10% Không có tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

Không có tài sản để đương đầu với các cơn sốc Đông Bắc 38,4 6,6 10,0 Tây Bắc 68,0 4,3 4,1 Đồng bằng sông Hồng 22,4 7,8 6,2 Bắc Trung Bộ 43,9 8,0 8,0 Duyên hải miền Trung 25,2 6,8 9,8

Tây Nguyên 51,8 6,2 8,3 Đông Nam Bộ 10,6 3,3 9,5 Đồng bằng Sông Cửu Long 23,4 7,5 17,8 Cả nước 28,9 6,7 10,2 Nguồn: [10,35] + Chất lƣợng giáo dục còn thấp

Thực tế những năm qua cho thấy, trẻ em trong các gia đình nghèo ít được đi học hơn các gia đình khá giả, và nếu có đi học thì tỷ lệ bỏ học giữa chừng rất cao. Như trên đã nói, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí trực tiếp cho giáo dục quá cao so với thu nhập của các hộ nghèo. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2002, bình quân chi phí cho một học sinh tiểu học trong nhóm nghèo nhất là 130.000 đồng/năm và học sinh trung học cơ sở là 225.000 đồng/ năm. Đây là số tiền không nhỏ đối với người nghèo, đặc biệt là ở các gia đình đông con.

Một vấn đề đang được đặt ra là trình độ học vấn của dân ở vùng sâu, vùng xa tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với mặt

bằng chung của cả nước. Theo điều tra mức sống 2002, chỉ có 84,1% nhóm người trong độ tuổi từ 15 – 24 tuổi của các dân tộc ít người là biết đọc, biết viết. Tỷ lệ biết đọc biết viết của nhóm nữ trong độ tuổi này là 80%, thấp hơn của nam (88,1%). Trong khi đó, tỷ lệ biết đọc, biết viết của những người ở độ tuổi này trên cả nước là 95,4% phân bổ đều giữa nam và nữ. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là chất lượng giáo viên tại vùng sâu, vùng xa còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

+ Hỗ trợ y tế cho ngƣời nghèo còn hạn chế

Mặc dù Chính phủ đã có quyết định 139 về cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo song hiện nay, mới chỉ có khoảng 23,2% số người nghèo được cấp bảo hiểm y tế. Hơn thế nữa, tình hình cấp bảo hiểm y tế ở nông thôn diễn ra chậm hơn ở thành thị. Năm 2002, có khoảng 32,5% số người nghèo ở thành thị được cấp bảo hiểm y tế, trong khi đó ở nông thôn số lượng này là 22,6%.

Theo bảng 2.12, chi tiêu cá nhân cho y tế của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất rất chênh lệch nhau. Người nghèo thường ít sử dụng những dịch vụ y tế hơn và nếu có sử dụng dịch vụ y tế thì cũng ở mức độ thấp hơn. Mức chi tiêu y tế của người nghèo năm 2002 là 298.800 đồng/năm so với mức bình quân của cả nước là 807.900 đồng/ năm. Mức chi tiêu này thật sự không thể đủ phục vụ nhu cầu, mặc dù đã chiếm tới 4,31% trong tổng chi tiêu của hộ nghèo. Chính vì vậy, việc hỗ trợ miễn phí về mặt y tế cho người nghèo là rất cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)