NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG:

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia công và thiếu vốn lưu động đảm bảo tín dụng xuất khẩu pptx (Trang 48 - 64)

DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG:

1. Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết và tìm nguồn tài trợ: 1.1. Xác định nhu cầu tối thiểu về VLĐ:

Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, công ty cần một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng với quy mô và tính chất công việc của mình. Nếu số vốn lưu động dự trữ quá thấp do với nhu cầu sẽ gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ngược lại nếu quá cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và nhất là đối với công ty Dệt may 29/3 đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao.

Ở công ty Dệt may 29/3, cần phải có phương pháp để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch, phương pháp này thường căn cứ vào số vòng quay VLĐ năm báo cáo, kết hợp với nhiệm vụ tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

năm kế hoạch và doanh thu đạt được trong năm đến. Công thức xác định nhu cầu vốn lưu động như sau:

Trong đó:

: Nhu cầu VLĐ bình quân cần thiết năm kế hoạch. M1: doanh thu thuần năm kế hoạch

t(%): tốc độ tăng vòng quay VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo L0 : số vòng quay VLĐ năm báo cáo (với L0 = 1,9 năm 2002)

Trong năm 2003, công ty phấn đấu tăng tốc độ luân chuyển VLĐ 15% tốc độ tăng của doanh thu khoảng 7,5% so với năm 2002. Như vậy doanh thu dự kiến đạt được của công ty năm 2003 khoản gần 120.000.000.000 đồng.

= = 54.919.908.470 đồng

Như vậy, để năm 2003 doanh thu đạt được là 120.000.000.000đồng với mức tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động 15%, công ty phải cần số VLĐ bình quân cần thiết là: 54.919.908.470đồng.

1.2. Tổ chức đảm bảo nhu cầu VLĐ cần thiết:

Sau khi xác định nhu cầu VLĐ cần thiết của công ty trong kỳ đến, nhiệm vụ đặt ra là phải xác định nguồn tài trợ, khả năng đảm bảo nhu cầu đó. Nguồn tài trợ cho nhu cầu này là nguồn vốn lưu động huy động trong nội bộ doanh nghiệp và nguồn vốn lưu động huy động từ bên ngoài doanh nghiệp.

Số vốn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu vốn lưu động hay chính là nguồn vốn lưu động công ty cần huy động từ bên ngoài được xác định theo công thức sau: Vtt = V1 - (Vtc + Vbs)

Vtt: Số VLĐ thừa hoặc thiếu so với nhu cầu

Vtc: nguồn VLĐ trong nguồn vốn kinh doanh ở đầu kỳ kế hoạch

Vbs: VLĐ doanh nghiệp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh trong năm kế hoạch.

Trong năm 2003, công ty mong muốn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu dạt được như năm 2002, với mức tỷ suất năm 2002 là

Giả sử với những nổ lực của mình, công ty đã đạt được mức tỉ suất như trên. Như vậy lợi nhuận dự kiến sau thuế mà công ty đạt được trong năm 2003 là:

120.000.000.000 x 0,11% = 132.000.000 đồng.

Lợi nhuận sau thuế năm kế hoạch vẫn ở mức thấp, do đó nguồn tài trợ cho tài sản lưu động của công ty chủ yếu vẫn là vỗn vay. Vốn lưu động có trong nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2002 là: 6.810.446.909 đồng. (Căn cứ vào sổ chi tiết TK 411: nguồn vốn kinh doanh của công ty) Lượng vốn thiếu hụt trong năm kế hoạch mà công ty phải tìm nguồn bù đắp là:

54.919.908.470 - 6.810.446.909 = 48.109.461.561 đồng.

Đây là lượng vốn lưu động thiếu hụt mà công ty cần phải tìm nguồn tài trợ để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, công ty đang sử dụng nguồn vốn tạm thời tài trợ cho TSLĐ và một phần TSCĐ. Vì vậy, bên cạnh việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động, công ty cần tìm nguồn tài trợ thích hợp cho 2 loại tài sản này nhằm làm giảm bớt khoản vay ngắn hạn, từ đó có thể giảm áp lực về thanh toán ngắn hạn. Việc vay vốn dài hạn ở ngân hàng của công

ty còn nhiều hạn chế, một phần do từ phía ngân hàng, một phần do công ty chưa xây dựng được dự án có hiệu quả, có sức thuyết phục. Do đó để ngân hàng xét duyệt cho vay dài hạn, công ty cần dựa trên những cơ sở khoa học, tình hình thực tế của công ty để xây dựng những dự án có tính khả thi, hiệu quả cao. Ngoài ra, nếu xây dựng những dự án có sức thuyết phục thì công ty có thể được xét cho vay từ nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Hiện tại, công ty có thể huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của mình, kêu gọi mọi người góp sức cùng công ty để từng bước cải thiện được tình hình khó khăn về vốn. Điều này có thể thực hiện được ở công ty do đây là công ty Nhà nước đã từng bước đi lên từ những năm khó khăn nhất, hơn nữa, cán bộ công nhân viên rất tin tưởng vào khả năng cũng như tương lai của công ty mình.

2. Biện pháp quản lý hàng tồn kho:

Như đã trình bày ở trên, vấn đề hiện nay ở công ty là cần tìm ra giải pháp nhằm giải quyết hàng tồn kho một cách tối ưu. Vì vậy việc tìm ra biện pháp nhằm quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho là cần thiết. Công ty nên phân loại hàng tồn kho theo từng khoản mục nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Sau đó dựa vào tình hình biến động của mỗi loại ở hiện tại và dự đoán trong tương lai mà có biện pháp xử lý kịp thời.

Về nguyên vật liệu, do không có kế hoạch dự trữ mua hợp lý nên gây khó khăn trong việc sử dụng vốn. Vì vậy việc đầu tiên trong giải pháp nguyên vật liệu là phải lập kế hoạch dự trữ , kế hoạch mua nguyên vật liệu hợp lý, ngoài việc khắc phục tình trạng hiện tại, lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu, còn giúp công ty từng bước phát triển bền vững trong tương lai.

2.1. Xây dựng mô hình tồn kho EOQ cho sợi:

Đối với công ty Dệt may 29/3 do đặc điểm hoạt động kinh doanh là dệt khăn và may gia công nguyên vật liệu chủ yếu là cho ngành dệt, còn ngành may nguyên vật liệu chính do bên đặt gia công cung cấp hay đặt mua từng nước ngoài. Để quản lý tốt nguyên vật liệu, ta phải xây dựng mô hình tồn kho hợp lý trên cơ sở cực tiểu hoá chi phí và đảm bảo tiến độ sản xuất của công ty, cần xác định nên mua bao nhiêu nguyên vật liệu và mỗi lần mua với sản lượng bao nhiêu để tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, ứ đọng vốn hay thiếu hụt làm ách tắc sản xuất ở công ty Dệt may 29/3, sợi là NVL chính dùng cho ngành dệt may và là NVL tồn kho chủ yếu. Do đó, ta có thể sử dụng mô hình EOQ để xác định số lượng sợi một lần mua, số liệu sợi tồn kho hợp lý tại công ty. Đây là mô hình sản lượng sợi đặt hàng hiệu quả nhất.

Công thức như sau: Q* =

Trong đó:

Q* : sản lượng sợi đặt hàng tối ưu S: chi phí một lần đặt hàng

D: sản lượng sợi cần sử dụng trong năm H: Chi phí tồn trữ cho 1 kg sợi

Ở Công ty Dệt may 29/3 chi phí tồn trữ thường chiếm 5% chi phí mua hàng, giá 1kg sợi bình quân khoản 28.000đ/1 kg. Chi phí tồn trữ cho 1kg sợi là 28.000đ x 5% = 1.400đ.

Sản lượng khăn bông dự kiến tiêu thụ năm 2003 là 500 tấn khăn. Định mức sản xuất 1 kg cần 1,12kg sợi nên số lượng sợi cần dùng sản xuất trong năm là 560.000kg sợi. Chi phí mỗi lần đặt hàng khoản 1.000.000 đồng.

Như vậy, lượng đặt hàng tối ưu trong năm như sau: Q* = = 28.284,3 kg.

Số lần mua tối ưu trong năm: n = 20 lần.

Chi phí đặt hàng trong năm: 20 x 1.000.000 = 20.000.000 đồng Chi phí tồn kho: = = 19.799.010đồng Tổng chi phí tồn kho trong năm:

20.000.000 + 19.799.010 = 39.799.010đ

Công ty dự kiến sợi dự trữ bảo kiểm là 500kg, khi đó lượng sợi dự trữ trung bình tối ưu là: + 500 = 14.642,15 kg.

Vốn lưu động bình quân ( ) cần cho lượng sợi tồn kho: = 785.989.950 đồng.

- Một vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể không nói đến là việc cấp phát nguyên vật liệu ở công ty. Trong quá trình sản xuất, công ty cấp phát nguyên vật liệu theo yêu cầu của các bộ phận sản xuất căn cứ vào định mức và số vật tư có trong kho, trong khi đó khâu lập kế hoạch định mức tiêu hao nguyên vật liệu chưa được coi trọng ở công ty. Công ty cứ giữ định mức cũ 1,12 kg sợi để sản xuất 1 kg khăn khi đã có sự thay đổi về máy móc, công ty cũng chưa có kế hoạch giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Vì vậy

việc cấp phát theo cách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận sản xuất, nhưng ảnh hưởng sử dụng vật tư không hợp lý. Để khắc phục tình trạng này, đi đôi với việc thay đổi máy móc, công ty cần tiến hành lập lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu và phấn đấu đạt đến định mức đó, việc cấp phát nguyên vật liệu sẽ dựa theo hạn mức. Dựa vào hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng cần sản xuất, lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất và kho. Căn cứ vào phiếu, kho chuẩn bị và định kỳ cấp theo số lượng ghi trong phiếu. Như vậy, theo cách này vừa đảm bảo tính chủ động cho bộ phận sử dụng như bộ phận cấp phát, vừa đảm bản khâu quản lý nguyên vật liệu được chặt chẽ, chính xác.

2.2. Biện pháp quản lý sản phẩm dở dang tại công ty:

Sản phẩm dở dang là một bộ phận trong hàng tồn kho, có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất cũng như trong quản lý sử dụng vốn lưu động. Nếu sản phẩm dở dang trong khâu sản xuất cao sẽ làm chậm vòng quay vốn lưu động, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng nếu quá thấp dễ dẫn đến việc gián đoạn sản xuất giữa các khâu, không đảm bảo hiệu quả sản xuất và cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần phải cải tiến công tác quản lý sản phẩm dở dang giữa các khâu sản xuất được tốt hơn.

Với công ty Dệt may 29/3 việc sản xuất thông qua một dây chuyền sản xuất liên tục, tuy nhiên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng tương đối cao (năm 2002, chiếm 46,4% trong tổng giá trị hàng tồn kho) làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều này là do tình trạng máy móc thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, do

việc trang bị máy móc chưa đồng bộ làm cho một số bộ phận sau phải chờ bộ phận trước. Do đó, mà hoạt động chưa hết công sức và điều này ảnh hưởng đến chiều hướng tích cực trong việc sử dụng VLĐ tại công ty, vì vậy cần phải đầu tư đúng lúc và có hiệu quả vào máy móc, thiết bị sản xuất đảm bảo cho dây chuyền sản xuất hoạt động được đồng bộ, tăng năng suất lao động và đồng thời cũng giảm bớt sản phẩm dở dang trong hàng tồn kho.

Ngoài ra một số biện pháp nhằm quản lý tốt chi phí sản phẩm dở dang là công ty cần kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất quản lý máy móc thiết bị như: di tu, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.

2.3. Biện pháp giảm tồn kho thành phẩm:

Muốn tăng vòng quay hàng tồn kho thì doanh nghiệp nào cũng quan tâm nhiều đến việc tiêu thụ thành phẩm vì bên cạnh việc tăng vòng quay của hàng tồn kho thì còn làm tăng hiệu quả sản xuất vốn lưu động đồng thời tăng lợi nhuận doanh nghiệp để tăng vốn nhằm tái sản xuất.

Hiện tại công ty đang quản lý một số máy móc thiết bị lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm từ đó làm cho hiệu quả của công ty thấp. Để khắc phục tình trạng trên công ty cần phải đổi mới máy móc trang thiết bị, sửa chữa bảo dưỡng lại những máy móc thiết bị hiện có nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó giảm được lượng sản phẩm tồn kho làm cho vốn lưu động bị ứ đọng.

Trong khi từng bước thay đổi trang thiết bị, máy móc hiện đại. Công ty cần cố gắng giữ những khách hàng quen thuộc của mình có thể bằng các biện pháp kích

thích tiêu thụ hay tập trung nghiên cứu đa dạng hoá những sản phẩm đang được khách hàng nước ngoài ưa chuộng như áo choàng tắm, khăn trải giường.. .Đối với thị trường trong nước, đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn, dồi dào với những đòi hỏi chất lượng không cao lắm, nên công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường này, đưa ra các biện pháp kích thích tiêu thụ, mở rộng việc tiêu thụ qua các đại lý.

Thực tế, hiện nay người tiêu dùng sử dụng khăn nhiều nhưng bản thân mỗi người tiêu dùng đều không biết mình đang sử dụng sản phẩm nào của công ty nào, chất lượng khăn của mỗi công ty ra sao. Vì vậy, công ty cần tìm mọi biện pháp làm nổi bật hình ảnh sản phẩm của mình trong nhận thức của người tiêu dùng, có thể bằng cách đi chào hàng, trưng bày sản phẩm, có chính sách chiết khấu ... cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, công ty cần mở rộng việc bán hàng của mình ra 2 thị trường lớn trong nước: thị trường miền Bắc, thị trường miền Nam. Đây là 2 thị trường tiêu thụ lớn trong nước và có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh nên để mở rộng sang 2 thị trường này thì công ty cần nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp.

Đối với ngành may mặc, công ty cần tìm kiếm khách hàng, tự thiết kế sản phẩm hợp thời trang để từng bước chuyển từ hình thức gia công sang xuất khẩu hay tự sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước.

3. Biện pháp quản lý khoản phải thu:

Khoản phải thu là một bộ phận của VLĐ, việc quản lý khoản phải thu có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền

kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như thực tế tình hình kinh doanh của công ty hiện nay thì việc cho khách hàng nợ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao quản lý khoản phải thu một cách có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Ở công ty Dệt may 29/3 hiện nay có một số khách hàng có yêu cầu thời hạn tín dụng nhưng chưa được quan tâm. Điều này có thể làm mất đi một mối lợi cho công ty vì đi kèm với việc nới rộng thời hạn tín dụng là sự tăng lên của doanh thu. Để đánh giá yêu cầu tín dụng của khách hàng, công ty nên thu thập các thông tin về tư cách tín dụng khách hàng, sau đó dùng phương pháp cho điểm để xác định thời hạn tín dụng có thể chấp nhận đối với khách hàng.

Thông qua việc áp dụng phương thức phân tích yêu cầu tín dụng sẽ thu hút được khách hàng có tài chính yếu hơn làm cho doanh số bán tăng lên, bên cạnh đó phải bỏ ra các khoản chi phí như chi phí vốn đầu tư cho việc áp dụng yêu cầu tín dụng, chi phí cho việc thu tiền ... Do đó, công ty còn tính toán phần chênh lệch

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia công và thiếu vốn lưu động đảm bảo tín dụng xuất khẩu pptx (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)