập ngành dược phẩm tương đối cao do phải đáp ứng những tiêu chuẩn của chính phủ và WHO. Các doanh nghiệp nước ngoài với

công nghệ sản xuất hiện đại hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe trong ngành dược phẩm. Cộng thêm việc cắt giảm các hàng rào thương mại, mở cửa thị trường theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dược nước ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia nhập ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

- Năng lực cạnh tranh của ngành dược phẩm Việt Nam đạt được chưa tương xứng với nguồn lực tiềm năng.

Tóm lại, ngành dược phẩm Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn sau khi Việt Nam là thành viên của WTO. Mặc dù hiện tại năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp nhưng ngành đã có những biến chuyển nhất định trong thời gan qua. Hiện tại ngành đã có thể sản xuất được một số chủng loại thuốc generic và đang hướng tới xuất khẩu. Theo đánh giá của WHO thì ngành đang đứng ở cấp độ 3/4 cấp độ đánh giá cho ngành công nghiệp dược. Với chính sách phát triển ngành đồng bộ thì ngành hoàn toàn có thể đứng vững trên thị trường nội địa, thể hiện cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DƢỢC PHẨM VIỆT NAM

4.1. Định hƣớng phát triển ngành dƣợc phẩm

4.1.1. Quan đ i m, m c tiêu phát tri n c a ngành dư ợ c ph m Vi t Nam ph m Vi t Nam

Ngày 10/01/2014 Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 với các nội dung sau:

4.1.1.1. Quan đ i m phát tri n

- Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.

- Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.

- Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.

- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.

- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.

4.1.1.2. M c tiêu phát tri n

* Mục tiêu chung:

Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh. - Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

- Phấn đấu có 40% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng.

- 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt.

-50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.

- Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. - Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ

động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

4.1.2. Nh ng d báo trong th i gian t i

Dược phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó dân số và thu nhập của người dân là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của ngành và tiền thuốc bình quân đầu người.

Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay dân số Việt Nam có trên 90 triệu người và chắc chắn nhu cầu chữa bệnh và phòng bệnh của người dân sẽ tăng lên. Sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu sẽ khiến Việt Nam trở thành một thị trường giàu tiềm năng. Mặt khác cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng cao kéo theo đó là sự hiểu biết về các mặt hàng dược phẩm cũng được nâng lên một cách nhanh chóng. Mặc dù, đơn thuốc do bác sĩ kê đơn tuy nhiên khi trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi việt nam gia nhập WTO (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)