Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khố i:

Một phần của tài liệu chuyên đề hiệp hội các quốc gia đông nam á – asean (Trang 70 - 111)

Kể từ khi thành lập ngày 8/8/1967 ASEAN với tư cách là tổ chức đại diện cho khu vực Đông Nam Á đã ngày càng lớn mạnh và nâng cao vị thế của mình từ 1 tổ chức sơ khai đến nay đã trở thành 1 trong những tổ chức khu vực có vị thế đáng kể trên trường quốc tế. Hiện nay, ASEAN

đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều tổ chức khu vực (EU) và cường quốc trên thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản) , đồng thời ASEAN cũng đóng vai trò hạt nhân trong nhiều tổ chức liên khu vực mang tầm cỡ quốc tế (ASEM, APEC, ASEAN+3 ). Trong khuôn khổ giới hạn của bài tiểu luận nhóm nghiên cứu đi sâu vào phân tích 2 quan hệ hợp tác đóng vai trò rất quan trọng đối với ASEAN hiện nay là quan hệ ASEAN+3 và quan hệ ASEAN-EU.

ASEAN + 3 :

a. Quá trình hình thành ASEAN +3 :

Năm 1990 thủ tướng Mahathia Mohamat của Malaysia đã đưa ra ý tưởng về việc thiết lập một cơ chế hợp tác giữa các nước Đông Á : Nhóm kinh tế Đông Á (EAEG) bao gồm 6 nước thành viên ASEAN lúc bấy giờ và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông (nay thuộc Trung Quốc), Đài Loan và Việt Nam. Trong hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp đặc biệt ở Indonesia 16/3/1991và tại AEM lần thứ 23 họp tại Malaysia 10/1991 EAEG đã được thảo luận chính thức và được đề nghị đổi thành Diễn đàn kinh tế Đông Á (EAEC).

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 họp ở Singapore tháng 1/1992 đã tán thành ý tưởng về EAEC và giao cho Tổng thư ký ASEAN nghiên cứu thể thức thích hợp để hiện thực hóa ý tưởng này.

Tháng 7/1993 hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 26 đã quyết định EAEC sẽ là 1 diễn đàn trong APEC và AEM sẽ hỗ trợ và định hướng cho EAEC. Tuy nhiên EAEC đã không được hiện thực hóa lúc đó vì :

- Tại thời điểm bấy giờ, ở Đông Á đang tồn tại nhiều chủ ngĩa khu vực đang cạnh tranh nhau. Cả APEC và ASEAN chưa chứng minh được giá trị cũng như hiệu quả mà nó hứa hẹn, nên các nước Đông Á vẫn chưa sẵn sàng để đón nhận một tổ chức khu vực mới.

- Mỹ đã kịch liệt phản đối sự ra đời của EAEG và EAEC vì lý do sự ra đời của tổ chức này có thể làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Á

- Sự thiếu quyết tâm của Nhật Bản, lúc bấy giờ chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ, nước được dự kiến là sẽ đóng vai trò đầu tàu trong EAEC.

Cho đến cuối năm 1997 việc thiết lập một cơ chế hợp tác Đông Á đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết vì :

- Trong hợp tác Á-Âu (ASEM) mặc dù các nước Đông Á tham gia với tư cách là các chủ thể riêng nhưng EU lại ứng xử với họ như một bên châu Á. Dẫn đến việc các nước Đông Á cần có một cơ chế thích hợp để tham khảo ý kiến lẫn nhau.

- Các nước Đông Á đã nhận thấy rõ hơn mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực của họ từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997-1998

- Sự phát triển của các tổ chức khu vực khác, đặc biệt là EU và khu vực Bắc Mỹ đã một phần thúc đẩy các nước Đông Á cho ra đời tổ chức khu vực của mình.

- Tiến trình chậm chạp của liên kết kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã làm cho các nước thành viên của tổ chức này ở Đông Á thất vọng.

Những nguyên nhân trên đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo ASEAN + 3 gặp nhau tại cuộc họp thượng đỉnh chính thức vào tháng 12/1997 để bàn về việc thành lập ASEAN+3.

Hai năm sau tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 của ASEAN + 3 tại Manila, ASEAN + 3 đã chính thức được thể chế hóa.

iii. Cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của ASEAN +3 :

Hợp tác ASEAN+3 có một bộ phận chuyên trách là Bộ phận ASEAN+3 nằm trong ban thư ký ASEAN. Bên cạnh đó, Hợp tác ASEAN+3 còn được hiện thực hóa thông qua hai kênh chính là kênh chính thức ( Hội nghị thượng đỉnh, hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan

chức cao cấp ) và kênh không chính thức ( nhóm tầm nhìn Đông Á, nhóm nghiên cứu Đông Á, diễn đàn Đông Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á… ).

iv. Tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chính :

1. Giai đoạn 1997-2005 : Trong giai đoạn này Hợp tác ASEAN+3

đã trải qua 2 giai đoạn nhỏ :

• Giai đoạn 1997-2002:

Xác định mục đích mục tiêu hợp tác và đề xuất các biện pháp nhằm đạt tới các mục tiêu của hợp tác ASEAN+3.Hoạt động này đã được thực hiện trong suốt 6 Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của hợp tác ASEAN+3

Tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tổ chức vào 12/1997, các nước vẫn chưa có quyết định nào về tương lai của hợp tác ASEAN+3.

Đến Hội nghị thượng đỉnh họp lần thứ 2 tại Hà Nội vào tháng 12/1998, các nhà lãnh đạo đã quyết định thường niên hóa hội nghị và đưa đến nhất trí rằng ASEAN+3 là một tiến trình hợp tác thực sự và sẽ tổ chức hợp tác này ở các cấp độ khác nhau.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 họp tại Manila ngày 29/11/1999, hai quyết định quan trọng đã được thông qua : ra Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á, thành lập nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG). Tiếp đó tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tổ chức tại Singapore ngày 24/11/2000, các nước ASEAN đã quyết định thành lập nhóm nghiên cứu Đông Á(EASG). Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 5 tổ chức tại Brunei tháng 11/2001, EASG đã trình báo cáo của họ trong đó đề xuất 57 biện pháp nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về việc xây dựng cộng đồng Đông Á hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ trong đó có 26 biện pháp cụ thể

bao gồm 17 biện pháp ngắn hạn vaa 9 biện pháp trung và dài hạn, các đề xuất trên đã được thông qua và trở thành chương trình nghị sự của hợp tác Đông Á từ năm 2002 tới nay.

- Xây dựng các kênh hợp tác :

Bên cạnh 2 cơ chế truyền thống của ASEAN+3 cho tới hội nghị thương đỉnh Manilanăm 199 1 cơ chế hợp tác mới đã được thành lập là tiến trình thượng đỉnh giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các thể chế hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+ ngày càng được mở rộng. Đã có 48 cơ chế dưới tiến trình hợp tác ASEAN+3điều phối 16 lĩnh vực hợp tác bao gồm kinh tế, tiền tệ-tài chính, chính trị-an ninh, du lịch, nông nghiệp môi trường, năng lượng và công nghệ thông tin liên lạc.

- Triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể

Hợp tác tài chính tiền tệ được tiến hành củ yếu thông qua các hội nghị Bộ trưởng tài chính họp hàng năm. Trong đó hợp tác đáng chú ý nhất là Sáng kiến Chiêng Mai (CMI) được đưa ra tại hộ nghị bộ trưởng tài chính Chiêng Mai tháng 5/2000.

Từ năm 1999, Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN+3 (AEM+3)đã họp thường kỳ. Tại AEM lần thứ 2 họp tại tổ chức vào tháng 5/2000 đã ra quyết định về các nguyên tắc cũng như lĩnh vực hợp tác của hợp tác kinh tế ASEAN+3.

• Giai đoạn 2003-2005 :

Nội dung hợp tác trọng tâm trong giai đoạn này là thực hiện 17 biện pháp ngắn hạn do nhóm nghiên cứu Đông Á đề xuất. Thực hiện nhiệm vụ trên, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 7 tổ chức ở

Bali ngày 7/10/2003 đã phê chuẩn Chiến lược về các biện pháp ngắn hạn của EASG.

Tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 8 tổ chức ở Viêng Chăn ngày 29//11/2004, hợp tác ASEAN+3 đã có bước tiến đột phá khi đưa ra quyết tâm làm sâu sắc thêm hợp tác chuyên ngành của ASEAN+3, thảo luận việc triển khai xây dựng khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) và triệu tập hội nghị thượng đỉnh Đông Á Ngày 15/12/2005 HỘi nghị thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên đã được triệu tập tại kuala Lumpur.

Đến năm 2005, 14 biện pháp ngắn hạn đã được thực hiện.

2. Giai đoạn từ 2005 đến nay :

Trong giai đoạn này vị thế của ASEAN+3 trong hợp tác giữa các nước Đông Á đã ít nhiều giảm xuống, nhưng vẫn được thừa nhận là cơ chế chính

Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 10 họp tại Cebu ngày 14/1/2007 vị thế của ASEAN với tư cách là cơ chế chính để đạt được mục tiêu thành lập cộng đồng Đông Á đã được khẳng định lại.

b. Những thành tựu hợp tác ASEAN + 3 trong những năm vừa

qua :

Về chính trị, các hội nghị thường đỉnh của ASEAN + 3 đã giúp các nhà lãnh đạo trong khu vực có cơ hội gặp gỡ nhau thường xuyên và trao đội các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Từ đó giúp họ hiểu biết nhau nhiều hơn., tiến tới việc hình thành những lập trường chung về các vấn đề quốc tế. Thêm nữa là lòng tin giữa các quốc gia Đông Á được xây dựng và củng cố.

Về an ninh, Hợp tác ASEAN+3 được tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,…). Tháng 6/2003 ở Hà Nội lần đầu tiên Cuộc tham khảo của các quan chức cao cấp ASEAN+3 về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC+3). Tiếp đó vào ngày 10/1/2004 tại Băng Cốc hội nghị cấp bộ về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3, các bộ trưởng ASEAN+3 đã thông qua kế hoạcch hướng dẫn để đối phó với tội phạm xuyên quốc gia trong 8 lĩnh vực bao gồm : chủ nghĩa khũng bố , vận chuyển ma túy bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm tin học.

Về tài chính tiền tệ, Sáng kiến Chieng Mai được coi là thành tựu nổi bật nhất của hợp tác ASEAN + 3. Đến cuối tháng 6/2006 đã có 16 hiệp định hoán đổi song phương BSA được ký kết giữa các nước Đông Á với tổng số tiền hơn 75 tỷ USD. Sáng kiến Chieng Mai đã cung cấp cơ sở pháp lý cho hợp tác tài chính tiền tệ giữa các nước ASEAN + 3 từ đó giúp các nước trong khu vực giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài đặc biệt là từ Mỹ và Liên minh Châu Âu.

Về kinh tế thương mại, hợp tác ASEAN + 3 đã thúc đẩy buôn bán nội khối trong khu vực tăng lên nhanh chóng. Năm 2003, thương mại nội khối ASEAN + 3 đạt mức 54% cao hơn hẳn 24% của ASEAN và 25,8% của Đông Bắc Á,cao hơn mức 46% của NAFTA. Tỷ trọng của ASEAN+3 trong trao đổi thương mại của từng nước thành viên cũng rất cao cao nhất là Lào (71,5%) và thấp nhất là Trung Quốc (32,4%). Nhờ vào buôn bán nội khối các nước ASEAN+3 cũng đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (Tây Âu, Mỹ).

Nhờ vào sự tăng trưởng của các nước ASEAN+3 và liên kết ngày càng chặt chẽ trong khu vực đã làm cho khu vực ASEAN+3 trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Về du lịch, du lịch của các nước ASEAN+3 đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2006, các nước ASEAN+3 đã đón nhận 89,3 triệu du khách du khách đến từ trong và ngoài khu vực ( tăng 6,8% so với năm 2005 ), trong đó du lịch nội khối chiếm 58% tổng số khách du lịch tới các nước trong khu vực. Cũng trong năm 2006, 8,26 triệu du khách từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tới du lịch tại các nước ASEAN, và ngược lại có khoảng 4,4 triệu du khách từ ASEAN đã tới thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hợp tác ASEAN+3 không những đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình ổn định, thắt chặt các mối liên kết trong khu vực, mà còn góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển của các quốc gia trong khu vực này trong suốt hơn một thập kỉ qua

c. ASEAN+3 đã và đang thúc đẩy quan hệ hợp tác song

phương giữa ASEAN và các nước Đông Bắc Á :

i. Thúc đẩy hợp tác ASEAN-Trung Quốc :

Quan hệ ASEAN- Trung quốc được chính thức thiết lập từ năm 1991. Năm 1993 trung Quốc được công nhận là đối tác tham khảo của ASEAN, đến năm 1996 trung quốc trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Tuy nhiên quan hệ này cho tới khi ASEAN+3 ra đời vẫn chưa thực sự phát triển

Với sự thành lập của ASEAN+3, quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã trở thành một trong 3 tiến trình ASEAN+1. Tháng 12/1997 hội nghị

thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc đã được thể chế hóa. Như vậy từ cuối năm 1997, tính chất của quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã thay đổi

Hằng năm, các nhà lãnh đạo 2 bên gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+1, tại các hội nghị này các nhà lãnh đạo có dịp hiểu hơn quan điểm của nhau về nhiều vấn đế quốc tế ( chủ nghĩa khủng bố, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, vấn đề Đài Loan ) từ đó giúp tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa 2 bên.

Tại Hội nghị thương đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 3 tổ chức ở Singapore tháng 11/2000, hai bên đã ra tuyên bố chung về ứng xử của các bên có liên quan tại biển Đông góp phần củng cố môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.

Về lĩnh vực an ninh, tuy đây từ lâu đã là lĩnh vực nhạy cảm trong Hợp tác ASEAN-Trung Quốc nhưng từ năm 1997 ASEAN và Trung Quốc đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tháng 11/2000, hai bên đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống” ( chống buôn bán ma túy, buôn lậu người, cướp biển, chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm điều khiển học)

Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 7 tổ chức tại Bali tháng 11/2003 hai bên đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Tiếp đó tại hội nghị Việng Chăn tháng 11/2004, hai bên đã thông qua chương trình hành động nhằm thực hiện nội dung của bản Tuêyn bố trên.

Trong hợp tác kinh tế, hoạt động quan trọng nhất của hợp tác ASEAN-Truung Quốc là triển khai cvà xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Tại hội nghị thượng đỉnh Viêng Chăn

tháng 11/2004, đề thực hiện hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc (11/2002) hai bên đã ký hiệp định về mậu dịch hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định khung. Theo đó lập kế hoạch cắt giảm thuế qua với 8 danh mục hàng nông sản ( trước cuối năm 2003 ). Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ của ASEAN sẽ bắt đầu giảm thuế quan với các sản phẩm hiện đang áp dụng mức thuế theo Quy chế tối huệ quốc trên 15% xuống còn 10% vào ngày 1/1//2004 và xuống 5% vào ngày 1/1/2005 và đạt mức 0% vào ngày 1/1/2006. Những sản phẩm đang chịu mức thuế quan từ 5-15% theo Quy chế Tối huệ quốc sẽ giảm xuống 5% vào ngày 1/1/2004 và xuống 0% vào ngày 1/1/2005.

Dưới tác động của việc cắt giảm thuế theo chương trình thu hoạch sớm và Chương trình cắt giảm bình thướng thương mại hai chiều giữa ASEAN-Trung Quốc tăng rõ rệt. Tới tháng 7/2004 tổng giá trị các sản phẩm trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc theo chương trình thu hoạch sớm đạt 1,11 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2003,trong đó ASEAN xuất sang Trung Quốc 0,8 tỷ tăng 49,8% trong cùng thời gian trên. Kim ngạch thương mại 2 chiều cũng tăng lên đáng kể

Năm 19 91 … …… 200 5 200 6 2 007 Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN 8.4 … …… 130 ,7 160 .8 2 02.5 (đơn vị : tỷ USD )

Bảng tổng kim ngạch thương mại ASEAN-Trung quốc qua các năm

Trong lĩnh vực nộng nghiệp và rừng 2 bên đã ký bản ghi nhớ về

Một phần của tài liệu chuyên đề hiệp hội các quốc gia đông nam á – asean (Trang 70 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w