Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệ u:
2.3.3 Phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin, tài liệu sơ cắp , thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: lý luận, tổng quan về thực tiễn và tài liệu của các cơ quan quản lý có liên quan.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI
3.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt nam sang Nhật Bản từ năm 1992 đến nay.
3.1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua
Lịch sử hình thành và phát triển của XKLĐ đã chứng minh XKLĐ là một loại hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi sự phát triển đất nƣớc của nhiều quốc gia. Có thể nói, trong chƣơng trình việc làm quốc gia, XKLĐ giữ một vị trí rất quan trọng, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lƣợc giải quyết việc làm. Điểm mạnh của XKLĐ là ở chỗ đây là một biện pháp xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, đồng thời tạo ra việc làm và vốn cho ngƣời lao động. Đầu tƣ cho XKLĐ không lớn mà ngƣời lao động lại nhanh chóng có đƣợc việc làm với thu nhập cao. Ngƣời đi XKLĐ vừa có điều kiện giúp gia đình họ thoát khỏi đói nghèo, lại vừa có vốn và tay nghề để tự tạo việc làm sau khi về nƣớc.
Điều này đòi hỏi nƣớc ta phải có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp với tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế xuất hiện cơ chế mới về hoạt động XKLĐ trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nƣớc và chức năng thực hiện kinh doanh dich vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp đƣợc cấp phép.
3.1.1.1. Chủ trương, chính sách xuất khẩu lao động.
Ngày 22/9/1999 chỉ thị số 41-CT/TW đƣợc Đảng và nhà nƣớc coi XKLĐ là "một hoạt động KT-Xã Hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc". Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm "có vai trò quan trọng trƣớc mắt và lâu dài". Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trƣơng phát triển và mở
rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nƣớc ta đã và đang đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trƣờng lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết thực hiện công tác XKLĐ của Bộ lao động - Thƣơng binh xã hội, đồng chí Bộ Trƣởng đã phát biểu:"Khi thực hiện đƣờng lối mở cửa, từng bƣớc hội nhập với nên kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ƣu thế nhất là trình độ văn hóa, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tƣơng đối rẻ so với các nƣớc trong khu vực. Với ƣu thế này, khả năng đƣa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, đặc biêt là ở khu vực châu á nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia,… sẽ ngày càng tăng. Chƣơng trình XKLĐ phải gắn chặt với tạo việc làm trong nƣớc bằng cách dành ít nhất 50% ngoại tệ thu đƣợc để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nƣớc và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nƣớc."
Trong vòng hơn 10 năm qua rất nhiều chỉ thị, văn bản, chính sách, nghị định, thông tƣ đã đƣợc ban hành mà tiêu biểu là:
Các nghị định 370/HDBT ngày 9/11/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành quy chế về việc đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.
Bộ luật lao động nƣớc XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 06 năm 1995 quy định một số điều luật về việc XKLĐ . Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tạo việc làm cho ngƣời Việt Nam ở ngoài nƣớc.
Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1996 của chính phủ qui định chi tiết một số điều khoản của bộ luật lao động về đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm viêc có thời hạn tại nƣớc ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HDBT).
Nghị định số 152/200/ND-CP ngày 20 tháng 09 năm 2006 của chính phủ quy định việc ngƣời lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở
nƣớc ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế nghị định số 07/CP. Nghị định quy định rõ: "chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và ngƣời Việt Nam ở trong nƣớc và ngoài nƣớc thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nƣớc ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc sử dụng lao động Việt Nam".
3.1.1.2. Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Bƣớc vào giai đoạn này do trong những năm đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, các doanh nghiệp vừa thoát khỏi sự bao cấp của nhà nƣớc còn gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thị trƣờng, đôi khi còn trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nƣớc. Giai đoạn 1992-1994 là một giai đoạn khó khăn và không thuận lợi với nƣớc ta, chỉ có một số ít doanh nghiệp là ký đƣợc hợp đồng đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với số lƣợng vào khoảng 5000 lao động.
Ngày 26/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Do đó việc xuất khẩu lao động và chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế do các tổ chức kinh tế đó ký với bên nƣớc ngoài. Nhờ có chủ trƣơng, chính sách và quy định pháp luật phù hợp, trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam có những bƣớc tiến dài, khẳng định đƣợc rằng đây là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Số lƣợng các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động này cũng tăng đáng kể. Tính đến 30/6/2010 có 167 doanh nghiệp đang hoạt động dịch vụ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn lao động của các nƣớc, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Hiện có hơn 200 doanh nghiệp đã đƣợc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt hoạt động xuất khẩu đa phần các doanh nghiệp này hoạt động khá
hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn nhƣ : VINACONEX, LOD, VIETRACIMEX, SIMCO, SOVILACO ... bình quân hàng năm đƣa đƣợc trên dƣới 2000 lao động ra nƣớc ngoài làm việc.
Không chỉ dừng lại ở thị trƣờng truyền thống nhƣ Liên Xô, một số nƣớc XHCN Đông Âu và một số nƣớc Châu Phi, chúng ta đã tập trung nghiên cứu để mở rộng thị trƣờng nhập khẩu lao động. Cho tới nay, ta đã ổn định và phát triển các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, tạo dựng quan hệ hợp tác lâu dài với thị trƣờng có tiềm năng thu hút lao động nƣớc ngoài với số lƣợng lớn nhƣ Malaysia, một số nƣớc Trung Đông… Tiếp cận và thí điểm đƣa lao động sang một số thị trƣờng khác có mức thu nhâp cao nhƣ Úc, Canada, Hoa Kỳ…
Do có cơ chế mới trong hoạt động xuất khẩu lao động mà số lao động và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài có thời hạn gia tăng nhanh chóng.
Trong giai đoạn 1992-2002, số lƣợng lao động xuất khẩu tăng nhanh qua các năm. Năm 1992 có 810 lao động nhƣng tới năm 2002 đạt 46122 lao động, bình quân mỗi năm đƣa đƣợc 18306 lao động sang nƣớc ngoài làm việc, có giảm đáng kể vào năm 1998 do ảnh hƣởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á.
Từ năm 2003-2004, có sự gia tăng đột biến rất nhanh từ 46122 lao động tới 75000 lao động, tăng gần gấp đôi.
Năm 2005 cho thấy sự sụt giảm tổng số lao động so với năm 2004 từ 75000 ngƣời xuống còn 67447 ngƣời, giảm 10% .
Từ năm 2006 đến 2008, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam lại xuất hiện những tín hiệu đáng mừng, số lƣợng lao động xuất khẩu lao động qua các năm tăng một cách đều đặn. Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 ngƣời (tƣơng đƣơng với 119%), và so với 2007 tăng 10363 ngƣời (tƣơng đƣơng với 113%). Đây là kết quả của việc ổn định và phát triển thị
trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… trở thành thị trƣờng lâu năm, mở thêm một số thị trƣờng mới nhƣ Bruney, một số nƣớc Trung Đông, ký kết thêm nhiều Hiệp định, Thỏa thuận về hợp tác lao động với một số nƣớc nhằm tạo khung pháp lý để đƣa lao động đi và bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động. Do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ năm 2008 – 2009, lƣợng lao động xuất khẩu năm 2009 giảm đáng kể giảm từ 85000 ngƣời xuống còn 75000 ngƣời, khiến tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con số trên đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triển ngành xuất khẩu lao động. Mặc dù vậy, năm 2010 chúng ta đã vƣợt qua khó khăn để đƣa đƣợc 85.546 lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, tăng đƣợc 14% so với năm trƣớc.
Hiện nay Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu lao động sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tƣơng đƣơng với 21% thị phần của Việt Nam trên thị trƣờng xuất khẩu lao động
Biểu đồ 3.1. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới
Nếu ta hình dung 193 quốc gia và vùng lãnh thổ là một thị phần lớn tƣơng đƣơng với 100% thì thị phần của Việt Nam chiếm lĩnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tƣơng đƣơng với 21%.
Hiện Việt Nam đã đƣa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trƣờng tiếp nhận lao động Việt Nam thƣờng xuyên và đều đặn không quá con số 10. Thị trƣờng trọng điểm của ta là: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia.
Lao động đi xuất khẩu của Việt Nam làm việc trong khoảng 30 ngành nhóm ngành nghề khác nhau thuộc các lĩnh vực may mặc dệt da, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, các ngành dịch vụ, vận tải đƣờng biển và đánh bắt, chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, giúp gia đình với số lƣợng tăng dần qua các năm
Cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch dần từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, giúp việc gia đình là nơi công việc nặng nhọc, làm việc đơn lẻ, có nhiều rủi ro cho ngƣời LĐ sang khu vực ít rủi ro và công việc ổn định hơn, đó là công nghiệp và dịch vụ. LĐ nhà máy đã tăng cả về giá trị tuyệt đối và tƣơng đối, từ hơn 137 ngàn ngƣời chiếm 53,58% giai đoạn 2000- 2004 đã tăng lên 223,36 ngàn ngƣời chiếm 56,62% giai đoạn 2005-2010, LĐ ngành xây dựng đã tăng từ 46,94 ngàn chiếm 8,32% lên 90,42 ngàn chiếm 22,92% và đang có sự dịch chuyển từ khu vực Đông Á, Đông Nam Á sang khu vực Trung Đông. Libya và Đông Âu, trong khi LĐ nông, lâm nghiệp giảm từ 2,93% xuống 1,78%, thuyền viên giảm từ 8,52% xuống còn 5,92% và nhất là LĐ giúp việc gia đình đã giảm mạnh do Đài Loan đóng cửa đối với loại hình lao động này. Thời gian gần đây đang xuất hiện những ngành nghề mới và có xu hƣớng tăng nhƣ phục vụ nhà hàng, khách sạn, sân gôn, bảo vệ, quản lý chung cƣ.
3.1.2. Thực trạng Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản
3.1.2.1. Vài nét về thị trường lao động xuất khẩu tại Nhật Bản
a) Vị trí địa lý :
Nhật Bản là một đất nƣớc nằm ở Đông Bắc Á , với sự kết hợp của nhiều quần đảo tạo thành . Những hòn đảo của Nhật Bản đƣợc sinh ra từ những dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á đến Alaska . Nhật Bản có bờ biển dài đến 37.000 km bao gồm 4 đảo lớn theo thứ tự Bắc xuống Nam là : Hokkaidou, Honshu, Shikoku, Kyushu và rất nhiều đảo nhỏ xung quanh .Diện tích tự nhiên cả nƣớc của Nhật Bản có 73% là đồi núi và không ít núi lửa . Ngọn núi cao nhất của Nhật Bản là núi Phú Sĩ (Fujisan) có độ cao 3776 mét .Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nƣớc, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nƣớc nóng, là nơi hàng triệu ngƣời Nhật thƣờng tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
b) Diện tích, dân số, cơ cấu, tỉ lệ dao động thất nghiệp của Nhật Bản
*Diện tích : Nhật Bản có diện tích khoảng 377.829 km², là một quốc gia nhỏ hẹp, chiều dài từ Bắc tới Nam khoảng 3.500km, do địa hình nhiều đồi núi nên Nhật Bản chỉ có rất ít đất có thể dùng để trồng trọt. Các cánh đồng đƣợc canh tác chiếm 12,3%, diện tích trồng cây ăn quả chiếm 1,1% và đất trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia. Ngƣợc lại, đất rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất, 66,5% trên tổng diện tích đất.
*Dân số : Năm 2012, Nhật Bản có khoảng 127,37 triệu dân, chiếm
khoảng 1,81% dân số thế giới và đứng thứ 10 trong số các nƣớc đông dân. Dân cƣ ở Nhật phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các trung tâm lớn: Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Kyoto. Thủ đô Tokyo có 12,7 triệu ngƣời và mật độ dân số cao nhất nƣớc khoảng 54.700 ngƣời/ km², trong khi ở Hokkaido – tỉnh thƣa dân nhất có mật độ 74 ngƣời/ km². Dân số ở các
thành phố và các thị trấn chiếm khoảng 4/5 dân số Nhật Bản, chỉ có khoảng 1/5 dân số còn lại sống ở vùng đồng bằng ven biển.
Theo thông tin từ tháp dân số Nhật Bản đang già đi quá nhanh, tỷ lệ sinh thấp dẫn đến lực lƣợng lao động trong nƣớc đang ngày càng thu hẹp, thiếu nhân lực ở độ tuổi lao động trầm trọng.
*Tỉ lệ thất nghiệp : Bộ Lao động Nhật Bản vừa cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở nƣớc này trong tháng 5/2014 đã giảm xuống mức 4,4%, thấp hơn 0,2% so với tháng 4. Theo đó, số ngƣời thất nghiệp trong tháng 5/2014 là gần 3 triệu ngƣời, chiếm 3,3% lực lƣợng lao động Nhật Bản; số ngƣời có việc làm tăng lên gần 63 triệu ngƣời, tức cứ 100 ngƣời tìm việc thì 81 ngƣời có đƣợc việc làm, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng tại vùng Đông Bắc.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm chứng tỏ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang hồi phục sau thảm họa động đất kéo theo sóng thần hồi tháng 3/2011.
*Khí hậu và thời tiết : Khí hậu Nhật Bản thay đổi rõ rệt theo 4 mùa
Xuân – Hạ – Thu – Đông. Mùa Xuấn đến vào đầu tháng 3 đƣợc đánh dấu bằng đợt không khí lạnh. Vào cuối tháng 4 và tháng 5, vùng đồng bằng của Nhật Bản có thời tiết đẹp nhất trong năm, nhiệt độ trung bình 120C ở Sapporo, 18,40C ở Tokyo và 19,20C ở Osaka. Cuối mùa xuân, nhiệt độ và độ ẩm tăng lên và nó đƣợc nhận biết bởi những đám mây dày rộng chừng 300 – 400 km che phủ mặt trời và làm cho thời tiết bớt đi sự ngột ngạt. Mƣa không liên tục nhƣng có thể là rất to.
Mùa Hè, mƣa thƣờng từ phía Nam và phía Tây Nhật Bản vào đầu tháng 6 và tiến dần lên phía Bắc vào cuối tháng. Giữa mùa hè có những ngày nóng và đêm oi bức do đứng gió. Nhiệt độ trung bình tháng 8 ở Tokyo là 26,70C và 280C ở Osaka. Cuối tháng 8 gió mùa nóng ấm, lập lại những trận mƣa đầu mùa hè, ở Sapporo, Sendai và Tokyo đều có mƣa nhiều vào tháng 9 (mƣa