Thực trạng và đánh giá công tác quản lý thu chi ở huyện triệu phong trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Các địa phương có đất đai không khai thác được và thực trạng sử dụng ngân sách tại đây pptx (Trang 29 - 34)

thời gian qua

Trong những năm gần đy công tác quản lý thu chi ở huyện Triệu Phong được tổ chức như sau:

HĐND huyện Triệu Phong đã thực hiện vịêc quyết định giao dự toán NSNN, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN.

 UBND huyện Triệu Phong thực hiện tương đối đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình: - UBND đã thực hiện lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách của mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 25 của luật NSNN; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên.

- Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính trực tiếp.

- Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính – ngân sách.

- Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia; quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 25 luật NSNN.

 Phòng tài chính huyện Triệu Phong : Thực hiện đầy đủ chức năng là cơ quan tham mưu cho UBND huyện về chuyên môn.

 Kho bạc nhà nước: Trong thời gian qua kho bạc nhà nước huyện Triệu Phong đã thực hiện tốt nhiệm vụ thanh toán , quản lý NSNN và các quỹ tài chính khác.

 Chi cục Thuế huyện đã thực hiện quản lý các khoản thu nội địa , bao gồm phí, lệ phí, thuế, và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi cục thuế đã làm tốt các công việc của mình như: Lập dự toán thu thuế năm 2007, hướng dẫn nghiệp vụ về kê khai, tính thuế, phát hành thông báo thuế cho các đơn vị. Tuyên truyền giáo dục, vận động thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Đề nghị, quyết định theo thẩm quyền việc miễn,giảm, hoàn thuế, trưng thu thuế, quyết toán thuế và chấp hành luật thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tổ chức cá nhân quản lý thu thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế. Quản lý hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế, lưu giữ các tài liệu liên quan đến công tác thu thuế của các đối tượng nộp thuế.

Về phân cấp quản lý ngân sách: Việc phân cấp quản lý ngân sách huyện do tỉnh Quảng trị quy định theo Luật NSNN đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách huyện có những biện pháp tăng trưởng và tập trung nguồn thu cho ngân sách huyện.

Về điều hành ngân sách: Huyện đã triển khai chỉ đạo chấp hành tốt luật NSNN từ khâu lập; giao dự toán; chấp hành dự toán; kế toán và quyết toán ngân sách. Việc chấp

hành luật NSNN và các chế độ tài chính hiện hành đã từng bước đi vào nề nếp, chất lượng ngày càng tăng, cụ thể:

Lập và giao dự toán ngân sách huyện: Trên cơ sở dự toán thu, chi được UBND tỉnh quyết định giao, phòng tài chính huyện Triệu Phong căn cứ và tham mưu cho UBND huyện Triệu Phong lập phương án xây dựng dự toán trình HĐND huyện quyết nghị với phương hướng phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi. Dự toán HĐND huyện quyết nghị có thêm một số chỉ tiêu phấn đấu tăng thu. Tỷ lệ này tăng ở các xã khác nhau, chủ yếu tăng nguồn thu phát sinh từ : thu tiền sử dụng đất, các khoản phí, lệ phí… Chẳng hạn như ở Thị Trấn Ái tử, xã Triệu đại, nguồn thu này đạt 3.450 triệu đồng, so với KH UBND tỉnh giao đạt 138%, so với Nghị quyết HĐND huyện đạt 104,5%.

Đối với việc lập và giao dự toán chi thường xuyên: Căn cứ vào dự toán của UBND tỉnh giao, phòng tài chính rà soát và cân đối lại các lĩnh vực chi cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách huyện như :Y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng…. từ đó tham mưu cho UBND huyện tổng hợp trình HĐND huyện xem xét và nghị quyết giao dự toán trên địa bàn hoàn thành được nhiệm vụ chính trị được giao.

Chấp hành dự toán thu ngân sách: Triệu phong là một huỵện có tỷ trọng thu trên địa bàn chiếm dưới 50%NSNN

Qua thực tiễn hoạt động cho thấy: địa phương quan tâm chỉ đạo thu đạt và vượt dự toán thu được giao. Nguồn thu hầu hết tập trung đầy đủ và kịp thời vào ngân sách theo quy định. Chẳng hạn như: Năm 2007 tại huyện đã thu 97,625 triệu đồng vượt so với dự toán HĐND huyện giao 66,482 triệu đồng.

Chấp hành dự toán chi ngân sách: có thể cụ thể chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên như sau:

+ Chi đầu tư phát triển: Hầu hết các công trình, dự án xây dựng do ngân sách huyện quản lý có giá trị và quy mô nhỏ vì vậy công tác chấp hành dự toán chi ngân sách đối với lĩnh vực này tại các ban quản lý dự án huyện thực hiện cơ bản đúng quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ công tác quy hoạch chuẩn bị đầu tư, công tác xây dựng và phân bổ kế

hoạch vốn…đến công tác nghiệm thu khối lượng và thanh toán vốn đầu tư. Kho bạc nhà nước huyện Triệu Phong cũng đã kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư đối với lĩnh vực này nhanh chóng, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.

+ Chi thường xuyên: Về cơ bản huyện đều chấp hành chi ngân sách theo dự toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách cấp được thực hiện một cách chặt chẽ, bám sát dự toán và chế độ, định mức chi ngân sách. Huyện ưu tiên chi về sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, văn hoá và ổn định chính trị trên địa bàn,…..

Tuy đạt được những kết quả như trên , song qua thực tiễn hoạt động cho thấy địa phương vẫn còn những hạn chế, sai phạm sau:

Về phân cấp quản lý ngân sách: Trong phân cấp nguồn thu, hiện nay cấp tỉnh chưa mạnh dạn phân chia tối đa nguồn thu cho ngân sách huyện. Một số nguồn thu lớn, chủ lực trên địa bàn huyện tập trung vào ngân sách tỉnh Quảng Trị thí dụ : Công ty cổ phần Minh Trí thuộc huyện Triệu Phong hàng năm phải nộp thuế vào ngân sách tỉnh Quảng Trị. Huyện chủ yếu thu từ khu vực ngoài quốc doanh; phí- lệ phí;thu thuế của các doanh nghiệp tư nhân, thu cấp quyền sử dụng đất nhưng nguồn thu này không mang tính ổn định; một số khoản thu khác và các nguồn thu nhỏ lẻ, phân tán thuộc kinh tế ngoài quốc doanh. Thông qua cơ chế bổ sung từ ngân sách tỉnh để cân đối nhiệm vụ chi của huyện, gần như tái hiện cơ chế “xin- cho” trong quản lý, cấp phát ngân sách, hạn chế tính chủ động trong khai thác nguồn thu và điều hành ngân sách huyện.

Một số vấn đề chi cho các vấn đề xã hội như: xoá đói giảm nghèo, phát triển văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội do huyện chủ động còn quá hẹp.

Về chế độ quản lý ngân sách, tài chính:

+ Lập và giao dự toán ngân sách: công tác lập và giao dự toán ở một số xã chưa được quan tâm đúng mức.

Chấp hành dự toán thu ngân sách: Hầu hết các đơn vị quan tâm chỉ đạo thu vượt, đạt dự toán được giao. Nguồn thu cơ bản được huy động vào ngân sách. Tuy nhiên vẫn còn một vài đơn vị còn xảy ra hiện tượng giữ lại nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách năm sau. Một số khoản thu phí, lệ phí và thu khác được để lại chi tại các đơn vị dự toán chưa được lập, giao dự toán; việc quản lý sử dụng còn lãng phí, sai mục đích ví dụ: nhiều công trình vừa mới được tu sửa chưa đến một năm lại được cấp kinh phí để xây thêm, tu sửa lại trong năm nay như: Trụ sở UBND huyện Triệu phong, chi cục thuế…còn xảy ra tình trạng thất thu thuế tài nguyên, thuế môn bài. Các đơn vị thuộc huyện còn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào bổ sung của ngân sách cấp trên.

Chấp hành dự toán chi ngân sách: Việc cấp phát chi ngân sách được thực hiện theo 2 hình thức là dự toán kinh phí và lệnh chi tiền. Trên thực tế, cấp phát bằng lệnh chi tiền còn chiếm tỷ trọng lớn. Dự toán được giao không sát nên cấp phát còn tình trạng cấp thừa nhóm mục này nhưng lại cấp thiếu nhóm mục khác. Đến cuối năm, có trường hợp phòng tài chính tham mưu cho UBND huyện điều chỉnh nhóm mục này sang nhóm mục khác là không đúng với quy định của luật NSNN. Thí dụ Phòng Tài chính huyện Triệu Phong tham mưu cho UBND huyện Triệu Phong điều chỉnh nhóm mục chi dự phòng cho nhóm mục các ngày lễ lớn. Trong cấp phát ít chú ý đến việc giảm trừ các khoản thu hồi hoặc các khoản còn lại năm trước chuyển sang.

Trong tổng chi ngân sách huyện, việc bố trí kinh phí ngân sách cho chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng nhỏ. Chi đầu tư phát triển ở huyện có nhu cầu lớn nhưng chưa được đáp ứng.

Chi ngân sách huyện mới chỉ đáp ứng được chi thường xuyên. Thực tiễn cho thấy hầu hết các khoản chi cơ bản bám sát dự toán được duyệt.

Chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên của ngân sách huyện. Tại các đơn vị sử dụng ngân sách thì tìm mọi cách để chi hết kinh phí được cấp, chạy chi vào cuối niên độ tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết toán ngân sách: Báo cáo quyết toán thu- chi ngân sách được thực hiện thống nhất theo biểu mẫu và các chỉ tiêu quy định. Tuy nhiên thời gian quyết toán ngân sách huyện thường kéo dài do quyết toán ngân sách xã, thị trấn và các đơn vị dự toán nộp chậm, khâu thẩm định quyết toán gặp khó khăn.

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Các địa phương có đất đai không khai thác được và thực trạng sử dụng ngân sách tại đây pptx (Trang 29 - 34)