2.3. Nguồn vốn thực hiện đầu tư tại Công ty
2.3.3. Đầu tư trang thiết bị máy móc:
- Trang thiết bị của công ty phần lớn đã cũ kĩ, lạc hậu, được chuyển giao nhiều chủ, thời gian dài ít sử dung do ảnh hưởng của dịch bệnh và không phù hợp với yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế tư vấn hiện nay.
- Ý thức được điều đó, trong vài năm gần đây, công ty đã tăng cường đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại như: Các máy khoan của Trung Quốc, trang bị thêm hàng loạt máy tính thế hệ mới, máy in khổ lớn và các máy photocopy, máy Fax cho phù hợp với tình hình sản xuất mới.
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư cho máy móc trong giai đoạn 2019 - 2021
Năm Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Giá trị (trđ) trọngTỷ (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng(%) Giá trị(trđ) Tỷ trọng(%)
Tổng đầu tư 1866.60 100 2175.57 100 2639.5 100 1. Máy vi tính 778.40 41,7 880 40,45 1082.4 39,57 2. Máy photocopy 435.5 23,33 502.1 23,08 624.8 22,84 3. 3. Máy in 104.5 5,6 120.5 5,54 152 5,56 4. Phần mềm ứng dụng 277.3 14,86 334.3 15,37 419.5 15,33
5. Thiết bị viễn thông 131.145 7,03 163.341 7,51 221.41 8,09
Thiết bị văn phòng khác
139.758 7,49 175.33 8,06 235.5 8,61
Tốc độ tăng trưởng ( %/Năm )
2019 2020 2021 Tổng đầu tư 17.22 16.55 21.32 1.Máy vi tính 17.14 13.05 23 2.Máy photocopy 13.53 15.35 24.5 3. Máy in 14.53 15 26.54 4.Phầnmềm ứng dụng 26.32 20.54 25.5
5.Thiết bị viễn thông 15.34 24.55 35.55
6.Thiết bị văn phòng
khác 17.56 25.45 34.32
(Nguồn: Phòng Kế hoạch, tháng 1 năm 2022)
Về tỷ trọng của các chỉ tiêu đầu tư máy móc thiết bị phục vụ công tác tư vấn thiết kế nhìn chung rất ổn định và tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Phần lớn các công việc của công tác tư vấn thiết kế đều được thực hiện trên các máy tính và các máy in, máy photocopy, thông qua các phần mềm ứng dụng chuyên dụng, do đó để nâng cao năng lực tư vấn thiết kế, công ty cần có chiến lược cụ thể trong việc đầu tư các loại máy móc này.
Công tác tư vấn thiết kế là một mảng công việc chủ đạo của công ty, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty, do vậy, trong thời gian vừa qua, để phù hợp với tình hình thực tế phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối lượng công trình mà công ty đảm nhận hoặc được giao, công ty đã đặt ra các kế hoạch cụ thể cho việc đầu tư máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ hiện đại.
Từ bảng tổng hợp kết quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy trong giai đoạn 2019 - 2021, tốc độ đầu tư vào máy móc trang bị cho công tác tư vấn thiết kế luôn được giữ ổn định trong khoảng từ 16,55-21,32% cho dù khối lượng công việc của công ty đảm nhận có biến thiên một cách nhanh chóng, bất ngờ, nhưng công ty đã có kế hoạch đầu tư chủ động cho máy móc thiết bị, không bị thụ động, góp phần làm nâng cao hiệu quả của đầu tư và hiệu quả phục vụ của máy móc thiết bị phục vụ khảo tư vấn thiết kế. Cũng do đặc thù của nghành tư vấn thiết kế, các cán bộ làm công tác này chủ yếu thao tác trên bàn vẽ hoặc máy tính nên phần lớn đầu tư cho máy móc của công tác này là đầu tư cho máy vi tính và các phần mềm ứng dụng, các máy in, photocopy.
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm thiết bị văn phòng
(ĐVT: triệu đồng)
TT Thiết bị Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy photocopyA3 Máy 7 63,5 444
3 Máy vi tính Bộ 115 8,4 966
4 Máy tính xách tay Bộ 3 28,8 86,4
5 Máy in Laser Máy 25 6 152
6 Máy ảnh kĩ thuật số Máy 1 8 8
7 Máy vẽ Proter Máy 3 64 192
8 Máy đóng gáy xoắn Máy 2 7 14
Tổng số 2042,4
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Trong năm 2021, để quay lại với guồng công việc và phát triển công ty, công ty đã đầu tư 419,5 triệu đồng để trang bị thêm một số phần mềm chuyên dụng như các phần mềm tính toán địa chất, phần mềm đo đạc, phần mềm tính điều tiết… nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác thiết kế, giám sát thi công công trình và các công trình khác mà công ty nhận hợp đồng thiết kế và thi công.
2.3.4. Cơ cấu xây dựng .
- Giá trị sản lượng:
Năm 2019 là 4.458.300(triệu đ) Năm 2020 là 2.979.900(triệu đ) Năm 2021 là 3.507.743(triệu đ)
Trong đó: Nguồn vồn được phân bổ cho các lĩnh vực xây dựng được thể hiện như trong bảng sau:
Bảng 2.10: Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong 3 năm 2019-2021
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Sản lượng xây lắp 1638945 55 2174800, 7 62 2541231 57 Giá trị sx vật liệu xây dựng 59598 2 35077,43 1 312081 7 Giá trị sản xuất, kd khác 148995 5 105232,2 9 3 579579 13 Sản lượng công trình 1132362 38 1192632,6 34 1025409 23 Tổng sản lượng 2979900 100 3507743 100 4458300 100 (Nguồn: Phòng Kế toán)
- Từ các số liệu trên cho ta thấy: hoạt động sản xuất xây lắp chiếm tỷ trọng chính trong các lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Cùng với sự đầu tư theo chiều sâu máy móc thiết bị lĩnh vực này liên tục tăng (57% năm 2021 so với 55% năm 2019). Đây cũng là một lĩnh vực đem lại doanh thu chính cho tổng công ty, giá trị sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng 2% năm 2019 lên 7% năm 2021. Dự kiến đến năm 2025 tăng lên 25% (tương đương 150 USD theo tỷ giá hiện tại).
- Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tỷ trọng giá sản xuất công nghiệp bằng tăng cường công tác đầu tư, hệ thống sản phẩm sản xuất công nghiệp của Tổng công ty đã trở nên đa dạng hoá. Trong những năm tới các sản phẩm này
sẽ được hiện diện nhiều trên thị trường. Động lực để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh là hoạt động đầu tư.
2.4. Phương pháp lập và quản lý dự án đầu tư
Hoạt động đầu tư phát triển trong bất cứ doanh nghiệp, công ty nào cũng rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp hay công ty đó. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua VietStar luôn chú trọng đến công tác đầu tư phát triển tại công ty. Điều này được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư tăng lên qua các năm đã phân tích ở trên. VietStar tập trung sử dụng vốn đầu tư phát triển cho hoạt động ở nội dung như : Đầu tư vào tài sản cố định; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đầu tư hệ thống quản lý chất lượng và đầu tư vào một số hoạt động khác.
Hoạt động đàu tư phát triển theo nội dung đầu tư tại VietStar trong từng năm và trong cả giai đoạn 2019 – 2021 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.11: Vốn đầu tư của công ty phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2019 - 2021
(ĐVT: tỷ đồng)
Nội dung
đầu tư Năm 2019 Tỷ lệ(%) Năm 2020 Tỷ lệ(%) Năm 2021 Tỷ lệ(%)
Tổng vốn đầu tư 17 100 12 100 16 100
Đầu tư vào tài sản cố định 11 64,71 7,3 60,83 10,5 65,6
3 Đầu tư phát triển nguồn
nhân lực 1 5,88 0,7 5,83 0,85 5,31
Đầu tư hệ thống quản lý 3,8 22,35 3 25 3,2 20
Đầu tư phát triển khác 1,2 7,06 1 8,34 1,45 9,06
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhìn tổng thể ta có thể thấy rằng vốn đầu tư của VietStar chủ yếu là tập trung đầu tư vào tài sản cố định (chiếm từ 64,71% đến 65,63%) và đầu tư vào hệ thống quản lý (chiếm từ 20% đến 25% tổng nguồn vốn). .
2.5. Nội dung, phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư2.5.1. Hiệu quả tài chính: 2.5.1. Hiệu quả tài chính:
Bảng 2.12: Bảng đánh giá hiệu quả tài chính của Công ty
Chỉ
tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
ROA
ROS
ROE
Mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra lần lượt là 0,269; 0,134 và 0,215 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay => Công ty sử dụng chưa hiệu quả về tài sản.
Mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu được lần lượt là 0,138; 0,084 và 0,134 đồng lợi nhuận sau thuế => Công ty hoạt động vẫn chưa hiệu quả về mặt doanh thu.
Mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra lần lượt là 0,269; 0,126 và 0,229 đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập => Công ty vẫn có khả năng đảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.
2.5.2. Hiệu quả đầu tư
Một lần nữa ta thấy rằng công ty rất quan tâm đến hoạt động đầu tư phát triển của mình. Vốn đầu tư cho các hoạt động này tăng dần qua mỗi năm. Có sự phân bổ nguồn vốn đầu tư vào các nội dung khác nhau giữa từng năm.
Công ty dành một lượng vốn đầu tư lớn vào hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như hệ thống quản lý nhằm đạt năng suất tối ưu, từ đó đưa lại cho Công ty một phần lợi nhuận đáng kể. Còn lại là tỷ trọng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực và đầu tư khác chiếm từ 2% đến 6% còn lại, chiếm một tỷ trọng thấp hơn
2.6. Tình hình hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Tổng công ty đã cùng hợp tác với 2 đối tác về xây dựng, đó là:
Tập đoàn Taisei Nhật Bản, một tập đoàn đã có lịch sử trên 120 năm hoạt động, giá trị sản lượng từ 13-15 tỷ USD/năm.
Công ty Leighton của Australia ở Hồng Kông.
2.7. Công tác và quản lý đấu thầu
Hình 2.1: Lịch sử đấu thầu của công ty
- Công ty đã đấu thầu tổng cộng 23 gói thầu tại Thanh Hoá, trong đó: + Trúng thầu: 21 gói thầu (chiếm 91,3%)
+ Trượt thầu: 2 gói thầu (chiếm 8,7%), đa số là công trình dân dụng cơ bản
+ Đã từng đấu với 3 nhà thầu trong 5 gói thầu, thắng 3 gói, thua 2 gói, 0 chưa có kết quả, 0 gói đã bị huỷ.
+ Đã từng liên danh với 1 nhà thầu trong 1 gói thầu, thắng thầu 1 gói, thua 0 gói, 0 chưa có kết quả, 0 gói đã bị huỷ.
Hình 2.2: Tổng giá trị trúng thầu của công ty
+ Tổng giá trị trúng thầu: 17,205,915,405 VND (Trong đó 623,966,750 VND là các gói chỉ định thầu; 623,966,750 VND là các gói thầu có KQLCNT nhưng không có TBMT).
+ Tỷ lệ chào giá thấp nhất khi tham gia: 99.53%.
+ Tỷ lệ trung bình giá trúng thầu so với giá dự toán: 99.25%. + Tỉnh thành đã tham gia thầu: Thanh Hoá
+ Có quan hệ với 11 bên mời thầu.
2.8. Nội dung, phương pháp phân tích và quản lý rủi ro đầu tư2.8.1. Nội dung: VietStar đưa ra 3 chiến lược để giảm rủi ro trong đầu tư: 2.8.1. Nội dung: VietStar đưa ra 3 chiến lược để giảm rủi ro trong đầu tư:
Tập trung đầu tư dài hạn: VietStar tập trung vào kết quả dài hạn thay vì các thay
đổi thị trường hàng ngày.
Đa dạng hóa khoản đầu tư: VietStar đầu tư vào nhiều loại tài sản – như là cổ phiếu, thu nhập cố định, tiền mặt và hàng hóa
Đầu tư định kỳ: VietStar đề ra một chương trình đầu tư định kỳ để thích ứng vàđối phó với thị trường giảm giá và chiếm lợi thế khi thị trường tăng giá.
2.8.2. Quy trình:
Nhận diện rủi ro
Giám sát và kiểm soát rủi ro Ứng phó rủi ro Đánh giá rủi ro
(Nguồn: Phòng Hoạch định) Hình 2.3: Quy trình quản trị rủi ro
Sau khi Công ty nhận diện rủi ro, việc đánh giá rủi ro sẽ được thực hiện bằng các công cụ định lượng nhằm hiểu được bản chất của rủi ro, định lượng xác suất và tác động có thể xảy ra. Cuối cùng, đề xuất các giải pháp ứng phó rủi ro và giám sát và kiểm soát rủi ro tùy vào từng mức độ đánh giá các rủi ro cụ thể.
2.8.3. Phương pháp
- Hiện tại, VietStar dự định đầu tư một trong hai dự án là dự án biệt thự tầng thấp và dự án nhà ở bình dân. Có ba khả năng về cầu thị trường: cầu cao, trung bình và thấp.
- VietStar sử dụng phương pháp xác định rủi ro đầu tư với từng loại sản phẩm được tiến hành theo công thức:
Trong đó: Pi: là xác suất xuất hiện biến cố i; Ri: Tỷ suất đầu tư của biến cố thứ i;
Bảng 2.13: Xác suất và tỷ suất đầu tư của 2 dự án
Tình hình cầu của thị trường
Xác suất xuất hiện (%)
Tỷ suất đầu tư dự án nhà ở bình dân
(%)
Tỷ suất đầu tư dự án biệt thự tầng thấp (%) Cầu cao 30 70 20 Cầu trung bình 40 15 15 Cầu thấp 30 -40 10 Bình quân 33,33 15 15 (Nguồn: Phòng Hoạch định)
Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng, mặc dù tỷ suất đầu tư bình quân của hai dự án bằng nhau, đều bằng 15% nhưng chúng vẫn có sự khác nhau cơ bản. Cả hai loại dự án có tỷ suất đạt 15% nhưng ở mức xác suất nhỏ hơn (30%) thì tỷ suất đầu tư của dự án nhà ở bình dân biến thiên lớn hơn nhiều so với tỷ suất đầu tư của dự án biệt thự tầng thấp. Điều này cho thấy, nếu các giá trị tỷ suất đầu tư càng gần với giá 48 trị tỷ suất đầu tư bình quân kỳ vọng (15%) thì độ rủi ro của dự án đầu tư càng thấp. Như vậy, dự án biệt thự tầng thấp sẽ được chọn vì độ rủi ro của dự án biệt thự tầng thấp thấp hơn dự án nhà ở bình dân
.
2.9. Hoạt động đầu tư chứng khoán
Bảng 2.14: Thông tin chứng khoán công ty
Mã chứng khoán Niêm yết Giá đóng cửa ngày 31/12/2021 (VNĐ) Giá đóng cửa ngày 17/06/2022 (VNĐ) Chênh lệch (%) VSR UPCoM 24.300 43.500 79,01
(Nguồn: VietStar)
- Cổ phiếu VSR được giao dịch vứi giá đóng cửa ngày 31/12/2020 là 24.900 đồng, giá đóng cửa ngày 07/01/2022 là 43.300 đồng, tức là đã tăng lên 73,9%, tương đương với tăng 18.400 đồng/cp.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐÈ XUẤT HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY
3.1. Định hướng phát triển tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vietstar từ năm 2022 đến năm 2025. từ năm 2022 đến năm 2025.
Mở rộng địa bàn hoạt động
Hoạt động kinh doanh của VietStar không chỉ giới hạn ở khu vực miền Bắc. VietStar còn mở rộng phạm vi hoạt động trên cả nước đặc biệt thời gian gần đây một số công trình tiêu biểu ở khu vực phía Bắc và miền Trung đã đóng góp đáng kể vào sự thành công của VietStar. Tuy tỷ lệ doanh thu đóng góp từ các khu vực chưa đồng đều. Trong dài hạn, VietStar sẽ mở chi nhánh ở các khu vực mà nhu cầu xây dựng hạ tầng cao như Miền Trung Tây Nguyên. Bên cạnh đó, các văn phòng di động sẽ được VietStar áp dụng rộng rãi khi các công trình có thời gian thi công ngắn. Song song, Công ty sẽ triển khai các hoạt động đấu thầu công trình ngoài nước trong khu vực như Lào, Campuchia,….
Mở rộng ngành nghề kinh doanh
Dựa trên các lợi thế sẵn có về xây dựng công trình, trong thời gian tới VietStar sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực địa ốc, đầu tư khu du lịch và khu nghỉ dưỡng. Dự kiến đây là những lĩnh vực sẽ đưa lại giá trị gia tăng cao cho VietStar.
Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới
Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 – 2010, đất nước Việt Nam đã chính thức là thành viên tổ chức Thương Mại Thế Giới, Chính phủ đã có nhiều chủ trương tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách và thực hiện những cam kết của Việt Nam theo lộ trình đã thỏa thuận khi gia nhập vào sân chơi Quốc Tế WTO. Việt Nam bước sang trang sử mới. Trong bối cảnh phát triển kinh tế hiện nay chúng ta