0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thương vụ hợp nhất giữa 3 ngân hàng

Một phần của tài liệu NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MA VÀ THỰC TIỄN MA TẠI VIỆT NAM (Trang 32 -33 )

Phương án hợp nhất:

Đề án hợp nhất ba ngân hàng trên được soạn thảo tháng 12/2011. Phương án hợp nhất theo đề án này là 3 ngân hàng sẽ hợp thành một ngân hàng mới với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), sau khi hợp nhất 3 ngân hàng bị hợp nhất sẽ chấm dứt hoạt động. Ngân hàng sau hợp nhất sẽ tiếp nhận và thực thi các quyền của chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ của ba ngân hàng bị hợp nhất. Báo cáo tài chính đã kiểm toán 9T/2011 của ba ngân hàng sẽ là cơ sở cho việc hợp nhất các số liệu kế toán và chuyển giao tài sản. Giá trị hợp nhất của ba ngân hàng bị hợp nhất sẽ được chuyển giao cho ngân hàng mới vào ngày hợp nhất và vốn điều lệ của ngân hàng mới sẽ bằng tổng vốn điều lệ của ba ngân hàng hợp nhất.

Nguyên tắc thực hiện hợp nhất:

Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu của ba ngân hàng bị hợp nhất thành cổ phiếu cuả ngân hàng mới là 1:1. Vậy SCB mới có 10.583.801.040.000 đồng vốn điều lệ. Trong khi việc hoán đổi theo tỷ lệ 1:1 cổ phiếu của ba ngân hàng bị hợp nhất được giao dịch với mức giá khác nhau trên sàn OTC. Cổ phiếu SCB có giá 4.900 đồng/CP trước thời điểm công bố thông tin hợp nhất, cổ phiếu TNB và FCB hầu như không có giao dịch trước khi công bố thông tin hợp nhất. Trong những tháng đầu năm 2011 TNB được chào bán với giá 7.700 đồng/CP, FCB 9.300 đồng/CP.

Quá trình thực hiện hợp nhất:

Tiểu luận Luật Kinh Tế GVHD: PGS.TS Bùi Xuân Hải

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Giá trị hợp nhất của ba ngân hàng bị hợp nhất sẽ được chuyển giao cho ngân hàng mới vào ngày hợp nhất và vốn điều lệ của ngân hàng mới sẽ bằng tổng vốn điều lệ của ba ngân hàng hợp nhất.

Trước đó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo BIDV tham gia vào quá trình hợp nhất 3 ngân hàng theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thời điểm hiện tại khoản vay NHNN của ba ngân hàng hợp nhất là 2.196 tỷ đồng. Ngoài ra BIDV đã cho ba ngân hàng hợp nhất vay tổng cộng 2.400 tỷ đồng. Như vậy phần góp từ nguồn của Nhà nước cho ba ngân hàng vay tại thời điểm hợp nhất là gần 4.600 tỷ đồng (38,9% vốn chủ sở hữu của Ngân hàng mới). Theo công bố chính thức, khi tham gia vào quá trình hợp nhất , BIDV sẽ đại diện cho phần vốn nhà nước đã cho ba ngân hàng này vay.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mười ngàn năm trăm tám mươi ba tỷ đồng tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn).

Một phần của tài liệu NHỮNG QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MA VÀ THỰC TIỄN MA TẠI VIỆT NAM (Trang 32 -33 )

×