CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ PHÁP TRIỂN MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động nhượng quyền trong ngành đồ ăn, thức uống tại việt nam (Trang 65)

5. Kết cấu luận văn

4.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ PHÁP TRIỂN MÔ HÌNH NHƢỢNG QUYỀN

THƢƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

4.1.1 Cơ hội phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trải qua quá trình phát triển gần hai thế kỷ, nhƣợng quyền thƣơng mại, hay còn gọi là franchise, đã trở thành một trong những phƣơng thức kinh doanh phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Chƣa bao giờ có nhiều thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới xuất hiện nhiều tại Việt Nam nhƣ hiện nay nhƣ MCDonald, Lotteria, Jollibee, KFC… Nhiều thƣơng hiệu khá thành công, số lƣợng cửa hàng tăng lên nhanh chóng. KFC là một ví dụ, nếu nhƣ đầu năm 2007 KFC chỉ có khoảng 20 cửa hàng trên cả nƣớc thì đến nay đã lên đến 140 cửa hàng. Cùng với đó là các thƣơng hiệu của Việt Nam nhƣ Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24, …

Nhƣợng quyền thƣơng mại đang nóng lên tại Việt Nam lý do lớn nhất là Theo lộ trình cam kết về việc mở cửa thị trƣờng bán lẻ sau WTO, Việt Nam đã ban hành một số

quy định mới. Từ ngày 1/1/2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nƣớc ngoài. Ngày 1/1/2009, phía nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài.do còn vấp phải trở ngại trong quy định của Việt Nam đối với đơn vị bán lẻ 100% vốn nƣớc ngoài (nếu mở của hàng thứ hai tại Việt Nam sẽ phải xin giấy phép mới). Vì vậy, các đơn vị nƣớc ngoài tìm cách liên kết doanh nghiệp trong nƣớc để nhƣợng quyền kinh doanh thƣơng hiệu. Lợi thế của những doanh nghiệp trong nƣớc là sự am hiểu thị hiếu ngƣời tiêu dùng, luật pháp… Với kinh phí trung bình khoảng 300.000 - 500.000 USD là có thể trở thành một đơn vị nhƣợng quyền thứ cấp cho một thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới. Luật Nhƣợng quyền thƣơng hiệu mới của Việt Nam cho phép sử dụng luật pháp nƣớc ngoài để điều chỉnh quan hệ nhƣợng quyền thƣơng hiệu, trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Đặc biệt Việt Nam là một thị trƣờng bán lẻ đƣợc xếp thứ 3 thế giới với sức mua khoảng 21 tỷ USD. Bên cạnh đó còn nhiều điều kiện thuận lợi nhƣ:

- Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đều tăng trƣởng cao cao nhất là năm 2007 với 8.5 % đứng thứ 3 Châu Á. Cho dù năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới. nhƣng theo chuyên gia tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại Albert Kong của Singapore cho biết mặc dù sức cầu nhìn chung có sụt giảm từ giữa năm 2008, nhƣng thị trƣờng Việt Nam vẫn còn nguyên mức độ hấp dẫn mà nhiều nhà thƣơng mại trên thế giới đang muốn chen chân vào, nhất là ngành bán lẻ. Mặt khác, ông cũng cho rằng “trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, quá trình kinh doanh nhƣợng quyền sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn các ngành kinh tế khác, kể cả sản xuất hàng hóa và dịch vụ tài chính”.

- Đặc điểm vô cùng có lợi cho hoạt động nhƣợng quyền đối với Việt Nam là Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp nổi tiếng với mặt hàng nông, lâm, thủy sản và các mặt hàng ngành nghề truyền thống chính vì vậy cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho các lĩnh vực trong hệ thống nhƣợng quyền là rất phong phú trong khi theo Ông Ngô Dƣơng Hoàng Thao, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhƣợng quyền thƣơng hiệu Việt Nam, cũng cho rằng, thị trƣờng franchise Việt Nam giàu tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai phá. Trong “bánh xe” thị phần về franchise thì ngành thực phẩm chiếm hơn 20%, những ngành khác chỉ khoảng 10%. Đây là một tiềm năng lớn

- Với môi trƣờng chính trị ổn định, vững chắc và it biến động rủi ro là điều kiện rất tốt để nhà đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam mà không phải lo về bạo lực, xung đột sắc tộc, khủng bố…. Với dân số gần 86 triệu ngƣời trong đó độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao là lực lƣợng lao động rồi rào cho xã hội. Đặc biệt đội ngũ dân số trẻ dƣới 35 tuổi chiếm 65% dân số cả nƣớc là đối tƣợng khách hàng hiện tại và tiềm năng của chuỗi cửa hàng nhƣợng quyền thực phẩm. theo Tổng giám đốc chuỗi cửa hàng Phở 24, Lý Quý Trung nhận xét: "Giới trẻ ngày càng quen với thức ăn nhanh” là điều kiện thuận lợi phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại.

Đối với doanh nghiệp nhận nhƣợng quyền, rủi ro khởi nghiệp đƣợc giảm thiểu tối đa vì họ đã có sẵn một mô hình kinh doanh thành công để áp dụng, không phải mất nhiều tiền bạc, thời gian, tâm trí để xây dựng thƣơng hiệu, đồng thời thừa hƣởng kinh nghiệm, bí quyết tổ chức kinh doanh của bên nhƣợng quyền.

Rõ ràng, với những lợi ích thiết thực mà nhƣợng quyền thƣơng mại mang đến cho các bên liên quan, phƣơng thức kinh doanh này là một sân chơi lớn đầy cơ hội cho cả nhà đầu tƣ lẫn các công ty nhƣợng quyền.

Vậy Doanh nghiệp có thể thu đƣợc những lợi ích gì và có khả năng phải đối mặt với những rủi ro gì khi tiến hành triển khai mô hình kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại là gì?

Đối với doanh nghiệp nhượng quyền

Nhƣợng quyền thƣơng mại có khả năng tạo dựng cho doanh nghiệp nhƣợng quyền một hệ thống liên kết mạnh về thƣơng mại và tài chính. Thông qua hệ thống liên kết này, doanh nghiệp có khả năng thu đƣợc một nguồn thu tƣơng đối ổn định từ khoản phí nhƣợng quyền cùng với phần trăm doanh thu hàng năm từ phía các bên nhận nhƣợng quyền. Đây cũng đƣợc coi là một kênh huy động nguồn lực tài chính vô cùng hiệu quả và đáng tin cậy cho doanh nghiệp nhƣợng quyền trong việc xây dựng và triển khai các chiến lƣợc đầu tƣ kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, thông qua mạng lƣới các bên nhận nhƣợng quyền, doanh nghiệp có thể thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tƣ trên các thị trƣờng mới một cách nhanh chóng

với chi phí rủi ro thấp nhất. Thậm chí, nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã coi “nhƣợng quyền thƣơng mại” nhƣ là một lựa chọn tối ƣu bằng cách tận dụng nguồn lực “địa phƣơng” để thâm nhập hiệu quả vào thị trƣờng nội địa của các quốc gia đang phát triển mà không phải đối mặt với bất kỳ một rào cản thƣơng mại hoặc pháp lý nào. Đặc biệt, chiến lƣợc đầu tƣ này đặc biệt tỏ ra vô cùng hiệu quả đối với những lĩnh vực hạn chế hiện diện thƣơng mại hoặc sự tham gia kinh doanh của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại khu vực thị trƣờng nội địa. Trong khi đó, chi phí mà doanh nghiệp nhƣợng quyền phải bỏ ra để triển khai mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại hầu nhƣ không đáng kể.

Mặt khác, xét về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp nhƣợng quyền không phải tốn bất kỳ một chi phí nào để duy trì và quản lý một bộ máy sản xuất kinh doanh khổng lồ và thƣờng xuyên có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề kinh niên nhƣ cơ sở vật chất, nhà xƣởng, máy móc và những xung đột về văn hoá tại quốc gia sở tại. Trong khi đó, những vấn đề này hoàn toàn có thể đƣợc giải quyết một cách hiệu quả và nhanh chóng thông qua hệ thống các bên nhận nhƣợng quyền trong nội địa nhờ những lợi thế kinh doanh mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không thể có đƣợc. Nhƣ vậy, doanh nghiệp nhƣợng quyền sẽ có thể tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian và tiền bạc hơn để đầu tƣ vào các vấn đề ở tầm vĩ mô khác nhƣ chiến lƣợc phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển thƣơng hiệu, đầu tƣ công nghệ mới…

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích có thể thu đƣợc, doanh nghiệp nhƣợng quyền cũng cần phải nhận thức đƣợc những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lƣợc kinh doanh thông qua mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại.

Rủi ro đầu tiên có thể phát sinh từ mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại là khả năng nhãn hiệu, tên thƣơng mại của doanh nghiệp nhƣợng quyền bị chính hệ thống các bên nhận nhƣợng quyền của mình làm tổn hại. Thông thƣờng, các doanh nghiệp nhận nhƣợng quyền thƣơng mại phải tuân thủ một cách hết sức chặt chẽ những tiêu chuẩn bắt buộc về giá cả, chất lƣợng hàng hoá dịch vụ đƣợc cung cấp, quy cách phục vụ và thậm chí cả về quy mô kinh doanh do bên nhƣợng quyền đặt ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhƣợng quyền vẫn có thể cho phép có những thay đổi, cải tiến nhất định trong phong cách phục vụ, thậm

chí là tiêu chuẩn hàng hoá, dịch vụ … để có thể nhanh chóng xâm nhập vào thị trƣờng nội địa và để phù hợp với phong tục, văn hoá và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân sở tại. Trong những trƣờng hợp này, nếu doanh nghiệp nhƣợng quyền không kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của hệ thống các bên nhận nhƣợng quyền thì rất có thể uy tín và thƣơng hiệu của chính doanh nghiệp đó sẽ bị tổn hại nghiêm trọng và buộc phải đối mặt với nguy cơ bị mất thị trƣờng.

Mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại luôn luôn đi kèm với việc bên nhƣợng quyền cho phép bên nhận nhƣợng quyền đƣợc quyền sử dụng một số tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ của bên nhƣợng quyền nhƣ nhãn hiệu, kiểu dáng hoặc sáng chế. Đây đƣợc coi là một trong những điều kiện không thể thiếu để tạo điều kiện cho bên nhận nhƣợng quyền có thể tạo lập cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, việc chấp nhận trao quyền sử dụng đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ cũng đồng nghĩa với việc bên nhƣợng quyền phải chấp nhận khả năng bên nhận nhƣợng quyền trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình ngay trên một thị trƣờng thứ ba khác do ảnh hƣởng của cơ chế cạn quyền trong sở hữu trí tuệ.

Đối với bên nhận nhượng quyền

Lợi ích mà bên nhận nhƣợng quyền có thể thu đƣợc trong việc triển khai kinh doanh theo mô hình nhƣợng quyền thƣơng mại thƣờng rất lớn. Thay vì phải tốn công sức vào việc thiết lập một dự án kinh doanh mới thƣờng chứa nhiều yếu tố rủi ro khó dự đoán, doanh nghiệp chỉ việc mua lại công nghệ kinh doanh từ bên giao, tiếp tục ý tƣởng đã đƣợc thử nghiệm và thực hiện thành công của bên giao. Đồng thời, bên nhận nhƣợng quyền hoàn toàn có thể tận dụng và phát huy những lợi thế kinh doanh từ thƣơng hiệu, công nghệ sản xuất… đã đƣợc bên nhƣợng quyền tạo lập, hoàn thiện trong nhiều năm để nhanh chóng xâm nhập và tạo dựng chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trƣờng. Ví dụ về sự thành công của thƣơng hiệu thời trang AN PHƢỚC đặt bên cạnh nhãn hiệu nổi tiếng PIERE CARDIN là một minh chứng điển hình.

Ngoài ra, kinh doanh theo phƣơng thức nhận nhƣợng quyền thƣơng mại, bên nhận còn đƣợc đào tạo những phƣơng thức và kỹ năng quản lý trong thực tiễn hoạt động kinh doanh từ những nhà đầu tƣ danh tiếng trên thế giới. Thông qua cơ hội đƣợc tiếp xúc và

đƣợc chia sẻ những bí quyết và kinh nghiệm kinh doanh đã đƣợc thử nghiệm và đúc rút trong nhiều năm của bên nhƣợng quyền thƣơng mại, bên nhận nhƣợng quyền tự xây dựng và phát triển cho mình những tri thức quản lý riêng, có thể áp dụng cho các chiến lƣợc kinh doanh tƣơng tự khác của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thuận lợi có thể khai thác đƣợc từ mô hình kinh doanh franchise, doanh nghiệp phía nhận nhƣợng quyền thƣơng mại cũng buộc phải chịu chấp nhận sự kiểm soát tƣơng đối chặt chẽ của bên nhƣợng quyền đối với một số vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất, kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm, việc nhập khẩu nguyên liệu…Ngoài ra, bên nhƣợng quyền thƣờng bảo lƣu quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên nhận nhƣợng quyền ngay lập tức chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh dƣới nhãn hiệu hoặc mô hình kinh doanh đã đƣợc nhƣợng quyền trƣớc đó nếu bên nhận nhƣợng quyền không đáp ứng đƣợc một số điều kiện nhất định do bên nhƣợng quyền đƣa ra. Trong trƣờng hợp này, rủi ro mà doanh nghiệp nhận nhƣợng quyền có thể rất lớn, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hoá hoặc các đơn đặt hàng còn đang tồn đọng…

Vì vậy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, franchise có thể đƣợc coi là một trong những lựa chọn hàng đầu để có thể đứng vững trong điều kiện thị trƣờng có sự cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, trƣớc khi chính thức ký kết hợp đồng để trở thành bên nhận nhƣợng quyền thƣơng mại, các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét và nghiên cứu hết sức kỹ lƣỡng đối với một số vấn đề và điều khoản quan trọng nhƣ: Thế mạnh về thị trƣờng, tài chính và thƣơng hiệu của bên giao tiềm năng, chất lƣợng đào tạo ban đầu và trong quá trình triển khai mô hình franchise, quy trình kiểm tra, giám sát của bên giao và các quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ, trách nhiệm về các hoạt động quảng cáo và phát triển thƣơng hiệu của bên giao, quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ của bên nhận… Ngoài ra để đảm bảo tối đa sự linh hoạt và độc lập trong hoạt động kinh doanh của bên nhận, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng hình thức pháp lý của hợp đồng sẽ đƣợc ký kết giữa hai bên. Thông thƣờng, trong trƣờng hợp này, các doanh nghiệp

nên tìm đến sự hỗ trợ của một bên tƣ vấn pháp lý độc lập để tránh những bất lợi không đáng có xảy ra.

4.1.2 Những thách thức khi phát triển mô hình NQTM tại Việt Nam

Sự thiếu kinh nghiệm của nhà nhượng quyền Việt Nam và kém hiểu biết của nhà nhận quyền

Sự mới mẻ của hình thức này cả về lý luận và thực tiễn làm cho các doanh nghiệp nhƣợng quyền Việt Nam còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chuỗi cửa hàng nhận quyền của mình nhƣ cà phê Trung Nguyên là một điển hình. Nhiều nhà nhƣợng quyền muốn phát triển hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của mình nhƣng do trình độ còn kém nên họ vẫn phải loay hoay tìm hƣớng đi cho mình thách thức rât lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt sự xâm nhập của doanh nghiệp nƣớc ngoài vào Việt Nam bằng hình thức nhƣợng quyền đem lại nhiều sự học hỏi cho các doanh nghiệp Việt Nam nhƣng vấn đề đặt ra trƣớc tiên là các doanh nghiệp nhƣợng quyền Việt Nam phải đối mặt thách thức rất lớn khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn từ nƣớc ngoài. Điều này làm hạn chế nhiều sự phát triển của hình thức này

Bên cạnh đó thì nhà nhận quyền thì do sự kém hiểu biết nên khi làm đối tác của nƣớc ngoài không cẩn thận sẽ rất dễ bị lừa, gặp phải đối tác làm ăn bất tín sau khi nhận phí nhƣợng quyền ban đầu thì bỏ chốn. nhiều nhà nhận quyền còn phi phạm hợp động đã kí kết dẫn đến những tránh chấp giữa hai bên điều này có thể do nhà nhận quyền cố tình làm thế vì lợi nhuận nhƣ hệ thống bài trí, biển hiệu, phong cách phục vụ khách hàng… cũng có thể do họ không biết nhƣng nhin chung đều làm ảnh hƣởng tới sự phát triển và mở rộng hệ thống nhƣợng quyền tại Việt Nam.

Nạn vi phạm về sở hữu công nghiệp

Nhiều cơ sở kinh doanh tự treo biển hiệu và sử dụng thƣơng hiệu của chủ thƣơng hiệu khi chƣa đƣợc sự cho phép của nhà nhƣợng quyền, gây thiệt hại về vật chất và uy tín của chủ thƣơng hiệu. nhất là khi bán những mặt hàng kém chất lƣợng cùng với thái độ phục vụ không ra gì sẽ

làm hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại nhiều cho cả bên nhận và nhƣợng quyền thƣơng mại và ngƣời tiều dùng trong khi chế tài xử phạt chƣa có tính chất răn đe

Kênh thông tin liên lạc còn kém phát triển

Thách thức lớn nhất đối vợi việc nhận quyền từ các thƣơng hiệu quốc tế chính là kênh thông tin liên lạc giữa nhà nhận quyền và nhƣợng quyền. đối với những thƣơng hiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động nhượng quyền trong ngành đồ ăn, thức uống tại việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)