STT Chỉ tiêu Số hộ Tiền BTHT Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 53 100 949,13 100 1
Thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất
2 Đầu tư vào sản xuất kinh
doanh dịch vụ 25 47,16 284,65 29,99062
3 Đầu tư học nghề 0 0
4 Đầu tư xây dựng, sửa
chữa nhà cửa 17 32,07 318,875 33,59656
5 Mua đồ dùng sinh hoạt
gia đình 9 16,98 252,828 26,63787
6 Cho vay 0 0
7 Gửi tiết kiệm ngân hàng 2 3,77 92,78 9,774952 8 Mục đích khác
(ghi rõ):………….
(Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra khảo sát các hộ sau BTHT GPMB)
+ Qua số liệu bảng , sau khi nhận tiền bồi thường đại đa số người dân chi cho đầu tư cho sản xuất kinh doanh dịch vụ 25 hộ (47,16%) sau đó là xây dựng sửa chữa nhà cửa 17 hộ (32,07%), mua đồ dung sinh hoạt hàng ngày 9 hộ (16,98%), gửi tiết kiệm 2 hộ (3,77%).
+ Do đây là vùng giao thông thuận lợi, gần đường mòn Hồ Chí Minh tuy có thu nhập chính là nông nghiệp nhưng sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào việc đầu tư cho ngành nghề khác để phát triển chủ yếu là thương mại và dịch vụ, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa nhà cửa. Số ít còn lại là dùng mua đồ dùng sinh hoạt và cho vay.
+ Như vậy việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình để thực hiện dự án có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển kinh tế của hộ gia đình, do bị thu hồi đất nông nghiệp nên các hộ gia đình có xu hướng đầu tư tài chính vào các ngành nghề kinh doanh, thương mại dịch vụ khác.
- Tình trạng việc làm sau khi bị thu hồi đất
Bảng 3.12. Tình trạng việc làm của hộ dân trước và sau thu hồi đất
Đơn vị tính: Người
STT Chỉ tiêu
Trước thu hồi Sau thu hồi Tổng số (người) Tỷ lệ % Tổng số (người) Tỷ lệ (%) 414 100,00 414 100
1 Nghề nghiệp của các lao
động trong hộ 286 69,08 286 69,08
Lao động nông nghiệp 117 28,26 102 24,64
Tiểu thủ công nghiệp 45 10,87 53 12,80
Dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ khác 87 21,01 92 22,22
Làm thuê 14 3,38 16 3,86
Công nhân trong các nhà máy
tại địa phương
CB, CNVC 23 5,56 23 5,56
Nghề khác (ghi rõ)….
Không có việc làm
2 Không có khả năng lao động
(Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra khảo sát các hộ sau BTHT GPMB)
Qua bảng số liệu trên cho thấy Thanh Tiên, lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, buôn bán nhỏ. Sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thì số lao động này giảm hẳn chuyển sang chờ bố trí vào nhà máy khi được xây dựng xong, mặt khác thì người dân có một khoản đền bù để đầu tư chuyển sang hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, buôn bán nhỏ. Cho thấy việc thu hồi đất để thực hiện dự án nói trên cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng.
- Thu nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất
Qua bảng số liệu ta thấy: Nhìn chung thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất có giảm, tuy nhiên do diện tích thu hồi không lớn do đó lượng thu nhập giảm không đáng kể. Bên cạnh đó, do số lượng lao động từ nông nghiệp có chuyển sang các ngành nghề khác như kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nên thu nhập của các ngành nghề này tăng lên.
Bảng 3.13. Thực trạng bình quân thu nhập sau thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Bình quân thu nhập trước khi bị thu hồi đất Bình quân thu nhập sau khi bị thu hồi đất (1000 đống/năm/khẩu) (1000 đống/năm/khẩu)
1 Thu nhập từ nông nghiệp 10.000 9.200
2 Thu nhập từ công nghiệp, TTCN 14.000 15.200 3 Thu nhập từ kinh doanh dich vụ 40.000 44.200
4 Thu nhập từ làm thuê 12.000 12.000
5 Làm công nhân, CBVC 36.000 36.000
6 Thi nhập từ cho thuê nhà
7 Thu nhập từ ngành nghề khác
Như vậy việc khi triển khai thực hiện dự án, việc thu hồi đất nông nghiệp mặc dầu ảnh hưởng đến thu nhập từ nông nghiệp, nhưng lại góp phần thúc đẩy các ngành nghề khác mang lại thu nhập cao hơn góp phần phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đó cũng là một phần mục tiêu của Dự án mang lại cho người dân khi thực hiện việc thu hồi đất thực hiện bồi thường GPMB để thực hiện Dự án.
- Tổng hợp các ý kiến đề nghị:
Trong số nhiều ý kiến đề nghị thì qua khảo sát cho thấy, ý kiến việc tăng giá đất đền bù (28/53 ý kiến) ; ý kiến đề nghị là cho vay vốn ưu đãi (15/53 ý kiến); ý kiến chọn đào tạo nghề trực tiếp là (6/53 ý kiến); có 4/53 hộ không có ý kiến nào khác
Như vậy có thể thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, mặc dù người dân chấp thuận phương án đền bù của nhà nước để thực hiện. Tuy nhiên người dân vẫn chưa hài lòng về mức giá đất nông nghiệp, bên cạnh đó hầu hết người dân tại khu vực điều tra có nhu cầu được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế các ngành nghề khác. Đây cũng là nhu cầu chính đáng và phù hợp đối với người dân tại khu vực đô thị nhằm mở rộng ổn định sản xuất kinh doanh; bên cạnh đó người dân cũng đề nghị được hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp vì việc hỗ trợ đào tạo nghề hiện nay nhà nước hỗ trợ bằng tiền.
Các ý kiến đề nghị nói trên cũng xuất phát từ thực tiễn của người dân là cơ sở để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh quy định phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người dân.
3.6.2. Dự án 2
Tại Dự án 2: Căn cứ vào quy mô, khối lượng của dự án, tổng số phiếu điều tra gửi đi là 30 phiếu, thu về 30 phiếu, mỗi phiếu là một hộ gia đình. Điều tra cho thấy:
- Phương thức sử dụng tiền sau khi bị thu hồi đất
+ Phương thức sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân khi được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ tại ba dự án trên được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.14. Thực trạng sử dụng tiền bồi thường STT Chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Số hộ Tiền BTHT Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 30 100 1623,59 100,00 1
Thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất
2 Đầu tư vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp 21 79,22 1202 74,03
3 Đầu tư học nghề
4 Đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà
cửa 05 14,29 299 18,42
5 Mua đồ dùng sinh hoạt gia đình 02 2,60 80 4,93
6 Cho vay 0,00
7 Gửi tiết kiệm ngân hàng 01 2,60 40,00 2,46
8 Mục đích khác
ví dụ: Cất giữ trong nhà…. 01 1,30 2,59 0,16
(Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra khảo sát các hộ sau BTHT GPMB)
+ Qua số liệu bảng, sau khi nhận tiền bồi thường đại đa số người dân chi cho đầu tư cho sản xuất nông lâm nghiệp 21 hộ (79,23 %) sau đó là xây dựng sửa chữa nhà cửa 05 hộ (14,29%), mua đồ dung sinh hoạt hàng ngày 02 hộ (2,6%), gửi tiết kiệm 01 hộ (2,6 %) và mục đích khác 01 hộ (1,3 %)
+ Do đây là vùng miền núi chủ yếu là lao động nông nghiệp nên sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ vào việc đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp, sửa chữa nhà cửa. Số ít còn lại là dùng mua đồ dùng sinh hoạt và gửi tiết kiệm.
+ Như vậy việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình để thực hiện dự án xây dựng đường giao thông, tạo thuận lợi cho phát triển giao
thông tại địa phương, đặc biệt là các hộ trồng cây lâm nghiệp (keo, gỗ) các hộ trồng chè thuận tiện trong việc giao thương vận chuyển hàng hóa, nên các hộ gia đình có xu hướng đầu tư trở lại vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp
- Tình trạng việc làm sau khi bị thu hồi đất
Bảng 3.15. Tình trạng việc làm của hộ dân trước và sau thu hồi đất
Đơn vị tính: Ngườ
STT Chỉ tiêu
Trước thu hồi Sau thu hồi 1 năm Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ (%) (người) % (người) 370 100 370 100
1 Nghề nghiệp của các lao động
trong hộ 296 80 296 80
Lao động nông nghiệp 286 77,30 275 74,32
Tiểu thủ công nghiệp
Dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ khác 4 1,08 10 2,70
Làm thuê 4 1,08 4 1,08
Công nhân trong các nhà máy tại địa
phương 5 1,35
CB, CNVC 2 0,54 2 0,54
Nghề khác (ghi rõ)….
Không có việc làm
2 Không có khả năng lao động (hoặc
còn nhỏ- đi học) 74 20,00 74 20,00
(Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra khảo sát các hộ sau BTHT GPMB)
sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, số lao động nông nghiệp có giảm nhưng không đáng kể; chủ yếu là một số hộ gia đình có diện tích thu hồi lớn hơn. Do đường giao thông mở rộng thuận tiện đi lại, nên một số hộ bị thu hồi đất chuyển sang buôn bán nhỏ lẻ dọc hai bên đường cung cấp một số dịch vụ nhỏ lẻ khác; mặt khác điều kiện giao thông thuận tiện nên người dân đã xây dựng các xưởng chế biến chè sản xuất cung cấp cho các nhà máy lớn, lâm sản vì vậy số lượng lao động chuyển một phần sang làm công nhân của nhà máy. Như vậy việc thu hồi đất để thực hiện dự án nói trên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động của vùng.
- Thu nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất
Bảng 3.16. Thực trạng bình quân thu nhập sau thu hồi đất
STT Chỉ tiêu
Bình quân trước khi bị thu hồi đất
Bình quân sau khi bị thu hồi đất (1000
đống/năm/khẩu)
(1000 đống/năm/khẩu)
1 Thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp 26.000 31.000
2 Thu nhập từ công nghiệp,
TTCN
3 Thu nhập từ kinh doanh, dich
vụ 35.000 38.000
4 Thu nhập từ làm thuê
5 Làm công nhân, CBVC 36.000 36.000
6 Thi nhập từ cho thuê nhà
7 Thu nhập từ ngành nghề khác
(Nguồn: Tổng hợp từ Phiếu điều tra khảo sát các hộ sau BTHT GPMB)
Qua bảng số liệu ta thấy: Nhìn chung thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất có tăng lên, tuy nhiên do diện tích thu hồi không lớn do đó lượng thu nhập giảm không đáng kể. Bên cạnh đó, do số lượng lao động từ nông nghiệp có chuyển sang các ngành nghề khác như kinh
doanh buôn bán nhỏ nên thu nhập của các ngành nghề này tăng lên.
Như vậy việc khi triển khai thực hiện dự án, việc thu hồi đất nông nghiệp mặc dầu ảnh hưởng đến diện tích đất thu hồi, nhưng ngược lại sau khi thu hồi thì đường giao thông thuận tiện góp phần thúc đẩy giá trị thu nhập cho người dân. Đó cũng là một phần mục tiêu của Dự án mang lại cho người dân
- Tổng hợp các ý kiến đề nghị:
Trong số nhiều ý kiến đề nghị thì qua khảo sát cho thấy, ý kiến người dân đề nghị đẩy nhanh tiến độ chi trả cho các hộ gia đình nhiều nhất (30/30 ý kiến); Bên cạnh đó người dân đề nghị các nội dung liên quan đến việc xác định ranh giới, diện tích sử dụng đất trong quá trình thực hiện (30/30 ý kiến); các hộ gia đình khác không có ý kiến gì khác (30/30 ý kiến)
Đối với dự án xây dựng đường giao thông nói trên do chủ đầu tư trong quá trình thực hiện vướng mắc về kinh phí GPMB do xây dựng dự toán kinh phí BTGPMB ban đầu thấp hơn so với thực tế, cho nên phải thực hiện việc bổ sung dự toán. Dẫn đến chậm trễ chi trả cho người dân bị ảnh hưởng..; bên cạnh đó là một số vướng mắc trong quá trình đo đạc xác định lại ranh giới mốc giới của thửa đất bị thu hồi còn chưa chính xác do đơn vị đo đạc sai sót trong quá trình thực hiện.
Các ý kiến đề nghị nói trên cũng xuất phát từ thực tiễn của người dân là cơ sở để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh quy định phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người dân.
3.7. Đánh giá các giải pháp đẩy nhanh tiến độ gpmb thực hiện các dự án và đảm bảo sinh kế cho người dân có đất bị thu hồi
3.7.1. Giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB
-UBND huyện cần thành lập tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ban bồi thường GPMB để thực hiện công tác BTGPMB được sâu sát; đảm bảo đội ngũ chất lượng về công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ cho người dân có đất bị thu hồi; Tuy nhiên do UBND huyện Thanh Chương chưa thành lập tổ chức này dẫn đến giải pháp này đề xuất cho việc thực hiện dự án trong
tương lai.
-Thực hiện tốt bước đầu của công tác bồi thường GPMB, đó là công tác kiểm kê, kiểm đếm đất đai, tài sản, hoa màu…phải thực hiện với phương châm “nhanh và chính xác”, tránh gây tình trạng thiếu xót, thắc mắc của người dân sau khi phương án đã được phê duyệt;
- Tăng cường các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo, cơ quan chuyên môn với các hộ bị thu hồi đất để giải thích về chế độ chính sách và ý kiến thắc của hộ gia đình có đất bị thu hồi;
-Quá trình giải quyết đảm bảo đúng trình tự quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý hiện hành từ bước lập quy hoạch, thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và niêm yết công khai phải đảm bảo minh bạch; -Công tác điều tra, xác minh phải chặt chẽ đảm bảo đúng đối tượng để áp dụng chính sách cho phù hợp và không làm ảnh hưởng quyền lợi của người bị thu hồi đất;
- Các hộ dân cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi thực hiện đầy đủ các bước theo trình tự thì phải kiên quyết xử lý;
-Nghiêm khắc xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm trong việc làm sai lệch hồ sơ, thiếu trách nhiệm trong việc điều tra, xác minh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân và Nhà nước;
3.7.2. Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân có đất sau khi bị thu hồi
-Quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng giá đất, giá tài sản, cây cối, vật kiến trúc sát với giá thị trường. Địa phương cần rà soát xây dựng tổng thể về khung giá đất trên địa bàn, quá trình thực hiện xác định giá đất cụ thể để bồi thường nếu cần thiết thì thuê đơn vị tư vấn có chức năng tư vấn định giá đất để tham mưu cho Hội đồng tư vấn, xét duyệt giá đất bồi thường sát với giá thị trường để đảm bảo quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi.
- Cần có đề án nghiên cứu toàn diện để tìm ra giải pháp và cơ chế giải quyết đồng bộ các vấn đề hậu giải phóng mặt bằng. Đảm bảo sinh kế cho
người dân có đất sau khi thu hồi thông qua : Phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ; Hướng dẫn và định hướng cho người dân có đất để phát triển kinh tế sau khi thu hồi gắn với một mô hình kinh tế có hiệu quả. Định hướng phát triển là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước cần phải xây dựng dựa trên nhu cầu và sự phát triển của địa phương.
3.7.3. Giải pháp tổ chức thực hiện
-Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác đăng ký quyền sử dụng đất và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Làm tốt công tác này sẽ đẩy nhanh và thực hiện tốt công tác kiểm điếm, quy chủ sử dụng và phân loại nguồn gốc đất mà nguồn gốc đất là cơ sở để áp giá bồi thường, hỗ trợ tới từng hộ dân;
-Kiểm tra, rà soát, tính toán kỹ lưỡng công tác thực hiện các loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới,… vì một trong những cơ sở pháp lý để thu hồi đất, bồi thường GPMB là dựa