Khuyến khích hình thành tổ chức định mức tín nhiệm trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam (Trang 29 - 30)

II. Giải pháp trước mắt

7. Khuyến khích hình thành tổ chức định mức tín nhiệm trong và ngoài nước

Thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường đối với nhà đầu tư còn rất ít. Nhiều doanh nghiệp phát hành còn không công bố những thông tin bất lợi của mình cho nhà đầu tư biết trước khi phát hành. Điều này, làm cho nhà đầu tư không an tâm trong việc đầu tư trái phiếu công ty. Do vậy, việc thành lập công ty định mức tín nhiệm cho thị trường trái phiếu là đòi hỏi tất yếu và cấp bách.

Công ty định mức tín nhiệm (CRA) giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế. CRA sẽ đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích đánh giá các phương trình đầu tư của Chính phủ, chẳng hạn như chương trình phát triển mía đường, chương trình xây dựng các nhà máy xi măng,…giúp minh bạch hoá thông tin của doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu. Từ đây, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ. Từ đó, họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay không, và đầu tư thì với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu? Điều này cũng giúp cho những doanh nghiệp, địa phương và Chính phủ có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ không cào bằng lãi suất trái phiếu như trước đây.

CRA tập trung đánh giá các tổ chức tài chính, ngân hang, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hang, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước. CRA cũng đánh giá cả Chính phủ, các địa phương, các bộ trong việc phát hành trái phiếu dài hạn.

CRA với vai trò là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập, chuyên nghiệp, sẽ là phương thức tốt nhất để quảng bá hình ảnh của những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả đầu tư, cơ cấu tài chính để

phòng tránh rủi ro về khả năng thanh toán. Thông qua đánh giá các doanh nghiệp, ngân hàng, CRA sẽ giúp Chính phủ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, có đối sách để quản lý chương trình xử lý nợ khó đòi.

Trong tình hình hiện tại của Việt Nam, thì Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước (CIC) nên chuyển thành Công ty định mức tín nhiệm là thích hợp nhất. Như chúng ta đã biết, vừa qua CIC đã tổ

chức đánh giá xếp hạn tín nhiệm của các doanh nghiệp trên sàn niêm yết; mặt khác, hàng năm CIC cũng tổ chức đánh giá xếp hạn các doanh nghiệp, nhưng thông tin về doanh nghiệp cũng chưa đầy đủ nên mức độ chính xác trong đánh giá cũng chưa cao. Do vậy, việc chuyển mô hình hoạt động sẽ có nhiều điểm tương đồng và thuận lợi hơn.

Ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Như vậy, với CRA trong nước và nước ngoài sẽ gọi vốn đầu tư vào Việt Nam: Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếu một công ty định mức tín nhiệm trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w