Tổng quan về dự án cầu Nhật Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 56)

2.2. THỰC TRẠNG THƢ̣C HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ

2.2.2. Tổng quan về dự án cầu Nhật Tân

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án hạ tầng Tả Ngạn

Diê ̣n tích đất phải thu hồi là: 62,02 ha, trong đó: đất ở 1,32 ha; đất nông nghiê ̣p và đất khác 60,7 ha.

Số hô ̣ liên quan: 1.540 hô ̣ Số hô ̣ phải TĐC: 87 hô ̣

Số hô ̣ đã nhâ ̣n tiền bồi thường, hỗ trợ: 1.540 hô ̣ Số tiền: 235.111,7 triê ̣u đồng

Quy mô dự án: Dự án đi qua địa bàn các xã Vĩnh Ngọc , Tiên Dương, Vân Nội với chiều dài khoảng 7,5 km.

Đến tháng 8 năm 2013, huyện Đông Anh đã hoàn thành GPMB và bàn giao 100% diện tích đất phải thu hồi cho chủ đầu tư.

2.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trơ ̣ và TĐC của dự án cầu Nhâ ̣t Tân

Dựa trên danh sách các đối tượng bị thu hồi đất trong dự án cầu Nhâ ̣t Tân, tôi tiến hành phát 60 phiếu điều tra. Các đối tượng bị thu hồi đất được phân theo 2 nhóm là: nhóm bị thu hồi đất ở, nhóm bị thu hồi đất nông nghiệp. Đối với các nhóm đất còn lại (Đất giao thông; đất sông ngòi, kênh mương; đất ao, hồ nuôi trồng thủy sản; đất nghĩa trang nghĩa địa) phần lớn diện tích đất do UBND các xã quản lý do đó tôi không nghiên cứu nhóm các loại đất này.

2.2.3.1. Thực trạng thực hiê ̣n chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

a) Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường

Công tác bồi thường GPMB của dự án được Hội đồng bồi thường huyện thực hiện, có sự phối hợp của các cấp các ngành và chủ đầu tư. Thực hiện quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 09 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội, Ban bồi thường GPMB huyện Đông Anh đã kiểm tra, xét duyệt các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ theo đúng nguyên tắc và được tổng hợp qua bảng 2.3, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Xác định đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng và không đƣợc bồi thƣờng

Loại đất Diện tích (m2) Số hộ, tổ chức bị thu hồi đất (hộ) Số hộ đƣợc bồi thƣờng (hộ) Số hộ không đƣợc bồi thƣờng (hộ) - Đất ở 13.200 87 87 0 - Đất nông nghiệp 607.000 1.453 1.453 0

Nguồn số liệu: Ban bồi thường GPMB huyện Đông Anh

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, Hô ̣i đồng bồi thường , hỗ trợ và TĐC đã xác định được phương án bồi thường của 1.540 hộ, trong đó:

- 1.453 hộ được bồi thường đất sản xuất nông nghiệp. - 87 hộ được bồi thường đất ở.

Qua phân tích dự án trên cho thấy Hô ̣i đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC, Ban quản lý dự án và Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Anh đã phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện khá tốt công tác xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, đối tượng không được bồi thường mà chỉ được xét hỗ trợ một phần, đồng thời thực hiện công tác kiểm kê, đo đạc đã tạo

thuận lợi cho công tác lập phương án bồi thường GPMB sau này. Kết quả trên được xác nhận thông qua quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng bồi thường thể hiện tại bảng 2.4, cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Ý kiến ngƣời bị thu hồi đất về đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng và không đƣợc bồi thƣờng

STT Nội dung, điều tra phỏng vấn Phiếu ĐT phát ra Số phiếu thu về Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý

1 Đối tượng bồi thường về đất ở 30 30 100 29 01 96,7 3,3

2

Đối tượng bồi thường về đất nông nghiệp

30 30 100 30 0 100 0

Tổng 60 60 100 59 01 98,3 1,7

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Tại dự án cầu Nhâ ̣t Tân , qua bảng 2.4 cho thấy các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ đa phần đã ủng hộ Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án về việc xác định các đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ; chỉ có 01/60 phiếu phát ra chiếm 1,7% là không đồng ý với việc xác định đối tượng bồi thường.

- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC huyện đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương cụ thể hoá, chi tiết để áp dụng đối với các đối tượng bị thu hồi đất và điều kiện được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND; Quyết định số 108/2009/QĐ- UBND và phù hợp với quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Vì vậy, theo kết quả điều tra 100% số hộ gia đình có đất nông nghiệp và các tổ chức bị thu hồi đất nhất trí với cách xác định đối tượng được bồi thường của Hội đồng GPMB.

án đã xác định và niêm yết công khai, lấy ý kiến cụm dân cư về đối tượng được bồi thường hay không được bồi thường trước khi lập phương án chi tiết trình Hội đồng thẩm định, phê duyệt.

- Trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề và hướng nghiệp tạo điều kiện tốt cho những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.

- Trong quá trình thực hiện, chủ dự án và các cơ quan chức năng của huyện Đông Anh và chính quyền địa phương cũng còn gặp nhiều khó khăn nhất là trong công tác xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của các hộ do công tác chỉnh lý biến động đất đai không thường xuyên, diện tích trong bản đồ địa chính hoặc diện tích tại các hồ sơ lưu trữ qua các thời kỳ đến nay khác so với diện tích thực tế đã đo đạc được hoặc do việc xây dựng nhà ở phục vụ cho mục đích để ở chưa được xác định cụ thể. Vì vậy, đối với phần đất ở bị thu hồi để triển khai xây dựng cầu Nhâ ̣t Tân , khi tiến hành điều tra thì có 01/30 hộ gia đình có đất ở không đồng ý việc xác nhận đối tượng bồi thường và điều kiện bồi thường (thể hiện tại bảng 2.4).

b) Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

Đơn giá bồi thường đất của dự án được tổng hợp tại bảng 2.5, cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp đơn giá bồi thƣờng về đất tại dự án

STT Loại đất Số hộ (hộ) Vị trí, hạng đất Đơn giá bồi thƣờng (1.000 đồng/m2)

1 Đất ở 48 VT3 4.320

Giá đất ở để tính bồi thường được xác định như sau:

Bồi thường đất ở bằng vị trí 3 (xã Vĩnh Ngọc , Tiên Dương, Vân Nội) theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 là 4.320.000 đồng/m2.

Đất nông nghiệp thuộc huyện Đông Anh bồi thường theo Quyết định số Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội là 135.000đồng/m2;

Dự án được nghiên cứu với 1.540 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Trong đó có 87 hộ đất ở + 1.453 hộ đất nông nghiệp

- Đối với đất ở : Đã phê duyệt phương án cho 87 hộ sử dụng đất ở đơn giá quy định là 4.320.000 đồng/m2.

- Đối với đất nông nghiệp: Đã phê duyệt phương án cho 1.078 hộ sử dụng đất nông nghiệp đơn giá quy định là 135.000/m2.

Để đánh giá đơn giá bồi thường đất của dự án, tôi tiến hành điều tra giá chuyển nhượng tại thời điểm thu hồi đất của dự án và đưa ra kết quả so sánh tại bảng 2.6, cụ thể như sau:

Bảng 2.6. So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thƣờng của dự án và giá thị trƣờng tại thời điểm thu hồi đất

STT Loại đất

Giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng (1.000 đồng/m2) Giá bồi thƣờng của dự án (1.000 đồng/m2) Tỷ lệ (lần) 1 Đất ở 6.500 4.320 1,5 2 Đất nông nghiệp 1.000 135 6,4

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Giá đất tại dự án cầu Nhâ ̣t Tân : Giá đất chênh lệch giữa giá chuyển nhượng và giá bồi thường đối với đất ở là 1,5 lần, đối với đất nông nghiệp là 6,4 lần.

Nguyên nhân có mức chênh lệch giá đất nông nghiệp như trên một phần là do phương pháp tính giá trị đất, cụ thể:

- Giá thị trường được người dân tính là tổng số tiền thu được khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không tính các khoản hỗ trợ, thưởng tiến độ, tài sản trên đất.

- Giá bồi thường được Nhà nước tính là tổng số tiền bồi thường, bao gồm tiền bồi thường đất và cộng số tiền tại các khoản hỗ trợ, tiền thưởng tiến độ, tiền bồi thường tài sản, sản lượng, hoa màu. Vì vậy làm giảm mức độ chênh lệch giữa giá thị trường và giá bồi thường, kết quả điều tra ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường của dự án được thể hiện tại bảng 2.7, cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Ý kiến của ngƣời bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thƣờng của dự án

STT Loại đất Phiếu ĐT phát ra Số phiếu thu về Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Số

phiếu Tỷ lệ % Đồng ý Không đồng ý

1 Đất ở 30 30 100 21 9 70,0 30,0

2 Đất nông nghiệp 30 30 100 23 7 76,7 23,3

Tổng 60 60 100 44 16 73,3 26,7

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Theo kết quả điều tra, 76,7% số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp của dự án chấp thuận giá bồi thường đất; 23,3% số hộ không đồng ý với đơn giá bồi thường với lý do giá đất nông nghiệp chuyển nhượng trên thị trường trung bình khoảng 1.000.000 đồng/m2, nhưng Nhà nước bồi thường chỉ 135.000 đồng/m2. Vì vậy dù có chính sách hỗ trợ thêm nhưng số tiền người dân được

điều tra có 09/30 chiếm đến 30% số hộ chưa đồng ý với giá bồi thường đất ở với lý do chênh lệch giữa giá chuyển nhượng thực tế với giá đất bồi thường lớn, gấp tới 1,5 lần.

Qua bảng 2.7 cho thấy việc xác định giá đất tính bồi thường của dự án vẫn còn nhiều bất cập, tỷ lệ người dân không đồng tình ủng hộ còn cao. Nguyên nhân chính là giá đất tính bồi thường chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào thực tế trên thị trường, vì thế chưa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi. Qua dự án nghiên cứu cho thấy trong những năm gần đây hệ số chênh lệch giữa giá đất bồi thường và giá đất thị trường vẫn cao.

c) Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại tại dự án

Bồi thường, hỗ trợ công trình, vật kiến trúc theo đơn giá được quy định tại Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008; Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 04/08/2010; Quyết định số 35/2011/QĐ-UBND ngày 05/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội;

Bồi thường, hỗ trợ đơn giá cây cối, hoa màu theo thông báo 936/TB- STC-QLCS ngày 02/10/2008; Thông báo 6838/TB-STC ngày 31/12/2009; Thông báo 6760/TB-STC ngày 31/12/2010 của Sở Tài chính Hà Nội.

Việc thực hiện bồi thường tài sản của người có đất bị thu hồi của dự án được đo đạc tính khối xây dựng, vật liệu xây dựng, kích thước, chủng loại từng hạng mục tài sản thể hiện qua bảng tổng hợp đơn giá bồi thường tài sản của dự án tại Phụ lục 01 (đính kèm).

Đơn giá bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây trồng, hoa màu trên đất được áp theo đúng quy định, đảm bảo chi phí cho các hộ khi phải di chuyển và xây mới, trồng mới đảm bảo cuộc sống của gia đình. Vì vậy, phần lớn các hộ bị thu hồi đất không có ý kiến, kiến nghị gì về phần bồi thường này và được thể hiện ý kiến của mình qua bảng 2.8, cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Ý kiến của ngƣời bị thu hồi đất về việc bồi thƣờng về tài sản gắn liền với đất STT Loại đất Phiếu ĐT phát ra Số phiếu thu về Số hộ đồng ý (hộ) Số hộ không đồng ý (hộ) Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ % Đồng Không đồng ý 1 - Đất ở (Nhà, vật kiến trúc khác) 30 30 100 28 2 93,3 6,7

2 - Đất nông nghiệp (cây trồng, hoa màu) 30 30 100 29 1 96,7 3,3

Tổng 60 60 100 57 3 95,0 5,0

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ phiếu điều tra

- Giá bồi thường về tài sản gắn liền với đất (cây cối, hoa màu, vật kiến trúc) đã được quy định phù hợp với giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất;

- Việc thực hiện bồi thường tài sản về đất tại dự án nhìn chung đã được người dân chấp thuận. Theo kết quả điều tra có 57/60 số hộ đồng ý với giá bồi thường tài sản, công trình trên đất. Có 01/30 hộ không đồng ý với giá bồi thường về tài sản là cây cối, hoa màu nguyên nhân do kiểm kê còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng không đồng ý của các hộ dân. Và có 02/30 hộ không đồng ý với giá bồi thường tài sản là nhà ở nguyên nhân do không đồng ý với cách xác định hạng nhà được áp giá bồi thường.

2.2.3.2. Thực trạng thực hiê ̣n chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính Phủ, Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/09/2008 và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/09/2009 của UBND thành phố Hà Nội được áp dụng cho tất cả các dự án thu hồi đất trên địa bàn thành phố để thống nhất cơ chế, chính sách chung.

Các khoản hỗ trợ và số hộ có đất bị thu hồi được hưởng hỗ trợ được thể hiện qua bảng 2.9 và bảng 2.10, cụ thể như sau:

Bảng 2.9 Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại dự án nghiên cứu Đơn vị: 1.000 đồng STT Loại hỗ trợ Đơn vị tính Đất nông nghiệp Đất ở Các hộ bị thu hồi đất <30% Các hộ bị thu hồi đất >=30% 1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất đồng/khẩu/6tháng 1.980 - 3.960 1.980

2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm đồng/m2 675 675.000 nếu không đăng ký nhận 01 xuất đất dịch vụ. Hoặc nhận đất dịch vụ thì hỗ trợ là 0 3 Hỗ trợ di chuyển nhà ở đồng/hộ 3.000

4 Thưởng tiến độ đồng/m2 (đất NN)

đồng/hộ (đất ở) 3 3 5.000

Nguồn số liệu: Ban bồi thường GPMB huyện Đông Anh

Bảng 2.10 Tổng hợp số hộ gia đình, cá nhân đã đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ của dự án bị thu hồi đất STT Chính sách hỗ trợ Đất nông nghiệp Đất ở Các hộ bị thu hồi đất <30% Các hộ bị thu hồi đất =30%

1 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất 228 hộ 87 hộ

2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm 1.225 hộ 228 hộ

3 Hỗ trợ di chuyển nhà ở 73 hộ

4 Thưởng tiến độ (bàn giao mặt bằng trước thời hạn) 1.225 hộ 228 hộ 67 hộ

Tính đến tháng 8 năm 2013, toàn bộ 1.540 hộ bị thu hồi đất đã được lập phương án hỗ trợ đối với phần diện tích của gia đình mình. Cụ thể:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất

+ Đối với đất nông nghiệp: 228 hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi đạt trên 30% tổng diện tích được giao đã được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất với số tiền từ 1.980.000 đồng/khẩu đến 3.960.000 đồng/khẩu.

+ Đối với đất ở : 87 hộ có đất ở bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được tái định cư đã được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất với số tiền là

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)