Giải pháp mở rộng thị trường đầu vào và tiếp thị sản phẩm.

Một phần của tài liệu Các doanh nghiệp tại đô thị mới và việc bảo toàn các giá trị bản chất trong phát triển kinh tế hiện đại ppsx (Trang 64 - 67)

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI :

b. Giải pháp mở rộng thị trường đầu vào và tiếp thị sản phẩm.

Để có được hàng hoá chất lượng cao bán trên thị trường thì điều kiện đầu tiên phải có nguồn nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu của quá trình sản xuất. Vì thế cần phát triển vùng cây nguyên liệu hàng hoá ổn định có năng xuất,chất lượng cao và nhằm đảm bảo nguyên liệu đầy đủ cung cấp cho các cơ sở chế biến, như: vùng nguyên liệu mía phục vụ cho họat động chế biến các sản phẩm sau đường, cây sắn (mỳ), vùng nguyên liệu cây ăn quả, cây dâu tằm, cây điều, cây bông vải, cây cao su, cây ca cao…; triển khai các qui hoach về nuôi trồng thuỷ sản; đầu tư hổ trợ cho hoạt động sản xuất các vật liệu xây dựng phục vụ tốt cho ngành xây dựng. Quảng Ngãi có nhiều điểm

khoáng sản có thể dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như đá Granit, bazan, cát kết, sét gạch …Trong thời gian tới cần tận dụng tài nguyên và lao động để phát triển các sản phẩm đá xây dựng các loại, khai thác các vàng, xi măng gạch tuy nen, gạch lát hoa ximăng, đá ốplát bêtông và cấu kiện bêtông, kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp để phát triển vật liệu xây dựng cao cấp và trang trí nội thất thực hiện cơ giới hóa và hiện đại hóa công nghiệp khai thác đá cát, khuyến khích tạo điều kiện cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia công tác khai thác các mở nhỏ. Muốn vậy các cấp lãnh đạo của tỉnh cần phải có cơ chế, chính sách đầu tư hổ trợ để tạo điều kiện phát triển các nguồn nguyên liệu đầu vào chẳng hạn: xây dựng chính sách thu mua nguyên liệu đầu vào, phảI có giá bảo đảm ổn định nhiều năm và phảI ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa đơn vị thu mua với từng nơi cung cấp, khuyến khích sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tại một thị trường đầu vào vững chắc cung cấp nguồn nguyên liệu cho họat động của DNNN.

Song, hàng hóa chỉ có giá trị khi đem trao đổi mua bán trên thị trường. đặc trưng lớn nhất của hàng hóa là sản xuất ra để bán, để trao đổi. Do đó vấn đề tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Để sản xuất gắn liền với việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước, một mặt phảI xây dựng chính sách sản phẩm đồng bộ, tạo ra sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, mặt khác phảI không ngừng nâng cao năng lực tiếp thị của ácc doanh nghiệp.

DNNN phải chủ động hội nhập thị trường trong nước và thị trường thế giớI, mở mang thị trường nông thôn, đảm bảo lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất

và đời sống. kế hoạch sản xuất – kinh doanh phải gắn kết chặt chẽ với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chú trọng thị trường trong tỉnh nhất là vùng nông thôn, quan tâm đến nhu cầu của khách hàng truyền thống và khu vực miền Trung, Tây nguyên và vùng Đông Nam bộ, phát huy lợi thế cạnh tranh. tổ chức và mở rộng hệ thống thông tin về thị trường, chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường nhất là thị trường trong nước và thế giới để có kế hoạch họat động sản xuất phù hợp và ổn định. Giải quyết kịp thời đầu ra, khắc phục có hiệu quả tình trạng ứ đọng sản phẩm, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển.

Chú trọng phát triển xuất khẩu để đảm bảo đầu ra rộng lớn và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. mở rộng đa dạng hóa thị trường, tập trung vào thị trường thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ.

Trong một địa bàn họat động các DNNN cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, cùng sản phẩm để tránh các hiện tượng tranh giành, chèn ép, hạ giá và các biểu hiện tiêu cực khác gây rối thị trường, dẫn đến hậu quả nặng nề cho doanh nghiệp.

Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và phốI hợp phát triển với các tỉnh trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, hai bên cùng có lợi.

Giải pháp này có thuận lợi là Quảng Ngãi có đường quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất Bắc- Nam chạy qua tỉnh; quốc lộ 24B nối Quảng Ngãi vớI Kontum và Hạ Lào, đây là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh trong quan hệ kinh tế với các tỉnh khác.

Một phần của tài liệu Các doanh nghiệp tại đô thị mới và việc bảo toàn các giá trị bản chất trong phát triển kinh tế hiện đại ppsx (Trang 64 - 67)