1.2. Huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.2. Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Quan điểm về tăng cường huy động vốn
Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng . Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng, ổn định về số lượng để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên vốn huy động phải được ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn mà không ổn định về măt thời gian, thường xuyên có một dòng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lượng vốn dành cho vay, cho đầu tư sẽ không lớn. Như vậy hiệu quả sử dụng sẽ không cao và ngân hàng phải thường xuyên đối đầu với vốn để thanh khoản. Nhưng nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn ổn định thì ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn vốn đó vào các hoạt động có thu nhập cao. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là nếu ngân hàng thấy có nguồn vốn ổn định thì sẽ huy động hết ngay, mà việc huy động vốn của ngân hàng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngân hàng về vốn.Nếu huy động được ít thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, không đa dạng hoá được các hoạt động kinh doanh, không mở rộng cạnh tranh đựơc và sẽ bị mất hết khách hàng. Còn nếu huy động nhiều mà không sử dụng hết thì vốn sẽ bị lãng phí, khiến lợi nhuận sẽ bị giảm sút, do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo như chi trả lãi, chi phí bảo quản, kế toán, kho quỹ mà không tìm được đầu ra để bù đắp lại chi phí huy động. Tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, hợp lý đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên số lượng vốn huy động cơ cấu, loại hình, thời gian huy động lại phụ thuộc vào phương hướng kinh doanh tức là vào chiến lược tín dụng của ngân hàng.Khi ngân hàng muốn mở rộng doanh số cho vay nhằm chiếm lĩnh những thị trường lớn hơn, lúc này ngân hàng cần phải tăng cường hoạt
động huy động vốn nhằm huy động số vốn cần thiết. Trong trường hợp doanh số cho vay của ngân hàng không tăng nhưng để tăng lợi nhuận , giảm bớt loại vốn huy động có lãi suất cao, tăng cường vốn huy động có lãi suất thấp,giảm bớt chi phí của việc huy động. Còn khi ngân hàng muốn thu hẹp hoạt động tín dụng thì bắt buộc phải có sự thay đổi tương ứng trong hoạt động huy động nhằm giảm bớt một cách tương ứng lượng tiền không cần thiết .Nhờ đó tránh đựơc những chi phí mà ngân hàng phải gánh chịu nếu không có sự đồng bộ giữa huy động và sử dụng.Tóm lại, giữa công tác huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Để thực hiện được tốt công tác này phải thực hiện tốt công tác kia và ngược lại. Trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng phải kết hợp được một cách tối ưu hoạt động của công tác huy động vốn và công tác sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Thương mại
a. Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Vì vậy nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, thường chiếm từ (90%-95%) trong tổng nguồn vốn, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM. Chỉ tiêu này càng lớn, thì mức độ quan trọng của vốn huy động trong ngân hàng càng cao. Nó quyết định mô tăng trưởng của tổng tài sản. Hơn nữa, Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ do đó Ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định của NHNN trong lĩnh vực này. [8, tr41]
Tỷ trọng vốn huy động (%) = Tổng vốn huy động x100%
+ Cơ cấu nguồn vốn: Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh từng loại vốn huy động với tổng vốn huy động.
Tỷ lệ loại vốn i (%) = Vốn huy động loại i x100% Tổng vốn huy động
Đây là quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, theo các cách phân loại khác nhau, cơ cấu này phản ánh tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Tính hợp lý được thể hiện ở sự phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn để làm sao hệ số sử dụng vốn tiến gần đến 1 – điều lý tưởng mà các ngân hàng hướng tới. Trong các thời kỳ kinh doanh, NHTM cần quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu huy động vốn sao cho ngày càng hợp lý.
Trên cơ sở các hệ thống chỉ tiêu này, ngân hàng tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô cho vay và đầu tư. Đa dạng hóa các nguồn tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Duy trì tính ổn định của nguồn tiền. Tìm kiếm các công cụ nợ phát triển thị trường nợ của ngân hàng. Quản lý quy mô cơ cấu nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất.
b. Sự ổn định của nguồn vốn
Tính ổn định của của nguồn vốn quyết định một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng. Thông thường tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi nguồn vốn tăng đều qua các năm, luôn ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Điểu này được thể hiện qua chỉ tiêu:
+ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh với tổng vốn huy động qua các năm:
Tốc độ tăng trưởng của
nguồn vốn huy động =
Vốn huy động năm trước
x100% Vốn huy động năm sau
Trong điều kiện cụ thể, nguồn vốn của một ngân hàng có thể có tốc độ và quy mô thay đổi khác nhau. Các ngân hàng lớn có quy mô nguồn vốn lớn và tốc độ tăng trưởng nguồn có thể không như các ngân hàng nhỏ. Những ngân hàng ở trung tâm có cơ cấu nguồn khác với ngân hàng ở xa trung tâm.
c. Chi phí huy động vốn
Việc đo lường chi phí phát sinh trong quá trình tạo vốn là việc làm hết sức quan trọng đối với Ngân hàng vì nó cho phép Ngân hàng có thể tìm kiếm được những nguồn vốn có chi phí thấp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, các Ngân hàng ưa thích huy động và sử dụng những nguồn vốn mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng sau khi trừ đi mọi chi phí. Vậy loại vốn huy động nào có chi phí thấp nhất? Tại Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ có những thống kê quan trọng về chi phí và thu nhập có liên quan đến các loại tiền gửi Ngân hàng. Kết quả cho thấy tiền gửi không kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán (loại không phải trả lãi) là loại tiền gửi có chi phí thấp nhất được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng [5, tr77]. Mặc dù liên quan đến tiền loại tiền gửi này, ngân hàng phải chịu các chi phí dịch vụ, chi phí quản lý tài khoản. Tuy nhiên, so với các loại tiền gửi khác, đây là tiền gửi có chi phí thấp nhất. Việc đo lường chi phí huy động vốn sẽ giúp cho Ngân hàng có cơ sở xác định mức lãi suất huy động và mức lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng, qua đó có khả năng tối đa lợi nhuận. Đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân, lãi suất huy động từng nguồn và chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào.
Chi phí huy động vốn bình quân: chỉ tiêu này cho phép xác định chi phí vốn của ngân hàng trong quá khứ, đây là cơ sở để xác định điểm hòa vốn trước khi xác định mức lãi suất đầu ra cho phù hợp.
Tỷ lệ chi phí trả lãi bình
quân =
Tổng chi phí trả lãi
x100% Vốn huy động + Vốn vay
Xác định chi phí vốn dự tính bình quân gia quyền
Chi phí vốn của ngân hàng được xác định trên cơ sở mức chi phí của từng nguồn vốn kinh doanh (sau khi điều chỉnh tỷ lệ dự trữ của ngân hàng) có tính đến cơ cấu nguồn vốn.
Chi phí vốn
bình quân = (Lãi suất loại vốn i x Tỷ trọng vốn huy động i)
Xác định chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân
Chênh lệch
lãi suất = Lãi suất cho vay bình quân – Lãi suất huy động bình quân
Chênh lệch càng lớn, điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao. Lợi nhuận mang lại cho ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên, như ở trên đã phân tích, nguồn chi phí giá rẻ thì độ ổn định không cao, do đó lợi nhuận thu được từ nguồn vốn giá rẻ cao đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro lớn, ngân hàng nên cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. [5, tr78-80]