0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và chính phủ 1 Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ (Trang 35 -38 )

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ NỢ XẤU 3.1 Kinh nghiệm giải quyết nợ xấu ở một số nước trên thế giớ

3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và chính phủ 1 Ngân hàng nhà nước

3.3.1 Ngân hàng nhà nước

- Trước mắt cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, giám sát kỷ luật hạch toán và tuân thủ các quy định về công tác tín dụng;

- NHNN cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh (kể cả một số Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt) mua lại những ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, việc mua lại này cần sự hỗ trợ từ tài chính từ phía Ngân hàng nhà nước. Hành vi thâu tóm và mua lại như vậy có thể giúp những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ. Nếu những ngân hàng có nhiều nợ xấu lại là ngân hàng quốc doanh thì khó có thể để tư nhân mua lại ngân hàng quốc doanh. Khi đó có lẽ phải cấu trúc lại giữa các ngân hàng quốc doanh với nhau, nghĩa là để các ngân hàng quốc doanh “hỗ trợ” lẫn nhau;

- Ngân hàng Nhà nước bổ sung, chỉnh sửa lại về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn cả về tính pháp lý, giải pháp kỹ thuật và chế tài để buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tư hơn nữa vào việc quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, đặc biệt là việc thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng;

- Cần hạn chế can thiệp hành chính của Nhà nước vào hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại;

- Cần có giải pháp dự phòng trong tình huống thanh khoản các ngân hàng gặp khó khăn, cần đến vai trò của “người cho vay cuối cùng” là Ngân hàng Nhà nước.

3.3.2 Chính phủ

- Miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán nợ sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ không làm tốn kém ngân sách nhà nước. Mặt khác Nhà nước cần miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nghiệp vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính cho rằng, điều này giúp giảm lãi suất huy động, và giúp hệ thống ngân hàng thương mại có điều kiện huy động vốn dài hạn, thay vì ngắn hạn, đồng thời thúc đẩy tiến trình chứng khoán hóa các khoản nợ;

- Thời gian qua, thị trường bất động sản suy giảm và đóng băng đã ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hồi các khoản tín dụng đầu tư, kinh doanh bất động sản và các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản. Để xử lý nợ xấu thì tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là điều cần thiết.

+ Rà soát các dự án đã giao để xác định các dự án tạm dừng, dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện. Cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch; khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư;

+ Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng thêm nhu cầu văn phòng làm việc, căn hộ cho thuê; nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho các đối tượng là người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam; + Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Rà soát lại quy

hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về nhà ở đã ban hành, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; + Nên giảm thuế GTGT trong các ngành kinh tế đang gặp khó khăn như xây

dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, sửa chữa tàu biền, vận tải biển nội địa, cơ khí;

- Nhà nước nên cơ cấu lại phân bổ ngân sách cho năm 2013 theo hướng tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng. Không nên đặt mục tiêu tăng thâm hụt ngân sách mà phải là tăng chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở giảm chi ở các ngành lĩnh vực chưa cấp thiết;

- Nên hình thành Ủy ban giải quyết nợ xấu, trong đó có đại điện của Ngân hàng Nhà nước; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Công an. Chúng ta sử dụng tiền của dân để xử lý nợ xấu thì phải có Ban kiểm soát, đó là đại diện của Quốc hội, cụ thể là Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính – Ngân sách giám sát độc lập, trong Ủy ban giải quyết nợ xấu này lại hình thành Công ty mua bán nợ, phải đo lường được nợ xấu, thẩm định lại tài sản thế chấp, cầm cố; việc thẩm định đó, thông qua việc bán đấu giá tài sản hoặc sau thẩm định mà không ai mua do nền kinh tế thiếu thanh khoản thì công ty mua bán nợ sẽ ứng vốn mua lại tài sản đó để tách hẳn nợ xấu ra khỏi ngân hàng. Hiện nay, Việt Nam có Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính. Chính phủ có thể thành lập thêm công ty mua bán nợ hoặc cấp thêm nguồn vốn mới cho DATC để thực hiện một phần nhiệm vụ mua lại nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để không làm tăng cung tiền cũng như làm tăng bội chi ngân sách thì nguồn vốn bổ sung này sẽ không phải là nguồn vốn phát hành trái phiếu vay NHNN mà từ việc phát hành một loại trái phiếu đặc biệt với thời hạn ba đến năm năm để huy động tiền dư thừa từ các NHTM. Để cho nguồn trái phiếu này không ảnh hưởng đến thâm hụt

ngân sách thì việc trả nợ loại trái phiếu này nên phải là từ việc cắt giảm các khoản chi của ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ (Trang 35 -38 )

×