Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty TNHH tân mỹ trên trị trường việt nam (Trang 95 - 110)

4.3 Đề xuất các chiến lƣợc kinh doanh của công ty đến năm 2020

4.3.2 Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH Tân

4.3.2.1 Giải pháp hoàn thiện chính sách marketing

a. Hoàn thiện chính sách giá

Giá cả luôn là một tiêu chí để ngƣời tiêu dùng dựa vào đó để lựa chọn sản phẩm. Để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng, xu hƣớng hiện nay chính là có mức giá hợp lý. Hiện nay, mức giá của công ty đặt ra đang ở mức trung bình so với các hãng khác. Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, công ty cần phải kiểm soát đƣợc các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm. Công ty cần tìm những nhà cung ứng các yếu tố này với mức giá vừa phải để chi phí sản xuất không quá cao sẽ làm ảnh hƣởng đến giá thành và giá bán của sản phẩm.

Tận dụng tối đa công suất máy và sử dụng các thiết bi, máy móc hiện đại để giảm sự tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất để sản xuất nhiều sản phẩm, hạn chế sự lãng phí nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất trên từng sản phẩm, từ đó góp phần giảm giá bán để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Cùng với biện pháp giảm chi phí sản xuất là việc giảm các chi phí bán hàng, chi phí lƣu thông… công ty có thể tìm kiếm những bạn hàng tin cậy, xây dựng các kênh phân phối hiệu quả.

Công ty cần kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm qua các trung gian, kiểm soát đƣợc những chi phí phát sinh do sản phẩm đƣợc chuyển qua các khâu trung gian

trƣớc khi đến với ngƣời tiêu dùng vì nếu không kiểm soát đƣợc thì giá bán có thể tăng lên rất nhiều.

Trong quá trình triển khai chiến lƣợc về giá còn có thể chủ động giảm giá khi tận dụng năng lực dƣ thừa, bảo vệ thị trƣờng, tích lũy kinh nghiệm hay tăng giá khi tăng năng suất làm giảm mức lợi nhuận, nhu cầu về sản phẩm tăng nhanh.

Xây dựng các chính sách định giá cho từng phân đoạn thị trƣờng, từng nhóm khách hàng và nhóm sản phẩm. Khi có ý định tăng giá cần phải quan tâm đến những phản ứng của khách hàng, đối thủ cạnh tranh để có hƣớng xử lý kịp thời.

b. Hoàn thiện chính sách phân phối

Hiện nay, nền kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đánh dấu bằng việc gia nhập WTO, tạo điều kiện cho việc phân nhóm thị trƣờng, các công ty tăng dần chất lƣợng phân phối. Tân Mỹ cần định hình phƣơng thức phân phối sản phẩm hợp lí hơn, nhằm tiếp cận sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Thứ nhất, là kênh trực tiếp từ người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Công ty cần sử dụng các phƣơng thức bán hàng qua website, bán hàng tận nhà, bán qua Catalog v.v..Các hình thức này cho phép ngƣời tiêu dùng mua các sản phẩm nhờ vào các phƣơng tiện thông tin quảng cáo mà không cần gặp trực tiếp ngƣời bán. Nhấn mạnh giải pháp hoàn thiện website về giá bán lẻ sản phẩm trực tiếp; đầu tƣ mở showroom trƣng bày sản phẩm công ty sản xuất kết hợp với bán hàng tại chổ. Công ty cần có đội ngũ nhân viên maketing, thị trƣờng có khả năng giao tiếp tốt, nắm rõ ƣu điểm của sản phẩm và có khả nẵng chào bán, thuyết phục khách hàng.

Thứ hai, thông qua các kênh gián tiếp bởi các trung tâm nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng (Nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng)

Với kênh phân phối này, sản phẩm sẽ đƣợc phân phối tại các đại lí bán thiết bị vệ sinh trên khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc. Sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp, những chi nhánh kinh doanh bán lẻ cho ngƣời tiêu dùng rồi đƣa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Công ty cần kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm qua trung gian, đề ra những chính sách quản lý và hỗ trợ nhà phân phối trong tất cả các khâu bán hàng, từ khi xuất kho đến khi tới tay ngƣời tiêu dùng.

c. Hoàn thiện chính sách xúc tiến

Xúc tiến là hỗn hợp các hoạt động: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, bán hàng trực tiếp và maketing trực tiếp.

Thông thƣờng thì doanh nghiệp đã chiếm lĩnh đƣợc thị phần cao thì không cần nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến vẫn bán đƣợc sản phẩm. Mặt khác, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của các đối thủ tiềm năng thì chiến lƣợc xúc tiến càng phải đƣợc đẩy mạnh nhằm tiếp cận sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.

Thông tin về sản phẩm, giá cả và các chính sách của công ty cần phải đƣợc công khai trên website để khách hàng theo dõi thuận lợi. Thƣờng xuyên tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lƣợng cao để quảng bá sản phẩm của công ty.

Tích cực quảng cáo sản phẩm trên các website bán hàng trực tuyến nhằm quảng bá sản phẩm, tăng tần suất xuất hiện của sản phẩm thông qua internet để tiếp cận khách hàng đƣợc dễ dàng hơn.

Thông qua truyền hình, hàng năm đề xuất kinh phí xây dựng chƣơng trình quảng cáo sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng.

4.3.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực

a. Đối với vấn đề tuyển dụng nhân viên

Căn cứ vào kết quả của hoạt động phân tích công việc để xác định một cách chính xác số lƣợng nhân viên và vị trí cần tuyển dụng để tiến hành tuyển dụng nhân viên sao cho sát với yêu cầu thực tế đòi hỏi.

Tuyển lao động tập trung vào lao động trẻ, có trình độc chuyên môn cao, lòng nhiệt tình và sự say mê công việc. Công ty cần sử dụng các phƣơng pháp quảng cáo và phƣơng thức đại ngộ tốt nhằm thu hút lao động có trình độ. Áp dụng các phƣơng pháp khoa học để truyển dụng nhân sự nhƣ tổ chức thi truyển, phỏng vấn v.v..

b. Đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao trình độ cho nhân viên

Để thực hiện giải pháp này công ty cần tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng cho ngƣời lao động. Việc đào tạo phải đƣợc tổ chức có bài bản,

khoa học, cần đƣợc lên kế hoạch theo dõi, kiểm tra, cần mời các chuyên gia tƣ vấn bên ngoài kết hợp với những ngƣời có trình độ trong công ty tiến hành đào tạo.

Việc đào tạo đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

- Phòng hành chính tổ chức kết hợp với phòng Kỹ thuật tổ chức kiểm tra trình độ của cán bộ viên chức, xem xét hiểu biết của họ về việc xây dựng và ứng dụng công cụ thống kê vào sản xuất.

- Phân tích yêu cầu của công việc từ đó xác định kỹ năng cần có của cán bộ trong việc ứng dụng chúng vào công việc hàng ngày.

- Lập danh sách cán bộ viên chức cần tiến hành đào tạo.

Bước 2 : Xem xét và phê duyệt

Bước 3 : Lập kế hoạch đào tạo trong đó xác định rõ :

- Những nhân viên cần đƣợc đào tạo là ai? Số lƣợng bao nhiêu? - Nhu cầu đào tạo cụ thể nhƣ thế nào?

- Giáo viên tiến hành đào tạo là những ai? - Thời gian tiến hành đào tạo?

Bước 4: Tiến hành đào tạo. Thực hiện các công việc sau:

- Thông báo cho đơn vị có đối tƣợng tập huấn biết về: Danh sách ngƣời tham gia tập huấn, thời gian tập huấn, địa điểm tập huấn, ...

- Chuẩn bị nội dung đào tạo bao gồm:

Bảng 4.3: Nội dung đào tạo nhân lực

Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Nhƣ thế nào?

Ai làm? Làm cái gì? Làm khi nào? Làm ở đâu? Tại sao làm? Làm nhƣ thế nào? Ai cùng làm? Làm với cái gì khác? Khi nào làm xong ? Ở đâu trục trặc? Tại nguyên nhân nào? Làm thế đƣợc không? Còn ai khác nữa không có thể? Còn gì khác phải làm? Còn khi nào khác nữa? Còn ở đâu khác nữa? Còn tại sao nữa? Còn cách nào khác nữa?

Phòng Hành chính tổ chức kết hợp với chuyên gia tổ chức khóa đào tạo theo đúng kế hoạch đã đƣợc duyệt. Trong mỗi bài giảng giáo viên phải cung cấp kỹ năng và lý thuyết cần thiết cho mỗi học viên, sau đó giảng viên đƣa ra tình huống thực tế cho các học viên thực hành ngay.

Bước 5: Đánh giá kết quả đào tạo

c. Tạo môi trƣờng, điều kiện làm việc cho ngƣời lao động

- Phƣơng pháp hành chính: Sử dụng những chỉ thị, mệnh lệnh mang tính cƣỡng bức, bắt buộc dƣới nhiều hình thức khác nhau. Tất cả các mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo đƣa xuống các bộ phận đều phải đƣợc thực hiện ngay và báo cáo với lãnh đạo, từ đó lãnh đạo sẽ biết đƣợc mọi tình huống hoạt động của các đơn vị trong Nhà máy, từ đó đƣa ra những hành động phòng ngừa hoặc khắc phục.

- Phƣơng pháp kinh tế: Sử dụng tiền lƣơng, tiền thƣởng và những công cụ động viên vật chất khác làm đòn bẩy kinh tế, kích thích hoặc xử phạt các đơn vị/ cá nhân mắc có lỗi xảy ra trong các lần đánh giá nội bộ mà không cần sử dụng mệnh lệnh hành chính từ cấp trên xuống. Đó là đề ra các quy định, chế độ thƣởng rõ ràng. Cụ thể: Các cá nhân hàng tháng hoàn thành 100% các công việc đƣợc giao sẽ đƣợc thƣởng thêm 50% lƣơng cơ bản, các đơn vị không có điểm không phù hợp đƣợc thƣởng theo quy chế khen thƣởng của công ty. Điều này tạo động lực cho ngƣời lao động, tăng ý thức trách nhiệm, do đó giảm số lƣợng văn bản, tài liệu sai hỏng, tạo ra một chu trình lao động thuận lợi phù hợp với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Bên cạnh chế độ khen thƣởng cũng cần duy trì chế độ xử phạt đối với các cá nhân, đơn vị không hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.

4.3.2.3 Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Giữ vững các mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu thông qua uy tín của công ty khi thanh toán các khoản nợ phải trả đúng hạn, đồng thời tăng cƣờng tìm kiếm các nhà cung cấp khác có chất lƣợng tƣơng đƣơng nhƣng giá thành rẻ hơn bằng cách cho đấu thầu nhà cung cấp nguyên vật liệu dựa trên dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nguyên vật liệu hàng năm.

Thực hiện giải pháp này sẽ giúp công ty chủ động về nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh đồng thời giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

4.3.2.4 Giải pháp về nghiên cứu và phát triển

Sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ đối tƣợng khách hàng có thu nhập trung bình. Tuy nhiên trong thời gian đến, khi phát triển đối tƣợng khách hàng có thu nhập cao thì công ty cần phải tiến hành nghiên cứu và phát triển về mẫu mã và định giá chi phí.

Bên cạnh những sản phẩm hiện có, hàng năm, công ty cần tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, phối hợp tốt với đội ngũ marketing nghiên cứu, phát triển sản phẩm đƣợc coi là chủ lực của mình, thƣờng xuyên tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng để đổi mới mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ thiết kế để đáp ứng đƣợc các đơn đặt hàng theo mẫu mã mà khách hàng đƣa ra.

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới giúp công ty đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã sản xuất, đƣa thƣơng hiệu Tân Mỹ đến gần ngƣời tiêu dùng hơn.

4.3.2.5. Giải pháp tài chính

Tài chính là nguồn lực quan trọng trong việc thực thi chiến lƣợc kinh doanh sản phẩm của công ty.

Công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng các nguồn vốn và quản lý nguồn vốn một cách hiệu quả, khoa học, mang lại hiệu quả cao. Kiểm soát các nguồn chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh.

Hàng năm, công ty thuê công ty tƣ vấn bên ngoài kiểm toán tình hình tài chính của công ty hàng năm để nhận thấy rõ hơn về tình hình tài chính của công ty qua đó kịp thời điều chỉnh.

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thƣơng mại, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lơi cho công ty trong việc vay vốn. Công ty cần tạo cho mình có những mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn vốn mạnh để có thể huy động kịp thời nguồn vốn khi có những đơn hàng lớn hay mở rộng sản xuất.

Công ty có thể tiếp tục huy động nguồn vốn để bổ sung cho nguồn tài sản của công ty từ các công ty lớn và tiếp huy huy động nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên của công ty.

Thực hiện giải pháp này giúp công ty chủ động về nguồn vốn trong sản xuất, đồng thời tăng vòng quay vốn lƣu động.

KẾT LUẬN

Mọi tổ chức đều cần lập kế hoạch hoạt động và xây dựng chiến lƣợc. Đối với doanh nghiệp, công tác này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì hoạch định chiến lƣợc là chức năng đầu tiên trong hệ thống quản lý cần thực hiện. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, ngƣời lập kế hoạch phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để làm căn cứ hoạch động của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn, sao cho chiến lƣợc lập ra có hiệu quả nhất.

Là một công ty mới trên thị trƣờng, những năm qua Tân Mỹ đã đƣa các sản phẩm có chất lƣợng cao cung cấp cho ngƣời tiêu dùng và đã dần khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình.

Để chiếm lĩnh thị trƣờng trong thời gian tới, Tân Mỹ cần có những chiến lƣợc kinh doanh thích hợp, tận dụng đƣợc điểm mạnh và cơ hội, đồng thời hạn chế điểm yếu của công ty nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà công ty đề ra.

Luận văn đƣợc thực hiện với mong muốn cung cấp những tƣ liệu hữu ích về lý luận và thực tế tại công ty để hỗ trợ quá trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, giúp công ty đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Đăng Bôn, 2010. Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng công

nghiệp Sao Đỏ giai đoạn 2010-2020. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trƣờng Đại học Bách Khoa.

2. Nguyễn Ngọc Điện, 2009. Thực trạng hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

Việt Nam,mục Nghiên cứu và trao đổi, báo Phát triển kinh tế

3. Đỗ Thị Minh Hải, 2011. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh

ở Công ty cổ phần may Đáp Cầu. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trƣờng Đại học Giao thông vận tải.

4. Nguyễn Phƣơng Mai, 2010. Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược trường

Cao đẳng kỹ thuật khách sạn và dụ lịch – Cẩm Giảng – Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

5. Michael E.Porter –Dịch giả: Nguyễn Ngọc Toàn, 2010. Chiến lược cạnh tranh.

Hà Nội: Nxb Trẻ.

6. Lê Hồng Phƣơng, 2009. Hoạch định chiến lược phát triển trường Đại học Tiền

Giang đến năm 2015. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

7. Richard Kiihn, Rudolf Griinig, 2007. Hoạch định chiến lược theo quá trình. Hà

Nội: Nxb Khoa học Kỹ thuật.

8. Vũ Đình Tài, 2008. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược

kinh doanh của Công ty TNHH Mytek giai đoạn 2008-2015. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Ngô Kim Thanh, 2010. Giáo trình Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Đại học

Kinh tế quốc dân.

10. Vũ Nhƣ Thăng, 2010. Hoạch định chiến lược tài chính trong phát triển kinh

tế xã hội. mục Tài chính quốc tế và hội nhập, báo Tài Chính

11. Phan Thị Ngọc Thuận, 2010. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ

doanh nghiệp. Hà Nội: Nxb Khoa học và kỹ thuật.

12. W.Chan Kim, Renee Mauborgne, 2010. Chiến lược đại dương xanh. Hà Nội:

Tiếng Anh

Andrews, Kenneth Richmond, 1971. The concept of corporate strategy, Richard D.

Irwin, Homewood.

Erik L. Demeulemeester, Willy S. Herroelen, 2002. Project scheduling, A Research

Handbook.

Porter, M.E, 1987. From Competitive Advantage to Corporate Strategy, Harvard

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty TNHH tân mỹ trên trị trường việt nam (Trang 95 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)