Phân tích SWOT đối với Sacombank Thăng Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long (Trang 102)

3.1.1 Cơ hội

Trong 21 năm đổi mới các DNVVN đã xác định được vị thế trong công cuộc chấn hưng nền kinh tế đất nước. Điều nay không chỉ dúng ở Việt Nam mà còn ngay cả các nước trong khu vực và thế giới. Dù quy mô nhỏ, với số vốn ít ỏi nhưng DNVVN có hiệu quả đầu tư cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam (VCCI), tính đến ngày 31-12-2011, Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, với số vốn khoảng 6 triệu tỷ đồng. Trong tổng số doanh nghiệp đó, có gần 97% quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Các DNVVN sử dụng 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính đến cả 133,000 hợp tác xã, trang trại và khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp tới 60% vào cơ cấu GDP. Không chỉ góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước, DNVVN cũng tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phần lớn là chưa qua đào tạo, giúp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội.

Nhận biết được vai trò to lớn của DNVVN trong quá trình phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương phát triển DNVVN cụ thể: Trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 236/2006/QĐ - TTG ngày 23 tháng 10 năm 2006 có nêu “Phát triển DNVVN theo phương châm tích cực, vững chắc nâng cao chất lượng, phát triển số lượng đạt hiệu quả kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; phát triển DNVVN gắn với mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển DNVVN ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNVVN do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật... làm chủ doanh nghiệp; chú trọng phát triển DNVVN đầu tư sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao”.

Sự phát triển ngày càng lớn của đối tượng khách hàng DNVVN đã cho thấy loại hình doanh nghiệp này đang nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay

DNVVN đã trở thành đối tượng khách hàng được các tổ chức tín dụng đạc biệt quan tâm vì các lý do sau:

 Số lượng DNVVN chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp;

 Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này là rất lớn và đa dạng;

 Ngoài nhu cầu vay vốn các doanh nghiệp này còn có nhu cầu sử dụng

nhiều sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như: Thanh toán quốc tế, chuyển tiền, bảo lãnh...

 Tuy rủi ro tính trên một khách hàng vay vốn đối với DNVVN là lớn hơn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp lớn, nhưng tính rủi ro trên tổng dư nợ cho vay DNVVN lại lớn hơn so với một doanh nghiệp lớn.

 Lợi ích từ các doanh nghiệp này mang lại cho ngân hàng là rất lớn. Ngoài tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay thì ngân hàng còn thu được các loại phí dịch vụ khác từ DNVVN

Vì vậy, đây là cơ hội lớn co Sacombank Thăng Long trong việc tìm kiếm khách hàng mới; tăng quy mô hoạt động cũng như lợi nhuận của mình.

3.1.2 Thách thức

Hiện nay DNVVN được rất nhiều các ngân hàng coi là khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy các ngân hàng liên tục đưa ra các gói tài trợ giá rẻ để thu hút các DNVVN khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt.

Chiến lược phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng, nhằm hướng đến nguồn thu ít rủi ro hơn của Sacombank đã hạn chế rất nhiều khi Sacombank Thăng Long muốn phát triển hệ khách hàng của mình.

Tỷ giá hối đoái luôn biến động mạnh khiến cho việc thu hút các DNVVN có hoạt động xuất nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đã và đang gây khó khăn cho nghành ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng mới.

Đây là thách thức lớn cho Sacombank Thăng Long trong việc giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.

3.1.3 Điểm mạnh

Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Sacombank đã tạo cho mình được chỗ đứng vững chắc trên thị trường tài chính. Sacombank Thăng Long là một trong những chi nhánh được thàng lập tương đối muộn trong hệ thống của Sacombank. Do đó Sacombank Thăng Long đã được thừa hưởng toàn bộ các lợi thế mà hệ thống Sacombank đã xây dựng trong suốt những năm trước đây.

Thương hiệu: Thương hiệu là một trong những lợi thế lớn nhất mà

Sacombak Thăng Long có được. Sacombank là một trong số ít ngân hàng TMCP tư nhân có thể sánh ngang với các Ngân hàng thương mại Nhà nước. Có thể nói, trong giới tài chính không ai không biết đến Sacombank. Thương hiệu của Sacombank được xây dựng trên nền tảng quy mô hoạt động rộng khắp, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất, chăm sóc khách hàng chu đáo. Chính vì vậy, mà Sacombank luôn có được sự tin tưởng và yêm mến của các khách hàng.

Quy mô hoạt động: Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước

Sacombank đã mang đến sự thuận tiện cho mọi khách hàng khi muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó với quy mô vốn điều lệ hơn 10 nghìn tỷ đồng thì Sacombank đã trở thành một trong số các ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Quy mô vốn lệ lớn có thể giúp cho các chi nhánh của Sacombank trong đó có Sacombank Thăng Long có thể tiếp cận

cho vay đối với các khách hàng lớn, các dự án đầu tư có nhu cầu vốn lớn cũng như có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của hầu hết các khác hàng là DNVVN. Quy mô vốn lớn cũng góp một phần quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm mới, và công nghệ hiện đại.

Số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ: Số lượng sản phẩm dịch vụ

của Sacombank rất đa dạng có thể đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng như: tiền gửi, vay vốn, bảo lãnh, thanh toán quốc tế. Ngoài ra, hệ thống thẻ ATM, thẻ VISA của Sacombank cũng được khách hàng tin dùng. Hiện tại, ngoài các dịch vụ ngân hàng truyền thống kể trên Sacombank đã đưa vào sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như; Internet banking, SMS Bankinh, Mobile Banking. Các sản phẩm dịch vụ mới này đã đem đến sự thuận lợi nhất cho các khách hàng của Sacombank.Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng mà không cần phải đến trụ sở ngân hàng.

Công nghệ: Xác định yếu tố công nghệ là một trong những nhân tố

quan trong đem lại sự thành công cho ngân hàng trong tương lai nên ban lãnh đạo Sacombank đã sớm triển khai xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking) dựa trên phần mềm T24 của Thụy Sỹ trên toàn bộ hệ thống. Ngân hàng lõi ngoài chức năng quan trọng là tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý của ban lãnh đạo còn là cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng.

Nhân sự: Ban lãnh đạo Sacombank Thăng Long đều là những người có

kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và đều đã từng là lãnh đạo tại các chi nhánh khác trong hệ thống Sacombank. Vì vậy, họ rất am hiểu thị trường tài chính nói chung và thì trường cho vay DNVVN nói riêng.Hiện nay, tổng số nhân viên của chi nhánh lên đến gần 200 người. Tất cả các nhân viên của chi nhánh đều là những người trẻ tuổi, năng động và có trình độ chuyên môn tốt.

Vị trí: Sacombank Thăng Long có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố Hà Nội là một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển nhất cả nước. Số lượng các DNVVN trên địa bàn là rất lớn điều này có thể giúp Sacombank Thăng Long mở rộng được quan hệ đối với đối tượng khách hàng này.

3.1.4 Điểm yếu

Bắt đầu từ năm 2011, Ban lãnh đạo Sacombank Thăng Long đã chỉ đạo tập trung phát triển cho vay khách hàng là DNVVN nhưng trên thực tế Sacombank Thăng Long chưa đưa ra được các chiến lược cho vay DNVVN cụ thể và mang tính dài hạn. Tuy Sacombank Thăng Long đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi đối với DNVVN nhưng các chương trình này thường diễn ra nhỏ lẻ, không có tính hệ thống. Đặc biệt, hiện nay Sacombank Thăng Long nói riêng và Sacombank nói chung vẫn chưa xây dựng được “Quy trình

cho vay dành riêng cho đối tượng DNVVN” điều này đã gây không ít khó

khăn trong công tác thẩm định và cho vay của cán bộ nghiệp vụ.

3.2 Định hƣớng phát triển Sacombank Thăng Long 3.2.1 Định hƣớng phát triển chung của Sacombank

Nghị quyết Đại Hội đồng cổ đông Sacombank phiên họp thường niên năm 2010 (số 01/2011/NQ-ĐHĐCĐ ngày 02/4/2011) đã thông qua nội dung chính yếu chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020:

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2011-2020: tiếp tục kiên định với mục tiêu “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực” và hoạt động theo định hướng “Hiệu quả - An Toàn – Bền Vững”.

Bốn nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011-2020 theo thứ tự ưu tiên: phát triển nguồn nhân lực có chất lượng chuyên nghiệp cao; đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa; tiếp tục tăng cường năng lực tài chính; và phát huy lợi thế

mạng lưới hoạt động. Đồng thời tiếp tục xem khách hàng là trung tâm chú ý của Ngân hàng, trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân, tiểu thương, tư nhân cá thể hộ gia đình cùng với khách hàng VIP vẫn là phân khúc thị trường chủ yếu của Sacombank.

Chiến lược kênh phân phối:

Mục tiêu đến năm 2020, mạng lưới của Sacombank dự kiến đạt khoảng 600 điểm giao dịch, bao phủ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các điểm giao dịch tại Lào và Campuchia, Sacombank còn mở rộng sang Malaysia, Mỹ, úc, Châu Âu, và một số nước khác trong ASEAN.

Chiến lược kinh doanh (huy động, cho vay)

 Tổng nguồn vốn tăng trưởng ở mức 18% trong giai đoạn 2011-2015 và

19% cho giai đoạn 2016-2020. Trong đó huy động dân cư chiếm 65-85% tổng cơ cấu huy động của toàn Ngân hàng.

 Dư nợ cho vay tăng trưởng bình quân 20% trong giai đoạn 2011-2015

và 19% cho giai đoạn 2016-2020.

 Tỷ lệ cho vay/huy động đạt mức bình quân 60-80%/năm

Chiến lược về sản phẩm dịch vụ:

 Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ

 Đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tài chính theo định hướng Ngân hàng bán lẻ, trong đó chú trọng hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ với các đối tác liên kết và các công ty thành viên trong tập đoàn Sacombank nhằm cung ứng cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gói với giá thành hợp lý.

3.2.2 Định hƣớng phát triển của Sacombank Thăng Long

Trên cơ sở mục tiêu ưu tiên, Sacombank Thăng Longxác định các mục tiêu như sau:

Về nguồn vốn:

 Đảm bảo đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và đầu tư, đồng thời đóng góp vào cân đối vốn cho toàn hệ thống.

 Đa dạng hoá nguồn vốn huy động, mở rộng mạng lưới huy động vốn gắn với tăng trưởng dư nợ lành mạnh, chú trọng thu hút tiền gửi dân cư, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác để khai thác tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trên thị trường tránh tình trạng phụ thuộc vào một số đối tượng là tổ chức kinh tế. Chú trọng việc phân tích đánh giá phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng để có định hướng đầu tư tín dụng hợp lý hiệu quả.

 Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận, tập trung tăng trưởng nguồn

vốn có chi phí thấp.

 Đảm bảo an toàn vốn.

Về hoạt động tín dụng

 Tiếp tục ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, DNVVN, xây dựng nền tảng khách hàng vững chắc.

 Ưu tiên phát triển khối khách hàng sử dụng trọn gói sản phẩm ngân hàng.

 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ tín dụng.

 Coi chất lượng và an toàn hoạt động tín dụng là mục tiêu hàng đầu, gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tăng trưởng tín dụng, hạn chế gia tăng nợ xấu mới.

Về hoạt động đầu tư

 Tiếp tục nghiên cứu các doanh nghiệp cổ phần, xây dựng và thực hiện

các phương án cơ cấu lại danh mục đầu tư hợp lý, hiệu quả và sinh lời.  Thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro trong

công tác đầu tư.

Về hoạt động dịch vụ

 Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, an toàn, tin cậy và hiệu quả phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

 Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Các mục tiêu khác

 Coi trọng công tác cán bộ, duy trì mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, khuyến khích các phòng tổ chức các chuyên đề thảo luận, học tập trao đổi kinh nghiệm tổ chức đào tạo và tự đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành.

 Nâng cao chất lượng hạch toán kế toán và thông tin kinh tế, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chứng từ, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trên cơ sở bám sát chương trình kiểm tra của Sacombank Thăng Long để triển khai, tập trung vào công tác kiểm tra hoạt động tín dụng, hoạt động tài chính kế toán, an toàn kho quỹ, an toàn tại các điểm giao dịch.

 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào do ngành, địa phương phát động, cải thiện đời sống người lao động.

3.2.2.2. Định hướng hoạt động cho vay đối với DNVVN.

Áp dụng đa dạng các hình thức cho vay phù hợp với yêu cầu của từng loại hình doanh nghiệp, đơn giản và thuận tiện trong các thủ tục cho vay vốn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các bước của qui trình cho vay, đảm bảo các nguyên tắc tín dụng.

Nâng cao hiệu lực công tác điều hành bằng các qui trình, qui chế nghiệp vụ, bám sát chỉ tiêu định hướng của Sacombank để chỉ đạo thực hiện, tăng cường mở rộng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng.

Mở rộng tín dụng đối với các DNVVN làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, chú trọng tới các khách hàng xuất nhập khẩu, cho vay đối với khu vực kinh tế dân doanh, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có tài sản đảm bảo, có phương án sản xuất kinh doanh tốt. Giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không ổn định hoặc thua lỗ. Tăng cường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo dư nợ thực sự an toàn.

Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, công tác quảng bá tiếp thị tới các doanh nghiệp. Đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp với năng lực của ngân hàng.

3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín, Chi nhánh Thăng Long

3.3.1.1 Xây dựng các chính sách hỗ trợ về vốn, tín dụng cho các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh thăng long (Trang 102)