Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý tại uỷ ban nhân dân thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 31)

Để đánh giá chính xác về công tác phát triển NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Tại sao phải phát triển NNL quản lý?

+ Thực trạng phát triển NNL và NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam?

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

+ Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác phát triển NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ?

+ Giải pháp hoàn thiện công tác phát triển NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ?

54. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực quản lý tại UBND Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng NgãiNam.

Những vấn đề lý luận liên quan đến công tác phát triển NNL quản lý khu vực hành chính công nói chung và thực tiễn ở UBND thành phố Tam Kỳ nói riêng. Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ

- Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác phát triển NNL quản lý trong phạm vi UBND thành phố Tam Kỳ giai đoạn năm 2011-2013, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển NNL quản lý tại thành phố đến năm 2020.

6. Phƣơng phá p nghiên cƣ́u

Luận văn dựa trên lý luận, quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về công tác phát triển CBCCVC, trên cơ sở đó đánh giá và đề ra các giải pháp phát triển NNL và NNL quản lý UBND thành phố Tam Kỳ

- Hệ thống hóa, phân tích các tài liệu tham khảo và các kết quả nghiên cứu của các đề tài đã đƣợc công bố;

- Điều tra xã hội học và tổng hợp, phân tích các kết quả điều tra; - Phƣơng Pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về quản lý đào tạo, phát triển và sử dụng CB, CC, VC;

- Nghiên cứu khảo sát tại cơ sở;

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: List Paragraph, Centered

- Khảo sát học tập tại các tỉnh, thành phố có nhiều kinh nghiệm về phát triển CB, CC, VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

75. Đóng góp của đề tàiNhững đóng góp của luận văn:-=Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài-=Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài -=Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài

- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNL và NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở nƣớc ta.

- Phân tích, đánh giá thƣ̣c trạng công tác phát triển NNL và NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những thành công và những mặt còn tồn tại trong công tác này.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Luận văn phân tích rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển NNL tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta. Đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển NNL tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 3 năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.

Kết quả của luận văn đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác phát triển NNL quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và các địa phƣơng khác có điều kiện tƣơng tự.

68. Bố cụcKết cấu của luận văn

Luận văn của tôi đƣợc trình bàynNgoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo , luận văn đƣợc kế t cấu theo 4 chƣơng.

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng NamTổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực quản lý.

Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu

Chƣơng 3: Thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Chƣơng 4: Mô ̣t số giải pháp hoàn thiê ̣n công tác phát triển nguồn nhân lực tại UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Kết luận.

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: List Paragraph, Centered CHƢƠNG I1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀCƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LƢ̣C QUẢN LÝ

QUẢN LÝ TẠI UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

1. 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Giáo dục và Đào tạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và đã trở thành chủ đề rất đáng quan tâm của không chỉ nhiều chính phủ mà cả các nhà nghiên cứu ở các nƣớc trên thế giới. Một trong các đối tƣợng đào tạo, phát triển đƣợc quan tâm đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển là NNL cho khu vực hành chính công vì những ảnh hƣởng của nguồn lực này với sự phát triển kinh tế. Các nghiên cứu đi vào xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau từ vai trò, đặc điểm cũng nhƣ hình thức… phát triển cho đối tƣợng này. Dƣới đây là một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc mà tôi có thể tham khảo để qua đó làm cơ sở hình thành phạm vi nội dung nghiên cứu cho đề tài.

Ở nƣớc ta hiện nay, để thực hiện mục tiêu trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020, thực hiện quá trình CNH - HĐH rút ngắn khoảng cách tiếp cận kinh tế tri thức đƣa đất nƣớc đuổi kịp các nƣớc trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải cải cách giáo dục và ĐT một cách mạnh mẽ đang là một yêu cầu cấp bách, nhƣ văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững”. Nói cách khác, giáo dục và đào tạo là phƣơng tiện để khai trí, thiếu nó thì trí tuệ của một dân tộc sẽ kém cỏi và do vậy không có sức mạnh.

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Bên cạnh đó Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 mục tiêu tổng quát của Quyết định chỉ ra đƣợc nhu cầu về số lƣợng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành công đƣờng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh quốc tế; đồng thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân lực, hình thành đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao theo chuẩn khu vực và từng bƣớc tiến tới chuẩn quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Lê Thị Hồng Điệp, năm 2012. Theo tác giả những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển NNL là đào tạo và sử dụng NNL. Phát triển NNL chất lƣợng cao là điều kiện hàng đầu góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Các nƣớc phát triển đặc biệt chú trọng đến hai yếu tố đào tạo và sử dụng NNL và đã gặt hái đƣợc nhiều thành công đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nƣớc đi sau trong đó có Việt Nam.

Quản trị nguồn nhân lực, Trần Kim Dung, năm 2013, điểm tƣơng đồng giữa đào tạo và phát triển là chúng đều có các phƣơng pháp tƣơng tự, đƣợc sử dụng để tác động lên quá trình học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, đào tào có định hƣớng vào hiện tại, chú trọng vào công việc hiện thời của cá nhân. Phát triển chú trọng đến các công việc tƣơng lai của tổ chức. Khi một ngƣời đƣợc thăng tiến lên chức vụ mới, họ cần có những kiến thức, kỹ năng mới theo yêu cầu của công việc.

Trong đề tài khoa học cấp bộ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nƣớc ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế” của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh , do Đào Xuân Sâm làm chủ

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: List Paragraph, Centered

nhiệm đã đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở nƣớc ta trƣớc đây cũng nhƣ trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Nghiên cứu cơ cấu cán bộ quản lý kinh tế trong bƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, yêu cầu đặt ra đối với mỗi loại tập trung vào 2 nhóm, đó là: nhóm viên chức quốc gia quản lý nhà nƣớc về kinh tế và nhóm cán bộ quản lý kinh doanh. Xây dựng những phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản từ quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ, đến tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ đối với cán bộ trên quan điểm chính sách lớn.

Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Võ Xuân Tiến, tạp chí khoa học và công nghệ, năm 2010. Theo tác giả “phát triển NNL là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lƣợng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này đƣợc biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của ngƣời lao động”. Trong nghiên cứu tác giả đã làm rõ các khái niệm về nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, năng lực ngƣời lao động, động cơ thúc đẩy ngƣời lao động, và tác giả đã nêu yêu cầu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể nhƣ: Cải tiến cơ cấu nguồn nhân lực, phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ nhận thức cho ngƣời lao động, nâng cao trình độ sức khỏe của ngƣời lao động. Cuối cùng tác giả đã kết luận khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải chú ý tất cả các yêu cầu trên.

Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp xã trên địa bàn thành phố Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, Cao Thanh Hƣơng, năm 2011. Nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề có tính lý luận liên quan đến công tác đào tạo và phát triển NNL trên cơ đó phân tích các thực trạng và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL trên địa bàn thành phố Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đến năm 2020, Nguyễn Đình Bình, năm 2010. Nghiên cứu làm rõ khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, những nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực bao gồm phát triển nguồn nhân lực về mặt số lƣợng và cơ cấu, phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lƣợng; Các giải pháp: Nhóm giải pháp về phát triển số lƣợng nguồn nhân lực gồm đổi mới và hoàn thiện công tác tuyển dụng tiếp viên hàng không, định hƣớng nghề nghiệp, Nhóm giải pháp phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực gồm hoàn thiện, sắp xếp lại liên đội tiếp viên, nâng cao hiệu quả và vai trì của cán bộ quản lý cấp đội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng, Công đoàn và Đoàn thanh niên trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đào tạo, xây dựng văn hóa Đoàn tiếp viên – Vietnam Airline, hoàn thiện các chế độ khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động.

Phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Du lịch Đà Nẵng DANATOUR, Phan Thị Kim Chi, năm 2011: Nghiên cứu làm rõ những lý thuyết về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, vai trò của phát triển nguồn nhân lực; Các giải pháp: Hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cho ngƣời lao động, nâng cao kỹ năng, hành vi thái độ của ngƣời lao động, phát triển môi trƣờng học tập, nâng cao động co thúc đẩy ngƣời lao động, nâng cao trình độ nhận thức phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra, Chƣơng trình hành động số 09-CTr/TU ngày 05/12/2011 của Thành ủy Tam Kỳ về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/6/2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam về công tác cán bộ giai đoạn 2010 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020 đã xác định vấn đề đào tạo cán bộ, trong đó cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, phát huy nguồn

Formatted: Font: 14 pt

Formatted: List Paragraph, Centered

lực con ngƣời là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững.

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp huyệnNguồn nhân lực và nguồn nhân lực quản lýnhân lực và nguồn nhân lực quản lýnhân lực và nguồn nhân lực quản lý nhân lực và nguồn nhân lực quản lý

1.2.1. Khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực quản lý

1.2.1.1. Khái niệm

Nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trƣng về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất. Nó thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tƣ cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Trong đó:

- Thể lực của con ngƣời chịu ảnh hƣởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện của từng cá nhân cụ thể. Thể lực có ý nghĩa quan trọng quyết định năng lực hoạt động của con ngƣời. Phải có thể lực con ngƣời mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội.

- Trí lực đƣợc xác định bởi trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tƣ duy xét đoán của mỗi con ngƣời. Trí lực thực tế là một hệ thống thông tin đã đƣợc xử lý và lƣu giữ lại trong bộ nhớ của mỗi cá nhân con ngƣời. Nó đƣợc hình thành và phát triển thông qua giáo dục đào tạo cũng nhƣ quá trình lao động, hoạt động của mỗi ngƣời.

- Đạo đức, phẩm chất của NNL gồm những tình cảm, tập quán phong cách, thói quen, quan niệm, truyền thống, các hình thái tƣ tƣởng, đạo đức và nghệ thuật, gắn liền với truyền thống văn hóa. Kinh nghiệm thành công trong phát triển kinh tế của các nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore tiếp thu kỹ thuật phƣơng Tây trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc để đổi mới và phát triển.

Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: English (United States) Formatted: Indent: First line: 0"

Các yếu tố về thể lực, trí lực, đạo đức có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, cùng nhau phát triển. Muốn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phải nâng cao cả ba mặt: thể lực, trí lực và đạo đức, phẩm chất. Tuy nhiên mỗi yếu tố trên lại liên quan đến một lĩnh vực khác nhau và có đặc thù riêng. Thể lực và tình trạng sức khỏe gắn với dinh dƣỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe. Trí lực gắn với lĩnh vực giáo dục đào tạo, còn đạo đức phẩm chất chịu ảnh hƣởng của truyền thống văn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa và thể chế chính trị . Do vậy, để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực thƣờng xem xét trên ba mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất của NNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý tại uỷ ban nhân dân thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)