Di sản Sputnik

Một phần của tài liệu Lý thuyết dây - 40 năm một hành trình dài ppt (Trang 28)

Richard Corfield Vệ tinh nhân tạo đầu tiên không gì hơn chỉ là một quả cầu kim loại phát ra những tiếng bíp bíp lạc lõng trong tần số radio, và mục đích của nó chỉ là chứng minh cho sức mạnh của công nghệ tên lửa Soviet. Nhưng việc phóng vệ tinh Sputnik trong tháng này hồi nửa thế kỉ trước đã làm cho không gian gần Trái Đất và phần còn lại của hệ Mặt Trời bớt bí ẩn đi nhiều lần so với như không có nó, như Richard Corfield sẽ giải thích sau đây.

Ngày 8 tháng 12 năm 1957, tờ báo International Herald Tribune đã chạy một trong những dòng tít đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử thám hiểm không gian. Chỉ gỏn gọn một từ “Kaputnik!” rành rành ngay trang nhất đã làm bẽ mặt nước Mĩ sau một nỗ lực không thành nhằm phóng một vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo từ mũi Canaveral hai ngày trước đó. Tên lửa Vanguard được quảng cáo nhiều của Hải quân Mĩ chỉ cất lên được vài feet từ bệ phóng trên đảo Merrit trước khi rơi trở xuống và nổ tung. Vệ tinh mà nó mang theo – một cỗ máy kì cục gồm các dây dẫn và mạch điện được ráp nối với nhau một cách hấp tấp chỉ để gửi các tín hiệu radio về Trái Đất – đã lăn lông lốc trước bệ phóng vài feet và phát ra những tiếng kêu bíp bíp đến tội nghiệp.

Trở lại thời gian hai tháng trước đó, vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới – Sputnik 1 – vào quỹ đạo quanh Trái Đất, như vậy đã đồng thời khẳng định sức mạnh vượt trội của công nghệ tên lửa của Soviet và kích động cuộc chạy đua không gian. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người Mĩ cảm thấy ê chề hai tháng sau đó khi đối mặt với cái thường được xem là sự rủi ro bình thường của một chuyến bay thử.

Một phần của tài liệu Lý thuyết dây - 40 năm một hành trình dài ppt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)