Dựa vào khối lượng bê tông cần đổ có nhu cầu lớn, vào năng suất đổ trong ngày có yêu cầu cao và vào thời gian sử dụng bê tông lâu trên công trường mà cần phải có trạm trộn thích hợp để phục vụ.
c) Đổ bê tông :
1. Công tác chuẩn bị
2. Kỹ thuật đổ bê tông :
Cần phải chú ý tới các nguyên tắc chung sau đây :
* Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới, tức là các đường vận chuyển bê tông thường được bố trí trên các sàn công tác đặt cao hơn kết cấu công trình ( đổ từ trên cao xuống ).
* Để tránh phân tầng, không được đổ vữa bê tông rơi tự do quá 3m đối với bê tông thường và quá 1m đối với bê tông có độ rỗng lớn.
Với độ cao trút vữa lớn hơn 2 m thì phải dùng máng nghiêng. Nếu độ dốc nhỏ ( 5 đến 100 ), phải lắp máy rung để bê tông theo máng xuống được dễ dàng mà không cần phải dùng đến xẻng hay bàn cào, cuốc.
Nếu phải đổ bê tông ở độ cao từ 5 đến 10m, phải dùng ống vòi voi. Các ống làm bằng tôn ( δ = 1,5 ÷ 2mm ) hình nón cụt, có đường kính trung bình từ 22 đến 23cm, cao 50 đến 70cm, nối với nhau bằng móc. Khoảng cách từ miệng ra ( ống dưới cùng ) của ống đến mặt đổ bê tông không được quá 1,5 m.
* Đổ bê tông vào ván khuôn :
+ Dùng các phương tiện vận chuyển vữa bê tông, đi trên các sàn công tác hoặc cầu tạm để đổ trực tiếp vào lòng ván khuôn hoặc qua ván nghiêng hay qua ống vòi voi.
+ Nếu vì điều kiện nào đó không thể đổ trực tiếp vào kết cấu công trình được thì ta bố trí các thùng chứa, với dung tích thường gặp là 0,3 ; 0,6 ; 0,8 m3 hoặc sàn chứa trung chuyển. Từ đây, vữa bê tông sẽ được chuyển dần vào nơi cần đổ bằng các phương tiện khác ( chẳng hạn xe cút kít ).
* Đổ bê tông phải được tiến hành liên tục thành khối; nếu là khối lớn, ta phải chia ô, chia lớp để đổ.
Thời gian đổ ( tính theo phút ) lấy theo giá trị ở bảng 5 – VII.
•Chú ý : Nếu thời gian đổ vượt quá những giới hạn đã quy định thì phải xử lý như mạch ngừng kỹ thuật.
* Đổ bê tông thường tiến hành theo từng lớp ngang với chiều dày mỗi lớp có thể tham khảo theo bảng cho sau đây :
Chiều dày của mỗi lớp là tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của loại máy đầm được sử dụng, nhưng thông thường thì chiều dày của mỗi lớp thường gặp là h = 20 ÷ 30cm.
* Hướng đổ bê tông phải thống nhất theo một tuyến trong kết cấu.
* Đổ xong tới đâu là phải tiến hành đầm luôn tới đó.
Phương pháp đầm Chiều dày max (cm) 1. Đầm chấn động trong (đầm dùi) 20 ÷ 60
2. Đầm chấn động mặt
- Kết cấu không thép hoặc thép đơn 20 ÷ 25 - Kết cấu có cốt thép kép 10 ÷ 12