CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.4. Những tồn tại, biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả công tác vận hành
hành hệ thống xử lý nước thải Gia Sàng TP Thái Nguyên
3.4.1. Một số vấn đề tồn tại trong quá trình vận hành mương tuần hoàn (MOT) (MOT)
Trong quá trình theo dõi, nghiên cứu hoạt động của hệ thống xử lý MOT tại Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng TP Thái Nguyên, cùng với sự phân tích, hướng dẫn của chuyên gia kỹ thuật của Nhà máy và chuyên gia nước ngoài chúng tôi đã rút ra được một số vấn đề tồn tại trong quá trình vaanh hành mương tuần hoàn (MOT) như sau:
+ Xử lý sơ bộ, vẫn còn một số rác thô lọt vào bể chứa đầu vào.
+ Trong quá trình xử lý, xử lý bậc 1 thường ít được sử dụng, chỉ sử dụng phương pháp sục khí mở rộng để nitrat hóa và loại bỏ BOD. Ở đây sục khí mở rộng nhằm giảm thiểu sinh sản bùn cũng như cung cấp khoảng thời gian dài cho quá trình khử bùn nội sinh.
+ Thời gian lưu bùn dài trong giai đoạn đầu chạy thử để tích bùn tăng số
lượng vi sinh vật. Tuy nhiên sau khi chạy ổn định cần tính toán lại thời gian lưu bùn phù hợp với hàm lựng cơ chất đầu vào và khả năng phân hủy nội sinh, thời gian lưu bùn thường từ 15 – 30 ngày.
+ Trong 2 tháng đầu, lượng Oxy hòa tan cung cấp cho quá trình này hơi thấp ở những vùng thiếu khí nên hàm lượng amoni còn cao trong nước sau xử lý. Các tháng sau (5,6,7) muốn để quá trình Nitrat hóa tăng, tốc độ nitrat hóa
tăng nê đã tăng DO lên khoảng 5-7 mg/l cao quá, dẫn đến hàm lượng nitorat tron nước sau xử lý cao, không có lợi cho chất lượng nước đầu ra.
+ Trong quá trình vận hành thử nghiệm số lượng vi sinh vật chưa cao, chưa ổn định, để chế độ tuần hoàn bùn thấp - do nhu cầu giữ lại các vi sinh vật nitrat hóa trong nồng độ, giới hạn trên của bùn tuần hoàn cho mương oxi hóa cao hơn so với các quá trình bùn hoạt tính hỗn hợp nên hàm lượng nitorat trong nước tăng.
Thiết bị sục khí - Aire – O2, khối quay dạng bàn chải, khối quay dạng đĩa, Aerostrip đôi lúc chưa hoạt động ổn định, ốc độ quay đảo chưa phù hợp với tải trọng cơ chất trong bể nên đôi lúc dẫn đến tình trạng thiếu oxy cục bộ.
Thời gian đầu vận tốc dòng trong mương chưa đạt chuẩn (là 0,3m/s), do các thiết bị sục khí trên 1 đơn vị thể tích trên 1 mét chiều dài cơ sở để duy trì chưa đều.
Một trong hai hệ thống ép bùn chưa hoạt động được, nên bùn trong thời gian thử nghiệm, mới chỉ có một hệ thống ép bùn hoạt động.
Các hệ thống quan trắc tự động, kết nối giữa hệ thống xử lý và máy chủ trong nhà điều hành đôi lúc vẫn ngắt kết nối chưa rõ nguyên nhân.
Trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp cận với công nghệ mới, hiện đại của kỹ cán bộ kỹ thuật Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng còn hạn chế, do vậy chưa làm chủ được công nghệ, khi không có chuyên gia, nếu gặp sự cố lớn không giải quyết được.
3.4.2. Biện pháp khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải Gia Sàng thành phố Thái Nguyên
Từ các vấn đề tồn tại trên của hệ thống xử lý nước thải MOT tại Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng thành phố Thái Nguyên, chúng tôi đề một số biện pháp khắc phục tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác vận hành hệ thống xử lý như sau:
+ Cần kiểm tra thường xuyên, ít nhất ngày 2 lần ở hệ thống lưới chắn rác tại cửa đầu vào bể chứa, không cho rác thô nhẹ lọt vào bể chứa. Hút cát trong bể chứa nước thải đầu vào định kỳ để tránh tích tụ lớp cát nhiều đáy bể và cát bị hút vào mương oxy hóa.
+ Trong quá trình xử lý tại mương oxy hóa, xử lý bậc 1 thường ít được sử dụng, chỉ sử dụng phương pháp sục khí mở rộng để nitrat hóa và loại bỏ BOD, do vậy để đảm bảo pH thích hợp cho vi sinh vật cần có chế độ châm tác nhân trung hòa tự động trong quá trình bơm nước thải từ bể chứa đến mương oxy hóa. Để hàm lượng oxy trong mương hợp lý cho từng vùng yếm khí, thiếu khí, hay hiếu khí trong mương việc cấp khí mở rộng phải được quản lý chặt chẽ để vẫn đảm bảo được quá trình oxy hóa amoni thành nitorat và chuyển nitorat thành nito phân tử, đồng thời vẫn giảm thiểu sinh sản bùn cũng như cung cấp cho quá trình khử bùn nội sinh.
+ Thời gian lưu bùn dài trong giai đoạn đầu chạy thử để tích bùn tăng số
lượng vi sinh vật. Tuy nhiên sau khi chạy ổn định cần tính toán lại thời gian lưu bùn phù hợp với hàm lựng cơ chất đầu vào và khả năng phân hủy nội sinh, thời gian lưu bùn thường từ 15 – 30 ngày.
+ Cần đảm bảo lượng oxy hòa tan cung cấp cho quá trình nitorat hóa ngay từ đầu trong mương để tránh hàm lượng amoni còn nhiều trong nước sau xử lý như ở hai tháng đầu thử nghiệm. Tuy nhiên đối với những vùng cần phản ứng sinh hóa theo cơ chế thiếu khí thì phải hạn chế lượng oxy cấp vào để vi sinh vật sử dụng oxy của cơ chất (nitorat) và chuyển nitorat thành nito phan tử (N2) giải phóng vào không khí, giảm nito tổng số trong nước thải sau xử lý.
+ Trong quá trình vận hành thử nghiệm số lượng vi sinh vật chưa cao, chưa ổn định, để chế độ tuần hoàn bùn thấp - do nhu cầu giữ lại các vi sinh vật nitrat hóa trong nồng độ, giới hạn trên của bùn tuần hoàn cho mương oxi hóa cao hơn so với các quá trình bùn hoạt tính hỗn hợp nên hàm lượng nitorat trong nước tăng. Để giảm hàm lượng nitorat trong nước thải đầu ra, sau một thời gian
hệ thống xử lý hoạt động ổn định, cần cân đối lại số lượng vi sinh vật thuộc nhóm nitorat hóa để sao cho lượng nito ở hai dạng amoni và nitorat còn trong nước với hàm lượng tháp nhất.
Cần theo dõi và điều chỉnh thiết bị sục khí - Aire – O2, khối quay dạng bàn chải, khối quay dạng đĩa, Aerostrip hoạt động ổn định, tốc độ quay đảo phù hợp với tải trọng cơ chất trong bể để phân phối đều oxy tránh thiếu oxy cục bộ.
Sau khi hoạt động của hệ thống xử lý chạy ổn định, cần điều chỉnh vận tốc dòng trong mương đạt chuẩn (là 0,3m/s), điều chỉnh các thiết bị sục khí trên 1 đơn vị thể tích/1 mét chiều dài cơ sở để duy trì chúng hoạt động đều và ổn định.
Cần chỉnh sửa hệ thống ép bùn chưa hoạt động được để hai hệ thống ép bùn hoạt động luân phiên, đảm bảo tính liên tục và độ bền của thiết bị khi vào hoạt động chính thức.
Cán bộ kỹ thuật của Nhà máy cùng với chuyên gia nước ngoài tìm nguyên nhân và khắc phục tình trạng đôi lúc có sự ngắt kết nối giữa các thiết bị quan trắc tự động tại hệ thống xử lý với máy chủ trong nhà điều hành.
Trong thời gian dự án còn hiệu lực, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý vận hành hệ thống xử lý cần tranh thủ học hỏi, tập huấn kỹ năng nâng cao tay nghề vận hành và nắm bắt được những kiến thức cốt lõi và mở rộng từ chuyên gia nươc ngoài để có thể làm chủ được công nghệ khi dự án kết thúc và chuyên gia nước ngoài về nước.
Qua nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của hệ thống MOT tại nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn chạy thử nghiệm chúng tôi có một số kết luận như sau:
1. Hệ thống mạng lưới thu gom nước thải của thành phố Thái Nguyên là mạng lưới thoát nước nửa riêng, hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của các phường trung tâm phía Bắc của thành phố với tổng lưu lượng là 3.962 m3/ngày.đêm.
2. Công nghệ được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Thái Nguyên tại Nhà máy xử lý nước Gia Sàng là hệ thống Mương oxy hóa với công suất xử lý theo thiết kế là 8.000 m3/ngày.đêm.
3. Trong 7 tháng vận hành thử nghiệm: Tháng 1,2 hệ thống hoạt động chưa tốt, chưa ổn định. Các thông số đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý có pH, BOD, TSS, TDS, Phốt pho, tổng coliform vv đều đạt quy chuẩn cho phép. Thông số amoni trong nước thải sau sử lý rất cao là 19,73 đến 15,13 mg/l, không đạt QCVN 14/2008 BTNMT.
Kết quả quan trắc trong tháng 3 đến tháng 7, hệ thống mương oxy hóa hoạt động tốt, khá ổn định, khả năng xử lý tốt, tất cả các thông số đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý đều đạt QCVN 14/2008 BTNMT.
4. Thời gian vận hành thử nghiệm 7 tháng, nghiên cứu đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong vận hành và hoạt động của hệ thống mương oxy hóa đó là thời gian đầu do chưa làm chủ được công nghệ nên khả năng xử lý amoni trong nước thải của hệ thống còn kém. Đồng thời đề tài đã đưa ra các biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình vận hành thử nghiệm, đó là đã điều chỉnh máy sục, lượng oxy ở một số vùng thiếu khí phù hợp, amoni trongnước thải đã được xử lý đạt QCVN cho phép.
2.Kiến nghị
Để trong thời gian tới để vận hành hệ thống mương oxy hóa xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy xử lý nước thải Gia Sàng tại thành phố Thái Nguyên
vào sử dụng chính thức được tốt và ổn định, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau.
- Tiếp tục chạy thử nghiệm thêm một thời gian có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài để hoàn thiện quy trình vận hành hệ thống công nghệ MOT xử lý nước thải sinh hoạt trong điều kiện Việt Nam.
- Cán bộ kỹ thuật của Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Gia Sàng phải được đào tạo về quản lý kỹ thuật nhiều hơn nữa về công nghệ mương oxy hóa và phải làm chủ hoàn toàn được công nghệ, giải quyết được những bất thường sảy ra trong quá trình vận hành để khi không có chuyên gia hỗ trợ vẫn đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục và ổn định.
- Trong quá trình vận hành hệ thống, cán bộ Nhà máy vận hành phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ an toàn vệ sinh lao động, thực hiện đúng quy trình vận hành, chế độ báo cáo, bàn giao khi chuyển ca, nhật ký hoạt động của hệ thống xử lý vv.
- Khắc phục những tồn tại trong thời gian sớm nhất có thể để hệ thống đi vào hoạt động tốt và ổn định.
1. Lê Đức Anh, Lê Thị Minh, Đào Vĩnh Lộc (2012), Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ Moving Bed Biofil Reactor (MBBR) xử lý nước thải sinh hoạt,
Trường Đại học Yersin Đà Lạt.
2. Việt Anh (2015), Những thành tựu cơ bản và thách thức trong xử lý nước thải đô thị và công nghiệp ở Việt Nam, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE),Trường Đại học Xây dựng.
3. Ban quan lý Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên (2009), Báo cáo đánh giá tác động môi trường «Dự án thoát nước và xử lý nước
thải thành phố Thái Nguyên ».
4. Cục Quản lý tài nguyên nước - TCVN 7222 :2002 : Yêu cầu chung về môi
trường đối với các trạm xử lý nước thải tập trung, BTNMT.
5. Cục Quản lý tài nguyên nước - QCVN14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về nước thải sinh hoạt, BTNMT.
6. Trần Đức Hạ (2002), Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
7. Phạm Hồng Hạnh (2016), Luận văn thạc sĩ: Đánh giá thực trạng thoát và xử lý nước thải sinh hoạt tại một số phường trung tâm thành phố Thanh Hóa,
tỉnh Thanh Hóa. Đại học Thái Nguyên.
8. Phạm Thị Hoa (2015), Nghiên cứu phân tích khả thi của giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phân tán huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học công nghệ thủy lợi.
9. Trần Hiếu Huệ (2014), Báo cáo Hội thảo - Kiểm soát ô nhiễm môi trường
nước ở đô thi Việt Nam: Thách thức và cơ hội.
10. Nguyễn Thị Mai (2018), Nghiên cứu xác định hiệu quả xử lý BOD, COD,
tổng Ni tơ của một số loại màng lọc sinh học lơ lửng (MBBR), Viện KH An Toàn và Vệ Sinh Lao Động.
11. Trần Hiếu Nhuệ, TS Trần Thị Hiền Hoa (2015), Quản lý, xử lý nước thải
sinh hoạt và nước thải đô thị tại Việt Nam-đề xuất và khuyến nghị, Viện
Kỹ Thuật Nước và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Xây dựng 12. Nguyễn Thị Hoài Giang, Trần Thị Cúc Phương, Trần Văn Phước (2020),
Hiệu quả xử lý nước sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, Đại
học Huế.
13. Dư Ngọc Thành, Trần Hải Đăng (2017), Giáo trình: Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
14. Dư Ngọc Thành, Trần Hải Đăng (2017), Giáo trình: Kỹ thuật xử lý nước thải và chất thải rắn, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
15. Lê Trung Thành (2014), Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu coongngheej xử lý nước thải AAO nói chung và cho thành phố Hà Nội nói riên thông qua
nghiên cứu hai nhà máy xử lý nước thải thí điểm Kim Liên và Trúc Bạch.
16. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
17. UBND tỉnh Thái Nguyên (2019), QUYẾT ĐỊNH Số: 385/QĐ-UBND: Về việc phê duyệt giá dich vụ thoát nước giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.