CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Để xử lý đƣợc các số liệu thu thập đƣợc, luận văn sử dụng các phƣơng
pháp tổng hợp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp nghiên cứu tình huống...
(-) Phƣơng pháp phân tích
Phƣơng pháp phân tích đƣợc thực hiện chủ yếu qua việc chi tiết đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành; sau đó tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hƣởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng nhƣ xem xét mức độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận. Việc xem xét phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp cho việc đánh giá đƣợc chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận, từ đó sẽ có những giải pháp sát thực với tình hình cụ thể.
Trong đề tài, tác giả phân tích tình hình rủi ro và quản trị rủi ro của NHCSXH tỉnh Nam Định chi tiết theo năm bộ phận cấu thành là môi trƣờng kiểm soát; nhận dạng và đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; hệ thống thông tin và truyền thông và giám sát. Thông qua việc phân tích năm bộ phận cấu thành để đƣa ra mặt đạt đƣợc và hạn chế của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXH tỉnh Nam Định.
(-) Phƣơng pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đề tài lấy các chỉ tiêu
của năm liền trƣớc là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2013, 2014, 2015 là chỉ tiêu phân tích đƣợc so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tƣơng ứng.
Luận văn thực hiện việc so sánh mức biến động tuyệt đối và tƣơng đối của các chỉ tiêu về nguồn vố huy động; dƣ nợ cho vay; tỷ lệ sử dụng vốn/tổng vốn huy động; tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay/vốn sử dụng; tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay/tổng vốn huy động... của NHCSXH tỉnh Nam Định nhằm xác định rõ xu hƣƣớng thay đổi tình hình hoạt động, đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. So sánh số liệu về hoạt động của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng với các tỉ lệ giới hạn của một vài ngân hàng khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Nam Định là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.
(-) Phƣơng pháp tổng hợp
Phƣơng pháp tổng hợpđƣợc thực hiện tiếp theo sau phƣơng pháp phân tích, so sánh nhằm mục đích liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, so sánh từ đó nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phƣơng pháp tổng hợp trong tổng quan nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình nghiên cứu của các đề tài luận văn trƣớc đây đối với đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hoặc để đánh giá tổng thể về rủi ro tín dụng của NHCSXH tỉnh Nam Định trên cơ sở kết quả có đƣợc từ phƣơng pháp phân tích, so sánh đƣợc nêu ở mục trên.
(-) Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống
Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống nhằm đƣa ra kinh nghiệm giải quyết vấn đề thông qua tình huống cụ thể. Với ý nghĩa đó, luận văn lựa chọn nghiên cứu kinh nghiệm trong việc thiết lập và triển khai hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Grameen Băng-la-đét. Từ việc nghiên cứu hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Grameen Băng-la-đét, tác giả tìm
ra các kinh nghiệm hữu ích, có thể vận dụng tại NHCSXH tỉnh Nam Định để từ đó đề xuất giải pháp cụ thể.