Khai thác, tạo vốn, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì phương hướng và giải pháp (Trang 80 - 84)

1.2.3 .Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Việt Trì đến

3.3.4. Khai thác, tạo vốn, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế

- Tranh thủ tốt sự ủng hộ của Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các cấp, các ngành của Tỉnh trên cơ sở tiếp tục bám sát kết luận 122KL/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết 09/NQTU về tiếp tục xây dựng và phát triển Thành phố Việt Trì thực sự trở thành trung tâm chính trị -

kinh tế- văn hóa - khoa học kỹ thuật của Tỉnh. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Tỉnh tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương triển khai quyết định của Chính phủ xây dựng Thành phố trở thành trung tâm vùng.

- Tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng Thành Phố bằng việc quy hoạch đất để đấu giá đất tăng thu ngân sách cho thành phố. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16-18%/năm; năm 2020 tỷ lệ huy động vào ngân sách so với GDP trên 15%.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh, của Trung ương trong việc quảng bá, thu hút, mời gọi đầu tư và tận dụng các chương trình, dự án phát triển của các tổ chức, cơ quan trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực.

- Phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh tiếp tục làm rõ và đề nghị Tỉnh phân cấp sâu hơn, cụ thể hơn cho Thành phố các nội dung liên quan tới công tác quản lý doanh nghiệp, quản lý và phát triển đô thị, quản lý phát triển văn hóa.

- Tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự ra đời, phát triển đi đôi với việc quản lý có hiệu quả các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, bất động sản, lao động trên cơ sở tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, phát triển mạnh kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp, kinh tế hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Phối hợp tốt với hệ thống ngân hàng đảm bảo cung ứng đủ nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế.

- Tăng cường quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đầu tư, phát triển và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trên địa bàn song song với việc tạo điều kiện, tạo môi trường cho các chủ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh lành mạnh,

bền vững. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường; Hoàn thành cải tạo, nâng cấp xử lý nước thải sinh hoạt, hệ thống tiêu thoát nước ở thành phố Việt Trì.

- Bảo đảm cho mọi công dân trong và ngoài Tỉnh có quyền tự do trong đầu tư, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm trên địa bàn Thành phố, có quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản. Tạo ra sự bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần trong kinh doanh, trong cạnh tranh và phát triển.

3.3.5 Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện tốt chính sách thu hút các chuyên gia giỏi, lao động có trình độ tay nghề cao từ bên ngoài (đặc biệt là Hà Nội) cho thành phố. Thực hiện khoán chuyên gia bên ngoài đối với một số công việc cụ thể. Có chính sách cử cán bộ đi đào tạo, tu nghiệp nước ngoài, thu gọn cán bộ lớp bồi dưỡng; đào tạo trong nước đồng thời có chính sách tiếp nhận, tạo điều kiện cho cán bộ giỏi, Sinh viên tốt nghiệp Đại học loại giỏi về làm việc tại thành phố.

- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong đó chú trọng giáo dục và đào tạo nghề, để lực lượng lao động đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở phát huy lợi thế về hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo nghề trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo.

- Phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, trường dạy nghề dân lập, trước mắt tập trung đào tạo những ngành nghề mà thị trường đang cần như: Du lịch, dịch vụ xây dựng, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, các dịch vụ đòi hỏi kỹ thuật cao.

- Trang bị cho nông dân các kiến thức cơ bản về ngành nghề trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn tạo điều kiện cho người dân đa dạng hoá hoạt động sản xuất, mở rộng các ngành nghề đào tạo.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh ở đô thị.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng, các phương thức đào tạo ngắn hạn không tập trung để nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thực hiện khâu then chốt là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp đạt chuẩn, chú trọng đào tạo cán bộ theo quy hoạch một cách toàn diện, trình độ nghề nghiệp, năng lực thực tiễn phù hợp với yêu cầu sử dụng công tác và cơ cấu ngành nghề theo hướng chuyên môn sâu.

3.3.6. Đưa nhanh những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm tạo ra bước ngoặt cơ bản nâng cao năng suất lao động

- Phát triển và nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động khoa học, công nghệ; xây dựng chiến lược khoa học công nghệ giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; tăng cường hoạt động ứng dụng, chuyển giao giữa các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp khoa học công nghệ với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhất là đối với công nghệ mới tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

- Thực hiện đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học công nghệ giỏi. Tiếp tục triển khai chương trình nâng cao trình độ công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của thành phố; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới nâng cao trình độ công nghệ. Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp, tổ chức khoa học công lập sang hoạt động theo cơ chế

tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chú trọng công tác quản lý đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nhất là sản phẩm của các làng nghề, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.

- Phát triển công nghiệp theo hướng tăng nhanh quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, tạo sự đột phá gia tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức lại không gian hợp lý để phát huy lợi thế vùng. Tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các sản phẩm lợi thế.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới (cơ khí, vật liệu xây dựng chất lượng cao, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp dược...). Xúc tiến đầu tư các dự án trọng điểm quy mô lớn (nhiệt điện, thép...). Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch vào các khu công nghiệp. Chuyển công nghiệp nhỏ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa bàn nông thôn.

- Tạo chuyển biến cơ bản về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, tập trung chỉ đạo triển khai quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, trên cơ sở áp dụng các quy trình sản xuất đồng bộ tiên tiến. Xây dựng một số khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì phương hướng và giải pháp (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)