2.4.1.1 Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn
Nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy vốn điều lệ qua các năm tăng, đặc biệt trong năm 2007, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tăng mạnh (vốn điều lệ năm 2007 tăng 139,1% so với năm 2006, và vốn chủ sở hữu năm tăng 274,9% so với năm 2006). Điều đó cho ta thấy tiềm lực về vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, phản ánh sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ rủi ro của ACB cũng ngày một tăng.
Nhìn vào biểu đồ trên, ta cũng thấy rằng, ACB có lợi nhuận sau thuế qua các năm đứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần (chỉ đứng sau các ngân hàng thương mại Nhà nước).
2.4.1.2 Khả năng thanh khoản
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007
- Khả năng thanh toán ngay(*)
1,26 2,48 4,41 4,76 3,67 4,99
- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
(*)
Khả năng thanh toán ngay =
Tài sản Có có thể thanh toán ngay (01 ngày)
tài sản nợ đến hạn thanh toán ngay (01 ngày)
Số liệu qua các thời kỳ cho thấy ACB luôn duy trì khả năng thanh toán ở mức an toàn cao. Cụ thể là tỷ lệ khả năng chi trả qua các năm đều trên mức 1; nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn của các năm thấp hơn nhiều so với mức cho phép của ngân hàng Nhà nước là 40%. Điều này chứng minh rằng ACB không những quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà cò luôn thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn của cổ đông và của khách hàng.
2.4.1.3 Mức sinh lợi:
Giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tương quan với chi phí...
Tiêu chí Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
% tăng trưởng
(2007 so với
2006)
Lợi nhuận sau thuế 293 505 1.681 242,4
ROE 0,29 0,34 0,28 -6.67
ROA 0,019 0,014 0,02 100
ROA và ROE của ACB so với các Ngân hàng khác
Khả năng sinh lời trên tổng tài sản ROA Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE)
Qua hai bảng trên cho ta thấy khả năng sinh lời trên tổng tài sản của ACB giữ ở vị trí cao so với mức trung bình ngành, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu thì cao nhất trong các ngân hàng chứng tỏ sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn cũng như tài sản để sinh ra lợi nhuận của ACB.
Về mặt vốn hóa thị trường, ACB chiếm 44,125 tỷ đồng, đứng đầu trong số các NHTM Cổ phần. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy trong tương lai, ACB phải cạnh tranh rất lớn đối với những ngân hàng trong nước đang không ngừng phát triển với tốc độ rất cao, cũng như các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang xếp hàng chờ gia nhập vào thị trường tài chính Việt Nam.
2.4.1.4 Chất lượng tài sản có
Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo, ACB đã công bố chính sách “cho vay an toàn” và chính sách này đem lại hiệu quả, cụ thể trong nhiều năm qua, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1%. Hệ số an toàn vốn của ACB tính đến ngày 31/12/2006 là 10,9%. Hệ số an toàn vốn giảm nhẹ so với năm 2005 (12%) nhưng vẫn nằm trong mức an toàn cao thể hiện sự chủ động của ACB trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận, chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận cho cổ đông trong khi vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết.
Theo quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần và theo các tiêu chí CAMEL, ACB là một ngân hàng lành mạnh, luôn xếp loại A trong nhiều năm liền. Quản lý rủi ro và từ đó tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo toàn vốn cho cổ đông là một trong các vấn đề được ACB đặc biệt quan tâm. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia thành các loại chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối), rủi ro vận hành. Để quản lý các loại rủi ro nói trên, tổ chức quản lý rủi ro của ACB được bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống. HĐTD là cơ quan quản lý rủi ro tín dụng. Hội đồng ALCO quản lý rủi ro thị trường. Phòng Quản lý rủi ro ở Hội sở có chức năng tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động hàng ngày của ACB để hỗ trợ Ban điều hành và Hội đồng ALCO trong việc quản lý rủi ro rủi ro thị trường. Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại ACB.
Qua bảng trên, ta thấy danh mục cho vay của ACB rất phong phú, tăng trưởng nhanh và chíêm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo thời hạn vay là loại hình cho vay ngắn hạn, tiếp đến là vay trung và dài hạn. Các khoản nợ chờ xử lý đều bằng 0, chứng tỏ ACB rất có hiệu quả trong kiểm soát nợ, tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Năng lực quản lý rủi ro là rất lớn.
2.4.1.5 Năng lực công nghệ.
ACB đã xây dựng dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ năm 1999 bởi vì ý thức rõ việc đầu tư sớm để nâng cao trình độ công nghệ tin học của mình là rất quan trọng. Giai đoạn I của Dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên là TCBS. Đặc điểm của hệ chương trình này là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử lý các giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ (relational) và tập trung (centralised), cho phép ngân hàng thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn để phục vụ khách hàng. Tất cả chi nhánh và phòng giao dịch đều được nối mạng với toàn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi rút tiền nhiều nơi. Hệ thống này cho phép Hội sở có thể kiểm tra kiểm soát hoạt động của từng nhân viên
giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.
Từ giữa năm 2004, ACB khởi động giai đoạn II của Dự án, gồm có các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ tin học hiện nay của ACB, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Có thể nói ACB đã có bước đột phá đầu tiên ở giai đoạn I là chuyển mình từ một hệ thống gồm các mạng cục bộ sang một hệ thống mạng diện rộng, và ở giai đoạn II tiến thêm một bước nâng cao tính an toàn, bảo mật và năng lực tích hợp.
Một điều rất quan trọng là ACB làm chủ hoàn toàn được các ứng dụng TCBS. Đây là một loại năng lực cốt lõi mà không phải ngân hàng nào ở Việt Nam cũng có được.
ACB là thành viên của Hiệp hội SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Ngoài ra, ACB cũng sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, gồm có Reuteurs Monitor, dùng để xem thông tin tài chính, và Reuteurs Dealing System, dùng để thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với các tổ chức tài chính.
2.4.1.6 Nguồn nhân lực, quản trị và điều hành.
Sớm nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, ngay từ khi thành lập, ACB đã sử dụng kiểm toán quốc tế, tái cấu trúc theo định hướng hướng tới khách hàng từ năm 2000, ứng dụng toàn hệ thống TCBS từ năm 2002 và áp dụng ISO từ năm 2003. ACB là ngân hàng áp dụng các chuẩn mực quốc tế sớm: tách bạch quản trị với điều hành; thẩm định, chính sách và duyệt trong hoạt động
tín dụng; thành lập hội đồng ALCO, có thể nói, ACB có đội ngũ quản trị điều hành cũng như nguồn nhân lực mạnh và tương đối chuyên nghiệp.
Cơ cấu nhân sự của ACB
Phân loại theo trình độ 2006 2007 tỷ lệ 2007
- Sau Đại Học 104 100 1,98% - Đại học 2.468 3.448 84,49% - Cao đẳng, Trung cấp 246 399 9,78% - Lao động phổ thông 70 153 3,75% * Tổng cộng 2.892 4.801 100%
Phân loại cấp quản lý
- Cán bộ quản lý 289 476 11,66%
- Nhân viên 2.603 3.605 88,34%
* Tổng cộng 2.892 4.801 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB năm 2006, 2007)
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng nhân viên ACB có trình độ đại học và trên đại học là rất lớn và tăng qua các năm, đây là đội ngũ nhân sự có trình độ, là tài sản quý báu của ngân hàng, là một trong những nguồn lực quan trọng để ngân hàng có thể cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, ACB còn có trung tâm đào tạo nghiệp vụ chuyên tổ chức các khoá đào tào nghiệp vụ cơ bản và nâng cao cho toàn thể nhân viên ACB. Qua các khoá học một cách bài bản đó, nhân viên ACB sẽ thành thạo hơn trong nghiệp vụ, trong việc tạo những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng ngay từ lần gặp khách hàng đầu tiên.
ACB phấn đấu trong năm 2008, số lượng nhân viên sẽ tăng thêm 3263 người.
2.4.1.7 Danh tiếng, uy tín, mạng lưới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý.
Từ khi thành lập đến nay, ACB đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng trong và ngoài nước do các tổ chức trong vào ngoài nước trao tặng.
Ngày 23/02/2008 vừa qua, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vinh dự nhận được
danh hiệu “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2007” do báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng dựa trên sự bình chọn của người tiêu dùng.
ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, trên 57% thị phần chủ thẻ tín dụng quốc tế, trên 55% thị phần chuyển tiền nhanh Western Union. Mạng lưới của ACB đã có mặt tại các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước.
Quan hệ ngân hàng đại lý nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, chuyển tiền, mua bán và kinh doanh ngoại tệ, vàng...Số ngân hàng đại lý không ngừng tăng lên qua các năm. Đến 30/09/2007, số lượng ngân hàng đại lý của ACB trên thế giới là 586 ngân hàng và tập đoàn tài chính (chưa bao gồm số lượng lớn các chi nhánh trải rộng trên toàn cầu).