Những lĩnh vực xác định giá trị bản thân

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 70 - 74)

Lĩnh vực ĐTB ĐLC Thứ bậc

1. Ngoại hình 2,98 0,56 5

2. Niềm tin tôn giáo 2,44 0,95 7

3. Sự cạnh tranh 3,46 0,66 4

4. Phẩm chất đạo đức 3,79 0,60 1

5. Sự công nhận từ người khác 2,66 0,69 6

6. Sự hỗ trợ từ gia đình 3,61 0,59 2

62

Theo thang đo CWS của Jennifer Crocker, sinh viên xác định giá trị bản thân của mình dựa vào 7 lĩnh vực chính bao gồm: Ngoại hình, Niềm tin tôn giáo, Sự cạnh tranh, Phẩm chất đạo đức, Sự công nhận từ người khác, Sự hỗ trợ từ gia đình và Năng lực học tập. Trong 7 lĩnh vực này, sự phân hóa được thể hiện rõ khi chỉ có những lĩnh vực nhất định được sinh viên lựa chọn để xác định giá trị bản thân ở mức độ khá bao gồm: Phẩm chất đạo đức (ĐTB = 3,79), Sự hỗ trợ từ gia đình (ĐTB = 3,61), Năng lực học tập (ĐTB = 3,54) và Sự cạnh tranh (ĐTB = 3,46). Lĩnh vực Phẩm chất đạo đức tuy được nhìn nhận như một trong những lĩnh vực được sinh viên lựa chọn ít nhất trong các nghiên cứu trước, nhưng khi đặt trong môi trường sư phạm ở Việt Nam, lĩnh vực này có mức độ sử dụng cao nhất. Cảm nhận của cá nhân về giá trị bản thân được nâng lên khi họ thực hiện theo những nguyên tắc, quy định do chính bản thân đề ra. Những nguyên tắc đạo đức này tuân theo một quy chuẩn nhất định do cá nhân sinh viên đặt ra mà không nhất thiết phải trùng khớp với những quy tắc đạo đức của xã hội. Tuy vậy, hầu hết các quy tắc đều hướng về một tình cảm đạo đức phù hợp. Trong môi trường sư phạm, sinh viên được rèn luyện để trở thành những nhà sư phạm chuẩn mực, ngay cả đối với sinh viên các ngành ngoài sư phạm cũng được giáo dục nhiều hơn về những chuẩn mực đạo đức. Bên cạnh lĩnh vực Phẩm chất đạo đức, Sự hỗ trợ từ gia đình cũng là một trong những lĩnh vực có mức độ sử dụng cao. Với đặc thù văn hóa – xã hội ở Việt Nam, gia đình tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách của cá nhân ngay cả trong giai đoạn thanh niên sinh viên.

Trong khi đó, hai lĩnh vực Ngoại hình và Sự công nhận từ người khác có điểm trung bình lần lượt là 2,98 và 2,66 đạt mức độ trung bình. Lĩnh vực Niềm tin tôn giáo có mức độ sử dụng thấp (ĐTB = 2,44). Độ lệch chuẩn trong các câu trả lời của lĩnh vực này cao hơn hẳn so với các yếu tố khác (ĐLC = 0,95) cho thấy sự phân tán rõ nét trong câu trả lời của sinh viên khi lựa chọn Niềm tin tôn giáo làm cơ sở xác định giá trị bản thân. Khi xét đến niềm tin vào những sự che chở hay tình thương từ những đấng tối cao, những khác biệt về tôn giáo có ảnh hưởng đến việc lựa chọn niềm tin này làm cơ sở xác định giá trị bản thân. Bên cạnh đó, với

63

sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, thế giới quan của sinh viên được mở rộng hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước. Sinh viên có nhiều lựa chọn để đánh giá giá trị bản thân mình một cách phù hợp hơn.

Nhìn chung, Phẩm chất đạo đức là lĩnh vực được sinh viên sử dụng nhằm xác định giá trị bản thân có mức độ cao nhất theo thang đo CWS. Kết quả này cho thấy xu hướng dựa vào những yếu tố đạo đức, nguyên tắc cá nhân bên trong để đánh giá giá trị bản thân của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1.2. Kết quả khảo sát về giá trị bản thân tổng quát của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1.2.1. Mức độ giá trị bản thân tổng quát của sinh viên

Bảng 2.5. Mức độ giá trị bản thân tổng quát của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Mức độ Xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp <54 0 0 2 Thấp 54 đến cận 78 4 1,3 3 Trung bình 78 đến cận 102 118 39,3 4 Khá 102 đến cận 126 161 53,7 5 Cao >=126 17 5,7

Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.5 cho thấy: chỉ có 1,3% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tổng quát thấp, 39,3% sinh viên ở mức trung bình, 53,7% ở mức khá và 5,7% ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tổng quát là 104,81 thuộc mức khá. Như vậy, giá trị bản thân tổng quát của đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức khá. Mức độ này cho thấy xu hướng phù hợp với sự phát triển giá trị bản thân từ giai đoạn thanh thiếu niên đến giai đoạn thanh niên sinh viên. Theo biểu đồ phân bố tổng điểm giá trị bản thân tổng quát, sinh viên có xu hướng thiên về mức trung bình - khá

64

Ở các giai đoạn phát triển trước, cá nhân bị hạn chế hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội dẫn đến sự nhận thức không đầy đủ và chỉ phản ánh được một vài khía cạnh nhất định về năng lực và phẩm chất khi xem xét trong các lĩnh vực này. Đến giai đoạn thanh niên sinh viên, cá nhân được tiếp xúc với nhiều môi trường hoạt động, tham gia và giữ các vai trò khác nhau từ đó dẫn đến sự thay đổi nhận thức về năng lực, phẩm chất cũng như những nhu cầu về sự xứng đáng được đối xử như một người trưởng thành trong xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động học tập và giao tiếp của sinh viên cũng có những sự thay đổi nhất định. Trong hoạt động học tập, sự thay đổi về phương pháp, hình thức và nội dung học tập mang đến cho sinh viên những trải nghiệm và thách thức mới. Môi trường giao tiếp của sinh viên cũng được mở rộng ra hơn so với thời phổ thông. Vì vậy, trong giai đoạn này, sự đánh giá về giá trị bản thân của sinh viên được thể hiện đầy đủ và chính xác hơn các giai đoạn phát triển trước.

65

2.2.1.2.2. Giá trị bản thân tổng quát của sinh viên trong các hoạt động a. Giá trị bản thân tổng quát trong học tập

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP GIÁ TRỊ bản THÂN của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 70 - 74)