CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.1. Đánh giá kết quả trước thực nghiệm
3.2.1.1. Mục đích
+ Xác định trình độ ban đầu của học sinh các lớp trước và sau thực nghiệm + Sự tương quan giữa các trình độ đó.
3.2.1.2. Kết quả đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trước thực nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra tri thức trước thực nghiệm TT Đối tượng Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 1 Lớp 3A1 26 65.0 14 35.0 0 0
Đa số học sinh kiểm tra trước thực nghiệm đều đã có những hiểu biết nhất định về bài 45: Lá cây, mức độ nhận thức đạt ở mức hoàn thành, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành không có. Điều này chứng tỏ trình độ giữa học sinh là không đồng đều trước thực nghiệm.
Bảng 3.2: Ma trận phân bố điểm về tri thức đối với lớp trước thực nhiệm
Điểm số Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Số bài Tổng điểm Tỉ lệ % Số bài Tổng điểm Tỉ lệ % 10 12 120 35.1 14 140 39.7 9 12 108 31.6 12 108 30.6 8 7 56 16.4 8 64 18.1 7 5 35 10.2 5 35 9.9 6 3 18 5.3 1 6 1.7 5 1 5 1.5 0 0 0.0 4 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 Tổng số 40 342 100 40 357 100 Điểm TB 8.55 8.82
Ở nhóm thực nghiệm, điểm trung bình 8.55 điểm. Số lượng HS đạt điểm 9 và 10 chiếm 35.1% và 31.6%; số HS đạt điểm 8,7 chiếm tỉ lệ 16.4% và 10.2%. HS được 6,5 chiếm tỉ lệ 5.3% và 1.5%. Không có HS điểm dưới điểm 6.
Ở nhóm đối chứng là 8.82 điểm. Có 26 HS đạt điểm 9 và 10 (chiếm 39.7% và 30.6%) Có 13/40 HS đạt điểm 7 và 8 (chiếm 18.1% và 9.9%). Chỉ có 6/40 HS đạt điểm 6 (chiếm 1.7%). Không có HS điểm dưới điểm 6.
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra tri thức sau thực nghiệm
TT Đối tượng
Mức độ
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % SL % SL %
1 Lớp 3A1 23 60.0 17 40.0 0 0
Bảng 3.4: Ma trận phân bố điểm về tri thức đối với các lớp sau thực nhiệm Điểm số Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Số bài Tổng điểm Tỉ lệ % Số bài Tổng điểm Tỉ lệ % 10 16 160 44.6 12 120 35.1 9 12 108 30.1 11 99 28.9 8 8 64 17.8 8 64 18.7 7 3 21 5.8 6 42 12.3 6 1 6 1.7 2 12 3.5 5 0 0 0.0 1 5 1.5 4 0 0 0 0 0 0 3 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 Tổng số 40 359 100 40 342 100 Điểm TB 8.97 8.55
Kết quả trên cho thấy:
Ở nhóm thực nghiệm, điểm trung bình 8.97. Trong đó, có 41.0% HS đạt điểm 10; 30.1% HS đạt điểm 9; 12 HS đạt điểm khá, có 8/40 điểm 8 chiếm 17.8%; điểm 7 chiếm 5.8%, có 1 HS được điểm 6 chiếm 1.7%. Không có HS nào điểm yếu.
Điểm trung bình ở nhóm đối chứng là 8.55. Có 23 HS đạt điểm 9 và 10 (chiếm 35.1% và 28.9%); Có 14/40 HS đạt điểm 7 và 8 (chiếm 18.7% và 12.3%); Chỉ có 4/40 HS đạt điểm 5,6 (chiếm 3.5% và 1.5%). Không có HS điểm dưới điểm trung bình.
Kết quả trung bình điểm kiểm tra về mặt tri thức giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch, trong đó kết quả nhóm thực nghiệm cao hơn.
Như vậy là sau khi đã được học bài “Lá Cây”, kết quả kiểm tra đầu ra về mặt tri thức của lớp thực nghiệm tăng trong khi lớp đối chứng lại giảm. Biểu đồ sau cho chúng ta thấy rõ sự so sánh điểm trung bình về mặt tri thức.
So sánh tương quan về kiến thức của Học sinh trước và sau thực nghiệm thể hiện ở biểu đồ 3.1 dưới đây:
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ hoàn thành về tri thức trước và sau thực nghiệm
* Về kỹ năng, hành vi
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra kỹ năng, hành vi trước thực nghiệm
TT Đối tượng Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 1 Lớp 3A1 28 70.0 12 30.0 0 0
Kỹ năng của HS ở trước thực nghiệm được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.
8.55 8.97 8.82 8.55 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra kỹ năng, hành vi sau thực nghiệm
TT Đối tượng
Mức độ
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % SL % SL %
1 Lớp 3A1 27 67.5 13 32.5 0 0
Qua việc quan sát các em học sinh 2 lớp thực nghiệm, bước đầu chúng tôi nhận thấy đa số các em đã chỉ ra được một số đặc điểm và các bộ phân của lá cây, bên cạnh đó các em còn thực hiện được một số hành động chăm sóc và bảo vệ cây trồng, song kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệch nhau khá rõ. Cụ thể là:
Đối với các em học sinh lớp đối chứng: đa số học sinh chỉ ra được đặc điểm và các bộ phận của lá cây, các em đã thực hiện được một số hành động chăm sóc và bảo vệ cây cối trong vườn.
Đối với các em học sinh lớp thực nghiệm: phần lớn học sinh đã chỉ ra được các đặc điểm và bộ phận của lá cây, ngoài ra các em còn phân loại được lá cây theo đặc điểm và hình dạng bên ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn học sinh thực hiện được các công việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Điều này được thể hiện qua hành động của các em như: các em không bẻ lá, bẻ cành, biết tưới nước cho cây và nhặt cỏ dại mọc xung quanh cây.
* Về thái độ
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra thái độ trước thực nghiệm
TT Đối tượng Mức độ Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 1 Lớp 3A1 33 82.5 7 17.5 0 0
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra thái độ sau thực nghiệm
TT Đối tượng
Mức độ
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % SL % SL %
1 Lớp 3A1 35 87.5 5 12.5 0 0
Thái độ của học sinh trước thực nghiệm ở mức hoàn thành tốt. Điều này phù hợp với kiến thức, kỹ năng sau hực nghiệm.
Đối với lớp đối chứng, đa số học sinh có ý thức chăm sóc và bảo vệ lá cây nói riêng và cây cối nói chung, tuy nhiên vẫn còn một số em chưa tập trung vào bài học mà bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài
Đối với lớp thực nghiệm, các em đã có sự thay đổi thái độ rất tốt, thể hiện ở chỗ các em có ý thức giữa gìn và chăm sóc cây cối; hơn nữa, các em đã biết phê phán, lên án những hành vi thiếu ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối. Ngoài ra, khi được chúng tôi hỏi, các em tỏ vẻ rất thích thú với giờ học. Điều này chứng tỏ, biện pháp Tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học ngoài thiên nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp để tăng cường hứng thú học tập cho học sinh có tác dụng rất lớn trong việc dạy học ngoài thiên nhiên. Bởi, nó sẽ gây hứng thú học tập cho các em, giúp các em có những giờ học sôi nổi và bổ ích.
Tuy thực nghiệm chỉ được tiến hành trên phạm vi hẹp nhưng thái độ của học sinh chính là kết quả đáng mừng của quá trình nghiên cứu. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng, việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng sẽ hiệu quả cao hơn khi người giáo viên sử dụng tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học ngoài thiên nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 để tăng cường hứng thú học tập cho học sinh trong các giờ học ngoài thiên nhiên.
Kết luận chương 3
Thông qua kết quả phân tích, so sánh và đánh giá quá trình thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Kết quả kiểm tra về kiến thức, kĩ năng và thái độ của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn kết quả kiểm tra của lớp đối chiếu. Số bài bị điểm trung bình của lớp thực nghiệm rất ít.
Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, học sinh hứng thú, say mê hơn. Bài học đã thực sự mang lại cho các em những điều bổ ích và những cảm xúc tích cực.
Kết quả trên đây cho thấy, việc tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 là hết sức cần thiết, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy và học ở nhà trường tiểu học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Vận dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Trong đề tài, chúng tôi đã xác định có chọn lọc một số vấn đề cơ sở lí luận như: Hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường tiểu học; Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3; Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 3 nhằm xác lập cơ sở lí luận cho đề tài.
Khảo sát thực trạng ở các mặt: Thực trạng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trong nhà trường tiểu học; Thực trạng sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở trường tiểu học.
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vận dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3.
Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính khả thi, hiệu quả của hai biện pháp Tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học ngoài thiên nhiên trong môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 để tăng cường hứng thú học tập cho học sinh mà chúng tôi đề xuất.
Học sinh sau khi tham gia các giờ học thực nghiệm đã có những chuyển biến tích cực về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Đặc biệt các em được bộc lộ cá tính, năng khiếu của bản thân.
Mặc dù kết quả đạt được mới chỉ ở mức độ khiêm tốn nhưng phần nào đã khẳng định tính khả thi của phương pháp giáo dục “Học đi đôi với hành” nhằm phát triển nền giáo dục nói chung và thế hệ trẻ - tương lai của đất nước nói riêng.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn ở trường tiểu học
Các cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn của Sở, Phòng, Ban giám hiệu các nhà trường tiểu học cần có sự quan tâm hơn nữa đến hiệu quả của việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học, từ đó tăng cường bồi dưỡng cơ sở lí luận cũng như cách thức tổ chức hình thức dạy học ngoài thiên nhiên cho người giáo viên
nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong mỗi tiết học. Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về tài liệu cũng như chuyên môn khi tiến hành các tiết học ngoài thiên nhiên. Tăng cường sự hỗ trợ cơ sở vật chất, thời gian cho người giáo viên, tránh tâm lí ngại khó, ngại tốn kém trong quá trình chuẩn bị hay tổ chức giờ học.
2.2. Đối với giáo viên tiểu học
Cần thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về tự nhiên và xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn trong việc thiết kết, tổ chức các giờ học ngoài thiên nhiên trong dạy học cho học sinh không chỉ qua môn Tự nhiên và Xã hội.
Cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị để giờ học diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Những biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên đều có tính khả thi. Vì vậy, giáo viên hoàn toàn có thể tham khảo để áp dụng vào công tác dạy học trong nhà trường tiểu học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết 29- NQ/TW lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT, Hà Nội
2. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. 3. Bộ GD&ĐT (2001). Chương trình Tiểu học (Ban hành kèm theo quyết điịnh số
43/2001 QĐ-BGDĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ GD-ĐT (2015), Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong dạy học khoa học xã hội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Tự nhiên
và Xã hội lớp 3, Nxb Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tự nhiên Xã hội và Phương pháp dạy học Tự
nhiên - xã hội, Nxb GD, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học
các môn khoe học cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở (tài liệu tập huấn), Hà
Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn “Dạy học các chủ đề tích hợp
liên môn nhằm phát triển năng lực học sinh”, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2014), Lý luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi
mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Giáo dục.
10. Georg. Charpak (1999), Bàn tay nặn bột Khoa học ở trường tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Lê Thị Thu Dinh (1997), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12.Nguyễn Thượng Giao (2005), Giáo trình Phương pháp dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
13.Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạu học, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội.
14.Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1989), Tâm lí học - Tập 1,2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15.Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội
16.Trần Thị Tuyết Oanh (2012), Giáo trình giáo dục học tập 1, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
17.Nguyễn Thị Vân Hương (2002), Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục
môi trường cho học sinh tiểu học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư
Phạm Hà Nôi.
18. Trần Thị Hương (2009), Giáo trình giáo dục học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Đặng Thành Hưng (2008), Cơ sở sư phạm của dạy học phân hóa, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 38, tr 30-32.
20. Hà Nhật Thăng (2000), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nxb Giáo dục
21.Đỗ Ngọc Thống (2014), Phương phướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tài liệu hội thảo: chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Đại học Huế
22. Nguyễn Thị Thấn (2013), Đặc trưng của GDMT và những năng lực đòi hỏi ở
giáo viên tiểu học, Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng đào tạo.
23. Nguyễn Thị Thấn (2013), Phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và
Xã hội, Nxb ĐHSP Hà Nội.
24.Quốc hội, Luật giáo dục 2019, luật số 43/2019/QH14 ngày 16/6/2019 25.Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Veinert F. E (1998), Các lý thuyết về học tập và những mô hình giảng dạy. Bản dịch nhà xuất bản Giáo dục Hà nội.
PHỤ LỤC Phụ lục 01 PHIẾU ĐIỀU TRA
Nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau (Đánh dấu X vào ô thầy (cô) lựa chọn). Những thông tin thu được từ phiếu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không vì mục đích khác.
Câu 1. Thầy (cô ) hiểu thế nào về dạy học ngoài thiên nhiên
Dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp học.
Dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức dạy học ngoài ngoài lớp có tổ chức, có kế