Chính phủ và Bộ Tài chính cần nhanh chóng soát xét, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý hiện hành theo các hướng sau:
Thứ nhất, Bắt buộc các Tổng công ty Nhà nước phải tổ chức bộ máy
KTNB. Đối với các DN khác có thể khuyến khích việc thực hiện hoạt động KTNB. Không nên quy định số lượng và cơ cấu cụ thể của bộ máy KTNB, chỉ hướng dẫn một số mô hình để các doanh nghiệp dựa trên tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của DN để lựa chọn cho phù hợp.
Thứ hai, Chỉ nên quy định KTNB chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT
để đảm bảo tính độc lập của KTNB.
Thứ ba, Nhà nước cần có quy định pháp lý về quan hệ giữa KTNN,
KTĐL và KTNB, trong đó đặc biệt nêu rõ quan hệ phối hợp giữa KTNN và KTNB trong các DN Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại DN.
KẾT LUẬN
Việc hình thành KTNB tại các DN trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều kiện cần thiết để nâng cao tính hoạt động có hiệu quả của các DN, chỉ ra các vấn đề, các hướng để hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống kế toán trong DN. Tùy theo mỗi nhu cầu tự thân, mỗi điều kiện hoàn cảnh của các DN mà có cơ cấu tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận này trong quá trình kiểm toán và kiến nghị chiến lược cho nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo DN.
Ở Việt Nam, vấn đề KTNB còn mới mẻ. Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của KTNB. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách này, còn có nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, Đề án của em tập trung vào vấn đề lý luận và hệ thống pháp lý cho tổ chức bộ máy KTNB Việt Nam.
Qua nghiên cứu thực hiện, Đề án đã khái quát được những lý luận chung nhất về tổ chức bộ máy KTNB. Bên cạnh đó, Đề án đã nghiên cứu thực trạng hệ thống pháp lý cho KTNB ở Việt Nam một cách hệ thống và rút ra được nhận xét là: Các quy định về tổ chức bộ máy KTNB còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa phù hợp với điều kiện thực tế, chưa có tính hướng dẫn tổ chức KTNB trong các doanh nghiệp.Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực trạng hệ thống pháp lý cho KTNB Việt Nam, Đề án đã đưa ra một số biện pháp nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống pháp lý KTNB, làm cho bộ máy KTNB Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp và phù hợp hơn.
Tuy nhiên, do năng lực và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Đề án của em chỉ tập trung vào mặt lý luận mà chưa đi sâu vào thực tế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo.