XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định giá giá trị Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam (Trang 53 - 55)

- Đối với các doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh hoặc có

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VIỆT NAM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Năm 1960: Một số Nhà máy Nhựa quốc doanh đầu tiên của Việt Nam được xây dựng. Những nhà máy này sau này đều trở thành thành viên của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam. Tổng Công ty Nhựa Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là VIETNAM PLASTIC CORPORATION, tên viết tắt là VINAPLAST, là một doanh nghiệp quốc doanh chuyên ngành Nhựa, trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương).

- Năm 1976: Công ty Tạp phẩm được thành lập với sản phẩm chủ yếu bao gồm sản phẩm nhựa, da giày, chất tẩy rửa, kim khí tiêu dùng, văn phòng phẩm…

- Năm 1987: Để đáp ứng nhu cầu phát triển phù hợp với tình hình đổi mới của nền kinh tế, năm 1987, Công ty Tạp phẩm đã được Bộ Công nghiệp nhẹ đổi tên thành Liên hiệp các Xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm. Sản phẩm chính của Liên hiệp là sản phẩm nhựa, kim khí tiêu dùng, văn phòng phẩm.

- Năm 1989: Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số 437/CNn-TCLĐ ngày 11/11/1989 đổi tên Liên hiệp các Xí nghiệp Nhựa và Tạp phẩm thành Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu nhựa và lấy tên giao dịch là VINAPLAST.

- Năm 1990: Hiệp hội Nhựa Việt Nam được thành lập, VINAPLAST giữ vai trò nòng cốt của Hiệp hội.

- Năm 1995: Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu nhựa đổi tên thành Công ty Nhựa Việt Nam, giữ nguyên tên giao dịch viết tắt là VINAPLAST.

- Năm 1996: Đảng và Nhà nước thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống quản lý kinh tế và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước để hình thành các Tập đoàn kinh tế mạnh, Tổng Công ty Nhựa Việt Nam được thành lập tại Quyết định số 1189/QĐ-TCCB ngày 07/5/1996 bao gồm các doanh nghiệp Nhựa Nhà nước trực thuộc Trung ương với tên giao dịch vẫn được giữ nguyên là VINAPLAST, trong đó Công ty Nhựa Việt Nam là đơn vị nòng cốt để hình thành nên Tổng Công ty và thay thế Bộ Công nghiệp thực hiện vai trò quản lý ngành.

- Năm 2003: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vcề việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế, Tổng Công ty Nhựa Việt Nam giải thể và hình thành Công ty Nhựa Việt Nam theo Quyết định số 72/2003/QĐ-BCN ngày 06/5/2003 trên cơ sở bộ máy của văn phòng và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (cũ), được kế thừa nghĩa vụ và quyền lợi của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam

- Năm 2008: Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với số vốn Nhà nước chiếm 66%

- Hiện nay, đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp lần thứ hai.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương với những ngành nghề kinh doanh chủ yếu như sau:

- Các sản phẩm bao bì (bao gồm cả in ấn trên bao bì), phụ tùng, linh kiện nhựa phục vụ cho các ngành công, nông, ngư nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, bưu chính viễn thông và dân dụng.

- Khuôn mẫu, phụ tùng, linh kiện cơ khí cho ngành nhựa - Các nguyên liệu, hoá chất, phụ gia ngành nhựa

- Kinh doanh nhà trọ, đại lý ký gửi hàng hóa; cho thuê bãi đậu xe, ki ốt, kho…

- Xuất nhập khẩu tổng hợp nguyên liệu, trang bị, vật tư sản xuất và hàng tiêu dùng

- Kinh doanh siêu thị, văn phòng cho thuê, hạ tầng cụm công nghiệp - Tư vấn đầu tư

- Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ - Hội chợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định giá giá trị Công ty cổ phần Nhựa Việt Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)