1/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm . Hằng tháng , công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất để cấp hạn mức nguyên vật liệu cho nhà máy . Nhà máy nên chủ động hơn trong việc nhập ,xuất , dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu . Từ đó , nhà máy có thể tiết kiệm chi phí thu mua, tìm kiếm thị trường cũng như việc quản lý chặt chẽ giá trị nguyên vật liệu tồn kho tại mọi thời điểm . Việc tính giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ cũng đơn giản hơn đó là giá trị nguyên vật liệu chưa dùng hay dùng không hết nhập kho, không nên quy đổi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vềí giá trị nguyên vật liệu tồn cuối kỳ . Để làm được điều này , nhà máy nên đề xuất với công ty có biện pháp cần thiết. Một trong những biện pháp là nhà máy nên yêu cầu công ty thực hiên sự phân cấp quản lý vừa tập trung vừa phân tán để nhà máy làm quen dần với công việc mới và học hỏi thêm kinh nghiệm .
Một vấn đề nữa trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đó là nhà máy không nên quy đổi giá trị sản phẩm dở dang đầu , cuối kỳ về giá trị nguyên vật liệu chính tồn đầu kì, cuối kì. Gía trị nguyên vật liệu chính tồn đầu kì, cuối kì là giá trị nguyên vật liệu chưa sử dụng hay sử dụng không hết nhập kho. Như vậy, trong tháng 12/2003 nhà máy không có giá trị nguyên vật liệu chính tồn đầu kì , cuối kì. Hiện tại do nhà máy không quản lý nguyên vật liệu nên hàng tháng công ty giao bao nhiêu nhà
máy sẽ xuất dùng hết trong tháng. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách chính xác rất quan trọng đối với nhà máy. Hiện nay, lượng nguyên vật liệu tiêu hao theo định mức lớn hơn so với tiêu hao thực tế. Vì vậy, nhà máy phải thường xuyên nghiên cứu xây dựng lại định mức tiêu hao .
2) Một số biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm:
Để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm sợi trên thị trường và phát triển mở rộng sản xuất thì nhiệm vụ quan trọng hiện nay của nhà máy là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm . Theo em , nhà máy nên thực hiện các biện pháp sau:
2.1/ Về chi phí nguyên vật liệu chính:
Hiện nay, nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất tại nhà máy là do công ty cấp theo hạn mức. Bên cạnh việc đề xuất với công ty phân cấp quản lý theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán, công ty cần xem xét lại thị trường cung cấp nguyên vật liệu chính. Nguyên vật liệu chính dùng ở nhà máy chủ yếu là nhập khẩu, chỉ có một phần nhỏ là mua từ trong nước. Nguyên liệu nhập khẩu có chất lượng cao, nguyên liệu mua về đưa thẳng vào sản xuất mà không qua sơ chế nhưng giá cả nguyên liệu ngoại nhập quá cao so với trong nước. Hơn nữa nhu cầu này ở các nước cũng rất cao nên giá cả nguyên liệu ngày càng có xu hướng gia tăng. Như vậy, nguyên liệu của nhà máy sẽ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, công ty nên khai thác thị trường bông xơ trong nước. Hiện nay, một số tỉnh ở nước ta có khả năng cung cấp lượng bông xơ khá lớn có chất lượng tương đương với chất lượng bông xơ ngoại nhập nhưng chưa được các công ty quan tâm đúng mức. Vì vậy , công ty nên khai thác nguồn nguyên liệu này để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty nên đầu tư thêm công nghệ sơ chế bông xơ đảm bảo chất lượng bông xơ đưa vào sản
xuất. Do đó, việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước tiết kiệm chi phí , hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh là việc làm cần thiết.
2.2/ Về lao động:
Để tiết kiệm chi phí sản xuất , hạ giá thành sản phẩm nhà máy tìm cách nâng cao năng suất lao động. Do tính chất phức tạp của dây chuyền công nghệ, nhiều công nhân còn chưa quen với công việc nên sản phẩm do họ làm ra còn thấp năng suất lao động chưa cao ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất chung của nhà máy . Vì vậy, nhà máy cần tổ chức thêm các lớp đào tạo nghiệp vụ để nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, luôn động viên tinh thần sáng tạo thực hiện chế độ thưởng, phạt đối với người lao động. Có như vậy, họ mới nhiệt tình lao động sáng tạo phát huy đúng năng lực sẵn có góp phần nâng cao năng suất lao động của nhà máy.
2.3/ Về máy móc thiết bị:
Hiện tại nhà máy có ba dây chuyền công nghệ sản xuất khác nhau cùng với các máy móc thiết bị khác phục vụ sản xuất . Hằng tháng, chi phí khá hao máy móc thiết bị khá lớn. Vì vậy nhà máy cần khai thác tối đa công suất hoạt động của máy móc thiết bị đồng thời phải lập kế hoạch sửa chửa bảo quản hợp lý. Nếu có hư hỏng bất thường lớn xãy ra thì sẽ làm chậm tiến độ sản xuất, làm cho giá cả biến động mạnh. Vì vậy, phòng kĩ thuật phải lập kế hoạch sửa chửa định kì hợp lý để đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động với công suất tối đa. Theo đó hằng tháng kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chửa để giá thành ít biến động .
Kết luận
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong công tác kế toán tại công ty, đó là nhiệm vụ thiết yếu góp phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển đi lên của công ty.
Qua đợt thực tập ở nhà máy sợi- công ty Cổ phần Việt Hoa , trong thời gian thực tập tại công ty chính là lần đầu tiên em đi vào tìm hiểu thực tế không tránh khỏi những bỡ ngỡ lo lắng, song nhờ sự giúp đỡ của các cô chú nhà máy, cùng thầy cô hướng dẫn đã giúp em hoàn thành tốt nội dung báo cáo tốt nghiệp này. Đồng thời qua chuyên đề” Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi” Em mong muốn vận dụng các kiến thức đã học , để đóng góp góp một phần nhỏ , nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác kế toán tại nhà máy sợi. Bên cạnh đó , em cũng rút ra được những kinh nghiệm thực tế, thiết thực hơn cho công việc của mình sau này .
Song do kiến thức còn hạn chế, nên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong các thầy cô, các cô chú phòng kế toán nhà máy và các bạn đóng góp ý kiến để em có được những thông tin hoàn chỉnh và tốt hơn về công việc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Đinh Thị Thi. Ban lãnh đạo và các cô chú phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Lời mở đầu 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM