Kinh nghiệm và bài học cho Kho bạc Nhà nước Sơn Tây, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội (Trang 39 - 46)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà

1.2.7. Kinh nghiệm và bài học cho Kho bạc Nhà nước Sơn Tây, thành phố Hà Nộ

Hà Nội

1.2.7.1. Kinh nghiệm của KBNN Cầu Giấy

Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, ngay từ những ngày đầu năm KBNN Cầu Giấy đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị giao dịch các cơ chế, chính sách mới, những hồ sơ, chứng từ chi ngân sách hợp pháp, hợp lệ; niêm yết công khai các thủ tục hành chính liên quan đến chi NSNN tại những nơi dễ nhìn thấy để khách hàng tiện tra cứu. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, KBNN Cầu Giấy cũng luôn chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và báo cáo xin ý kiến KBNN cấp trên hướng giải quyết đối với những trường hợp vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết.

Qua thực tế công tác kiểm soát chi, KBNN Cầu Giấy đã kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý và hướng dẫn đơn vị giao dịch bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ chứng từ cho đúng quy định của pháp luật; đối với những hồ sơ, chứng từ không đủ thủ tục thanh toán, không đảm bảo các điều kiện chi theo Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì KBNN Cầu Giấy kiên quyết từ chối thanh toán. KBNN Cầu Giấy cũng luôn thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN, thống kê, báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về KBNN cấp trên để xử lý theo quy định.

Mặt khác, trong nhiều năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi luôn được quan tâm, chú trọng. Hằng năm, KBNN Cầu Giấy đều tạo điều kiện cử nhiều lượt cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình do hệ thống KBNN tổ chức. Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức của KBNN Cầu Giấy ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu

cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ, công chức đã làm tốt hơn nhiệm vụ tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức thực thi công vụ... cùng với các kỹ năng mềm như: kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng giải quyết công vụ, kỹ năng giải quyết tình huống... đã được vận dụng vào giải quyết công việc, bước đầu tạo được niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước.

Nhờ những việc làm nói trên, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Cầu Giấy đã có những chuyển biến tích cực, đảm bảo nhanh chóng, chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả nhất và hạn chế tối đa các rủi ro, sai sót có thể xảy ra.

1.2.7.2. Kinh nghiệm của KBNN Tây Hồ

Với mục tiêu chi NSNN trên địa bàn vừa đảm bảo đúng cơ chế, chính sách Nhà nước quy định vừa đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra, thời gian qua, KBNN Tây Hồ đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi, hạn chế tối đa các rủi ro liên quan đến kiểm soát chi NSNN. Theo đó, hoàn thiện công tác tổ chức kiểm soát chi luôn được KBNN Tây Hồ quan tâm, chú trọng. Yếu tố mấu chốt thực hiện nội dung này là đơn vị không ngừng củng cố, kiện toàn, sắp xếp, phân công, bố trí công việc cho cán bộ, công chức kiểm soát chi một cách hợp lý. Những cán bộ, công chức kiểm soát chi NSNN của KBNN Tây Hồ đều là những cá nhân có trình độ chuyên môn chuyên sâu, nắm chắc chủ trương của Đảng, quy định, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác chi, kiểm soát chi; 100% cán bộ, công chức có trình độ đại học, trên đại học. Cùng với đó, KBNN Tây Hồ phân cấp rõ nhiệm vụ kiểm soát chi chi thường xuyên, XDCB, CTMTQG cho từng cán bộ, công chức; thực hiện triệt để quy định kiểm soát chi đối với các dự án được đầu tư từ nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách. Đồng thời, KBNN Tây Hồ tăng cường sự phối hợp, chịu sự chỉ đạo KBNN thành phố Hà Nội trong việc trao đổi nghiệp vụ. Cơ chế giao dịch “một cửa” được hoàn thiện theo hướng một ĐVSDNS, một chủ đầu tư, ban quản lý dự án đến giao dịch với một cán bộ, công chức quản lý từ đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng; khách hàng đến giao dịch chỉ cần giao dịch với một cán bộ

duy nhất của kho bạc - cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và giải ngân.

Hoàn thiện nội dung kiểm soát chi, đặc biệt là công tác tạm ứng, thu hồi tạm ứng đối với tạm ứng chi bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng luôn được KBNN Tây Hồ quan tâm, chú trọng. Ở nội dung này, KBNN Tây Hồ luôn chủ động phối hợp cùng chủ đầu tư quy định thời gian và trách nhiệm hoàn tạm ứng trong một phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng; yêu cầu nhà thầu thanh toán dứt điểm các khoản đã tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau. Đối với tạm ứng vốn cho xây lắp, thiết bị, đơn vị yêu cầu trong hợp đồng nhà thầu nộp bảo lãnh tạm ứng, hết thời hạn bảo lãnh mà chưa thu hồi được tạm ứng thì cần phải gia hạn bảo lãnh tạm ứng... Khi có kế hoạch phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị triển khai ngay thông báo kế hoạch cho các KBNN quận, đồng thời nhanh chóng lập kế hoạch nhu cầu thanh toán cho các dự án; phối hợp với các đơn vị có liên quan, chủ dự án có biện pháp đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư XDCB kéo dài.

KBNN Tây Hồ luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, kiểm soát, đảm bảo các điều kiện, quy định trong thực hiện chi NSNN qua KBNN. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm, nâng cao chất lượng kiểm soát chi. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trẻ hóa cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chất lượng cao; tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác kiểm soát chi, ngoài chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đơn vị không ngừng nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử của cán bộ, công chức đối với khách hàng. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi và đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động kiểm soát chi NSNN, công khai bộ thủ tục hành chính tới các đối tượng giao dịch; triển khai hiệu quả công tác thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu NSNN với các ngân hàng thương mại trên địa bàn...

Nhờ triển khai tích cực các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN, thời gian qua, hoạt động kiểm soát chi thường xuyên, thanh toán vốn đầu tư XDCB, CTMTQG qua KBNN Tây Hồ đã thu được nhiều kết quả tích cực, hiệu quả

sử dụng vốn NSNN trên địa bàn quận Tây Hồ tăng lên rõ rệt; hiện tượng lãng phí, thất thoát vốn được kiểm soát tốt hơn đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của quận phát triển.

1.2.7.3. Kinh nghiệm của KBNN Hoàng Mai

Xác định công tác kiểm soát chi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu công và đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, thời gian qua, Kho bạc Nhà nước Hoàng Mai đã tích cực triển khai các giải pháp, đảm bảo công tác kiểm soát chi chặt chẽ, đúng quy định.

Về tình hình nhân sự kiểm soát chi: Lãnh đạo KBNN Hoàng Mai xác định nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công trong các hoạt động của KBNN Hoàng Mai. Do đó, thời gian qua, KBNN Hoàng Mai đã chú trọng công tác đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, đặc biệt là công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm, KBNN Hoàng Mai luôn chú trọng công tác nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể đội ngũ công chức của đơn vị. Đến nay, đội ngũ nhân sự kiểm soát chi của đơn vị cơ bản đáp ứng yêu cần nhiệm vụ KBNN trên địa bàn.

Về cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi: Kết quả điều tra các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua KBNN Hoàng Mai về cải cách hành chính đối với kiểm soát chi cho thấy, cơ bản các ĐVSDNS có sự hài lòng đối với các hồ sơ, thủ tục hành chính niêm yết thống nhất với yêu cầu của công chức thực hiện kiểm soát chi.

Về kết quả giải quyết công việc: các công chức kiểm soát chi của KBNN Hoàng Mai luôn nỗ lực hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa, nâng cao trách nhiệm thông qua việc hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý của hồ sơ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cán bộ, công chức. Ngoài ra, việc đảm bảo đúng thời gian trả kết quả và tạo điều kiện để các ĐVSDNS có thông tin về tiến độ, tình trạng hồ sơ cũng được cán bộ, công chức trên địa bàn thực hiện tốt, được đánh giá cao. Trong công tác kiểm soát chi, cán bộ, công

chức KBNN Hoàng Mai luôn chủ động nghiên cứu, vận dụng cơ chế, chính sách và báo cáo cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, ngân hàng để tổ chức thực hiện tốt việc thanh toán, chi trả; các khoản chi đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo quy định trước khi xuất quỹ NSNN thanh toán theo đề nghị của các đơn vị sử dụng NSNN; đôn đốc thu hồi các khoản chi tạm ứng cho các đơn vị sử dụng NSNN, giảm thiểu số dư tạm ứng chi thường xuyên góp phần làm lành mạnh hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN. Thông qua kiểm soát chi thường xuyên, KBNN Hoàng Mai đã thanh toán các khoản chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

Về ứng dụng công nghệ thông tin: Các ĐVSDNS đánh giá cao hoạt động đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chi tại KBNN Hoàng Mai. Trong đó, hệ thống TABMIS đóng vai trò trung tâm, có khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu với một số hệ thống liên quan (cơ sở dữ liệu thu, chi NSNN; hệ thống thanh toán với ngân hàng...) để cung cấp thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời cho các cấp chính quyền và cơ quan tài chính trong quá trình quản lý điều hành. Ngoài ra, việc cung cấp rõ ràng, dễ hiểu các thông tin quy định, chính sách, thủ tục hồ sơ biểu mẫu cũng được các đơn vị đánh giá tốt.

1.2.7.4. Một số bài học rút ra cho KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi NSNN tại một số KBNN quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Sơn Tây, thành phố Hà Nội như sau:

Thứ nhất, cần xác định rõ tầm quan trọng của công tác nhận diện rủi ro và quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước góp phần kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Nhà nước, đồng thời giảm thiểu những rủi ro pháp lý cho công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi.

Thứ hai, để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động nghiệp vụ, cần triển khai đồng bộ, thống nhất, kịp thời và phù hợp với đơn vị các văn bản về quản lý rủi ro như: Khung quản lý rủi ro hoạt động kế toán NSNN áp dụng cho TABMIS;

khung quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua KBNN; quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống KBNN; khung quản lý rủi ro hoạt động nghiệp vụ kho quỹ …

Thứ ba, phải nhận thức được rằng kiểm soát chi NSNN không chỉ là công việc của riêng KBNN mà nó liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị. Do đó, KBNN cần phải chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, kịp thời năm bắt những cơ chế, chính sách của địa phương để từ đó thực hiện kiểm soát đúng quy định của pháp luật và sát với thực tế, hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi NSNN, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chi NSNN.

Thứ tư, để giảm thiểu rủi ro trong kiểm soát chi NSNN thì không thể không chú trọng đến yếu tố con người. Đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có phẩm chất, đạo đức, ý thức trách nhiệm cao và hết lòng phục vụ cơ quan, đơn vị, phục vụ ngành Kho bạc thì sẽ giúp cho hoạt động của KBNN ngày càng phát triển, xây dựng được tập thể đoàn kết, vững mạnh, các khoản chi NSNN được kiểm soát chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Do đó, người lãnh đạo cần phải biết nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đảm bảo dân chủ, khách quan để tạo động lực phấn đấu cho cán bộ, công chức trong đơn vị.

Thứ năm, đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc biệt là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát chi NSNN góp phần cải cách hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro cho cả đơn vị sử dụng NSNN và KBNN.

Kết luận chƣơng 1

Trong phạm vi Chương 1, tác giả đã đưa ra tổng quan nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước với các nội dung chính sau:

- Trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.

- Đưa ra lý luận chung về rủi ro, quản lý rủi ro, ngân sách nhà nước, kiểm soát chi ngân sách nhà nước nói chung và quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước nói riêng, cụ thể như: Khái niệm, những yếu tố phát sinh rủi ro, phương pháp đánh giá, đo lường rủi ro, khung quản lý rủi ro, các loại rủi ro trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, nội dung quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước, các tiêu chí đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước,...

- Thông qua kinh nghiệm của một số Kho bạc Nhà nước cấp huyện, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Sơn Tây, thành phố Hà Nội đối với công tác quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước sơn tây, thành phố hà nội (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)