Định hướng cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh thái bình (Trang 82 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.1. Định hƣớng phát triển kinh tế biển ở KVVB Thái Bình đến năm 2025

4.1.3 Định hướng cụ thể

Những định hướng chung phát triển của khu kinh tế biển Thái Bình bao quát toàn bộ các lĩnh vực. Trong quá trình nghiên cứu học viên nhận thấy KVVB Thái Bình mới đang trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thành lập KKTVB do đó quan điểm đầu tư cơ sở hạ tầng một cách toàn diện là cần thiết nhưng xét trên trên các khía cạnh thì không nên đầu tư cơ sở hạ tầng một cách ồ ạt, dàn trải mà cần có những định hướng cụ thể hơn, do đó học viên đề xuất một số định hướng cụ thể trong thời gian tới của khu vực này là:

- Xác định rõ thế mạnh của KVVB Thái Bình, tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề thế mạnh trong khu vực có như: khai thác dầu khí và các sản phẩm phụ, cảng biển, nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất điện, sản xuất vật liệu xây dựng. Định hướng KVVB Thái Bình trở thành khu vực sản xuất công nghiệp khoáng sản, năng lượng và vật liệu xây dựng.

- Định hướng phát triển hướng ra biển mạnh mẽ với việc đẩy mạnh công tác quai đê lấn biển và phát triển các ngành kinh tế: khai thác dầu khí, đánh bắt xa bờ,

cảng biển và các ngành nghề tiềm năng: du lịch biển và sinh thái biển, đóng và sửa chữa tàu thuyền…

- Định hướng ưu tiên trước mắt là: chủ động phối hợp, đẩy nhanh tiến độ triển khai và thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm của Trung ương trên địa bàn để tăng cường năng lực sản xuất công nghiệp khu vực ven biển; tập trung phát triển mạnh và toàn diện kinh tế thủy sản (nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản); xây dựng danh mục các ngành hàng, sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu chủ lực, có lợi thế và khả năng cạnh tranh để có biện pháp hỗ trợ phù hợp, đẩy mạnh xuất khẩu; khai thác hiệu quả lợi thế của Khu sinh thái rừng ngập mặn Thụy Trường và Khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng kết hợp với thăm quan di tích lịch sử, giá trị văn hoá truyền thống, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trước mắt là hệ thống đường bộ và cảng biển.

- Định hướng phát triển bền vững KVVB Thái Bình, tập trung vào ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường được xem xét trên mối quan hệ tổng hòa, thực hiện trên cơ sở lồng ghép một cách hiệu quả vào cách chính sách cơ chế công cụ quản lý và trong quá trình thực hiện chính sách sao cho việc khai thác tài nguyên đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại mà còn tạo ra cơ hội tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế biển ở tỉnh thái bình (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)