3.3. Một số kiến nghị đối với nhà đầu tư
3.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ về PPP
Bởi vậy, cần tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đối với hình thức đầu tư này, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm cần thiết để triển khai thực hiện và quản lý dự án theo hình thức PPP. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan có liên quan, giữa các bộ, ngành.
Nếu chỉ dừng lại ở việc tăng cường nhận thức cho lãnh đạo chính quyền các cấp hay tạo sự đồng thuận sâu rộng trong cộng đồng xã hội thì vẫn chưa đủ, bởi vấn đề quan trọng nhất vẫn là người thực hiện, người được giao trọng trách quản lý dự án PPP.
Với một dự án PPP, cán bộ được giao quản lý dự án phải có khả năng dự báo, bao gồm dự báo về tài chính, hoàn vốn cho nhà đầu tư, xử lý rủi ro trong suốt vòng đời dự án… Như vậy, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ sẽ tăng lên gấp bội, đó là chưa kể đến việc phải đối mặt với các nhà đầu tư có
tầm cỡ quốc tế về vốn, về kinh nghiệm, trong khi Việt Nam mới chỉ “vừa học vừa làm”.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu còn khó khăn này, không chỉ có sự trợ giúp của Nhà nước, mà bản thân các nhà tài trợ, các nhà cho vay cũng luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật xây dựng khung pháp lý, sàng lọc dự án, thực hiện giao dịch (đàm phán, thu xếp vốn, đấu thầu). Bên cạnh đó, các nhà tài trợ sẽ hỗ trợ các bên liên quan từ khâu chuẩn bị dự án tới khâu cuối cùng khi dự án đi vào vận hành, bảo dưỡng; đồng thời góp phần tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ có thể đảm đương trọng trách được giao. Đã đến lúc, các nhà tài trợ cần thay đổi nhận thức, để đảm bảo hiệu quả hoạt động một dự án PPP, nhà tài trợ càng tham gia sớm càng tốt, chứ không chỉ giai đoạn cung cấp tài chính, cung cấp tín dụng.
Kết luận Chƣơng 3
Do chưa có mô hình PPP hiệu quả đúng nghĩa, nên Việt Nam cần áp dụng cách tiếp cận đi từ chính sách thí điểm cho PPP và sau đó, triển khai trên diện rộng là khả thi hơn cả. Trước mắt, cần sớm ban hành Nghị định mới về PPP, về lâu dài, cần xây dựng Luật PPP. Yêu cầu đặt ra cho khung pháp lý là phải phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh chồng chéo với các văn bản pháp lý khác, ổn định, lâu dài, thống nhất, dựa trên nguyên tắc thị trường, tối đa hóa lợi ích, quản lý rủi ro, tạo cơ hội đầu tư công bằng cho nhà đầu tư thông qua đấu thầu cạnh tranh… Đặc biệt, phải tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong việc thu phí sau khi hoàn thành dự án, nhằm sớm thu hồi vốn nhanh cho các nhà đầu tư.
KẾT LUẬN
Luận văn phân tích tình hình đầu tư giao thông đường bộ ở Việt Nam trong thời gian cho thấy tồn tại nhiều bất cập, nguy cơ khan hiếm nguồn vốn trong tương lai và đặc biệt là đầu tư tư nhân rất hạn chế do khoảng cách quá lớn giữa kỳ vọng của khu vực tư nhân và khu vực công cộng; lợi nhuận đầu tư thấp, mục tiêu và cam kết của chính phủ không rõ ràng, quá trình ra quyết định phức tạp, điều hành các chính sách không hiệu quả, khung pháp lý không đầy đủ, thị trường vốn trong nước chưa phát triển, thiếu các cơ chế để thu hút tài chính dài hạn từ khu vực tư nhân…
Bên cạnh đó, Luận văn nghiên cứu và học tập những kinh nghiệm trong xây dựng khung pháp lý về PPP của các nước trên thế giới. So sánh hình thức đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư của các nước (đặc biệt các nước đang phát triển) và Việt Nam đã cho thấy, sự cần thiết phải tăng khả năng huy động vốn từ khu vực tư nhân theo hình thức PPP để phát triển bền vững hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam.
“Cũ người mới ta”, tuy PPP rất phổ biến trên thế giới nhưng còn quá mới tại Việt Nam và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình thức này cần tiến hành các phân tích cụ thể và thực hiện các dự án thí điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt, việc hoàn thiện khung pháp lý là điều kiện tiên quyết và phải sớm hoàn thiện để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, đảm bảo vận dụng thành công PPP ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Theo đó, khung pháp lý về PPP phải phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh chồng chéo với các văn bản pháp lý khác, ổn định, lâu dài, thống nhất, dựa trên nguyên tắc thị trường, tối đa hóa lợi ích, quản lý rủi ro, tạo cơ hội đầu tư công bằng cho nhà đầu tư thông qua đấu thầu cạnh tranh… Đặc biệt, phải tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong việc thu phí sau khi hoàn thành dự án, nhằm sớm thu hồi vốn nhanh cho các nhà đầu tư.
Vì sự khác biệt về chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt kinh nghiệm và mức độ trưởng thành của nền kinh tế thị trường ở nước ta còn thấp nên chính phủ cần có những hỗ trợ phù hợp để hướng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ nói riêng. Một lần nữa phải nhấn mạnh rằng, PPP là lựa chọn hàng đầu của Việt Nam hiện nay trong việc thu hút nguồn vốn tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ trong bối cảnh nguồn vốn nhà nước và ODA có hạn, trong khi nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ ngày càng lớn. PPP sẽ tạo điều kiện cạnh tranh minh bạch, công bằng cho các nhà đầu tư, đồng thời thu hút được vốn đáp ứng mục tiêu vừa xây dựng kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung làm bệ phóng phát triển kinh tế một cách bền vững, vừa không gây gia tăng nợ công. Đây cũng chính là lý do tác giả thực hiện nghiên cứu này, với mong muốn đóng góp các kết quả nghiên cứu để phát triển thành công hình thức này tại Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chính phủ (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/09/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
2. Chính phủ (2009), Nghị định 108/2009/NĐ-CP, ngày 27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
3. Phạm Văn Giang (2011), Phân tích một số hình thức PPP trong giáo dục của một số nước trên thế giới, Đề tài khoa học cấp Viện, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam.
4. Đặng Lê Hoàng (2012), “PPP - Việt Nam đã sẵn sàng?”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8), trang 23-26.
5. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005. 6. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
7. Quốc hội (2008). Luật Giao thông đường bộ, số 23/2008/QH12,
ngày 13/11/2008.
8. Hoàng Mạnh Phương (2012), Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh
hợp đồng hợp tác nhà nước - tư nhân, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
9. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg, ngày 14/7/2010 của Chính phủ về việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài.
10. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, ngày
9/11/2010 về thí điểm thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
11. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2008), Phát triển kết cấu hạ tầng để đảm bảo và thúc đẩy phát triển bền vững, Thông tin
Tiếng Anh
12. ADB (2008), Public-private partnership (PPP) handbook
13. Akintoye, A., Hardcastle, C., Beck, M., Chinyio, E., and Asenova, D. (2003), Achieving Best Value in Private Finance Initiative Project Procurement, Construction Management and Economic, July 2003, 21: 461-470
14. Hardcastle, C., Akintoye, A., Edwards, P.J. and Li, B., (2005), Critical Success Factors for PPP/PFI Projects in the UK Construction Industry: a factor analysis approach, Construction Management and Economic, 23: 459-471.
15. Iyer, K. C. and Mohammed Sagheer (2010), Hierarchical Structuring of PPP Risks Using Interpretative Structural Modeling, journal of construction engineering
and management © ASCE, DOI: 10.1061/(ASCE)CO.1943-7862.0000127.
16. John, L. W. and Sussman (2006), Analysis of the Malaysian Toll Road Public-
Private Partnership Program and Recommendations for Policy Improvements. ESD
Working Paper Series, http://esd.mit.edu/wps/2005.htm
17. Khulumane, J. M. (2008), Transport economic regulatory intervention
in the transport infrastructure: a publicprivate partnership exploratory study,
Doctor thesis, University of South Affica.
18. Michael, R. Jim, S. and Peter, E. D. L. (2011), Impact of the Capital Market Collapse on Public-Private Partnership Infrastructure Projects, Journal of construction
engineering and management © ASCE 137(1) doi:10.1061/ (ASCE)CO. 1943-
7862.0000245
19. Plumb Ion, Zamfir Andreea, Mina Laura (2009), Public - private partnership - Solution or victim of the current economic crisis?, The Journal of the Faculty of Economics - Economic, pp 426-430.
20. Sader, F. (2000), Attracting Foreign Direct Investment Into Infra structure: Why is it so difficult? Washington DC, World Bank
21. Valentine, Jon. (2008), Public-Private Partnerships in Infrastructure: Best Practices from the International Experience and Applications for Thailand, NESDB.
22. Vickram Cuttaree (2009), Key Success Factors for PPP projects Based on International Experience, World Bank.
peak levels but is becoming more selective, Public-Private Infrastructure
Advisory Facility (PPIAF).
24. Xiao-Hua Jin (2010), Determinants of efficient risk allocation in privately financed public infrastructure projects in australia, Journal of construction engineering and management © ASCE, doi: 10.1061/(ASCE)CO.1943-7862.
25. Yelin Xu; Albert P. C. Chan; and John F. Y. Yeung (2010), Developing a Fuzzy Risk Allocation Model for PPP Projects in China, Journal of
construction engineering and management © ASCE 10.1061/(ASCE)CO.1943-
7862.0000189.
26. Yescombe, E.R. (2007), Public-Private Partnerships: Principles of
Policy and Finance, London: Elsevier.
27. Young Hoon Kwak, YingYi Chih, William Ibbs, C. (2009), Towards a comprehenshive understanding of Public Private Partnerships for Infrastructure Development, California Management review vol. 51, No. 2.
28. Yongjian Ke, ShouQing Wang, and Albert P. C. ChanRisk (2010), Allocation in Public-Private Partnership Infrastructure Projects: Comparative Study, Journal of construction engineering and management © ASCE, volum 16, doi:10.1061/(ASCE)IS.1943-555X.0000030.
29. Zhang, X.Q. (2004), Concessionaire Selection: Methods and Criteria,
Journal of Construction Engineering and Management, 130/2: 235-244
Website 30. http://baodautu.vn 31. http://baohaiphong.com.vn 32. http://diaocvietonline.vn 33. http://doanhnhansaigon.vn 34. http://khucongnghiep.com.vn 35. http://kinhtevadubao.com.vn 36. http://mt.gov.vn 37. http://vov.vn