Các giải pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình hình tài chính của tổng công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 80 - 83)

Để phát huy được thế mạnh và những ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế và triển khai được các quan điểm và hoàn thành được các mục tiêu kinh doanh đề ra, trong thời gian tới, Tổng công ty cần làm tốt những giải pháp sau đây:

3.3.1. Uư tiên đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường hóa sản phẩm, mở rộng thị trường

Hiện nay, sản phẩm phân bón của Tổng công ty chủ yếu là Urê trong khi đó, trong ba tháng cuối năm 2011, với việc giá urê đang ở mức cao, cùng với đó là sự sụt giảm và bất ổn của thị trường tài chính và hàng hóa thế giới, trong đó có giá nông sản, đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ tại nhiều nơi trên thế giới và khiến cho giá urê quay đầu suy giảm. Dù tăng nhẹ trở lại trong thời gian gần đây bởi nhu cầu nhập khẩu tại khu vực Nam Á, Mỹ La tinh nhưng giá urê thế giới vẫn tiếp tục giảm mạnh khoảng 30% vì nhu cầu tiêu thụ suy yếu, một phần do nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh (vì phần lớn đã được đáp ứng trong năm) và tình trạng giá urê tiếp tục suy giảm khiến cho các nhà nhập khẩu tạm ngưng giao dịch; phần nữa do tình trạng suy thoái kinh tế đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường lớn suy giảm. Bên cạnh đó, nguồn cung tăng mạnh do sản xuất của hầu hết các nhà máy đã khôi phục lại với hiệu suất cao trong bối cảnh hoạt động giao dịch trầm lắng càng khiến cho áp lực giải phóng hàng tồn kho tăng cao. Chính vì vậy, Tổng công ty cần chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ để phát triển sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm mới như phân DAP, NPK, Kali, phân vi sinh, hóa chất nông dược,… Theo số liệu báo cáo của Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan, tổng lượng phân bón các loại cả

sản xuất trong nước và nhập khẩu năm 2011 cả nước ước đạt khoảng 9,9 triệu tấn, trong đó sản xuất trong nước đạt hơn 5,7 triệu tấn, tăng khoảng 7% so với mức 5,3 triệu tấn năm 2010. Dự báo sang năm 2012, cả nước cần khoảng 9,9 triệu tấn phân bón các loại, trong đó urê chiếm khoảng 2 triệu tấn, đạm SA khoảng 710 nghìn tấn, kali 920 nghìn tấn và DAP khoảng 950 nghìn tấn. Trong khi đó, theo dự báo của Bộ Công Thương, trong nước chỉ có thể sản xuất đươc 7,3 triệu tấn phân các loại như urê, DAP và NPK. Mặc dù đã tăng mạnh khoảng 27% so với 2011, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nên số còn lại vẫn phải nhập khẩu.

Hiện nay, Tổng công ty đang được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt là,

dự án nhà máy Đạm Phú Mỹ suốt đời chỉ phải nộp thuế TNDN 15%, đồng thời được miễn 100% thuế cho 4 năm đầu và giảm 50% thuế cho 7 năm tiếp theo. Năm 2011 là năm thứ 4 nhà máy được giảm 50%, với thuế suất thuế TNDN phải nộp là 7,5% thấp xa so với thuế suất thông thường là 25%. Đây xem như là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của Tổng công ty. Do đó, Tổng công ty cần chú trọng nghiên cứu mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm về phân bón hóa chất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, các thị trường nước ngoài, nhất là các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanma,…

3.3.2. Huy động các nguồn vốn với chi phí thấp nhất

Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn của Tổng công ty vẫn còn thấp, không quá 15%, đặc biệt trong năm 2011 chỉ có 8,5%. Điều này có thể hiểu được trong bối cảnh lãi suất ngân hàng trong năm 2011 khá cao từ 17% đến 19%/năm dẫn đến chi phí sử dụng vốn vay cao, khiến Tổng công ty hạn chế đi vay để đầu tư. Đồng thời, do tiềm lực tài chính của bản thân khá mạnh, nên Tổng công ty chưa hăng hái vận dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh để làm tăng lợi nhuận trên vốn cổ đông. Tuy nhiên, từ năm 2012, trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam một mặt thi hành chính sách kiềm chế lạm phát và thực thi chính sách lãi suất thấp dần nhằm khôi phục nền kinh tế đang trên đà

suy thoái, nếu Tổng công ty không tranh thủ tận dụng các khoản vốn ngoài vốn chủ sở hữu như trước đây rất có khả năng sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của mình.

Cùng với lợi thế hiện có của mình về tiềm lực vốn tự có, Tổng công ty cũng cần có một chính sách hợp lý để huy động nguồn vốn từ bên ngoài trong thời gian tới, nhằm tăng lợi nhuận trên vốn của cổ đông. Đây chính là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường thu hút được nhiều nhà đầu tư, và nhờ đó, làm tăng giá trị của Tổng công ty.

3.3.3. Dự báo và lập kế hoạch tài chính dài hạn để sử dụng vốn và đầu tư hiệu quả tư hiệu quả

Trong 3 năm 2009-2011, kết quả kinh doanh của công ty luôn có sự phát triển ổn định với mức lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước; cụ thể là năm 2009 đạt 1.351.704 triệu đồng; năm 2010 đạt 1.706.870; và năm 2011 đạt 3.140.614 triệu đồng. Trong đó, mức lợi nhuận đạt được vào năm 2011 tăng vọt so với 2 năm trước và tăng khoảng 222% so với kế hoạch đề ra cho năm 2011 là 1.407.000 triệu đồng. Doanh thu và lợi nhuận năm 2011 đạt được quá cao và chênh quá xa so với kế hoạch đề ra như vậy, một mặt, cho thấy có thể Tổng công ty đã hết sức nỗ lực để làm ăn có hiệu quả, song mặt khác cũng phần nào bộc lộ sự bất cập trong công tác dự báo và lập kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty. Vì thế, trong thời gian tới, Tổng công ty cần cải thiện năng lực dự báo và lập kế hoạch của mình, lấy đó làm cơ sở để huy động và phân bổ tốt hơn các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tài chính của mình.

3.3.4. Tăng cường đầu tư tài chính ngắn hạn để giải quyết ứ đọng lượng tiền khá lớn lượng tiền khá lớn

Cho đến nay, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền hàng năm của Tổng công ty còn khá lớn, chiếm khoảng 45% trên tổng tài sản của Tổng công ty, thường đem gửi ngân hàng để hưởng lãi suất và để trả các khoản nợ

ngắn hạn. Tuy vậy, tới đây, do lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng giảm thấp và tỉ lệ các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty không cao, nên việc duy trì một lượng tiền mặt và tương đương tiền quá lớn như vậy trở nên không cần thiết và không hiệu quả. Do đó, cách tốt nhất đối với Tổng công ty để giải quyết lượng tiền ứ đọng khá lớn trên là dùng số tiền này để tăng đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụnng vốn.

3.3.5. Tăng giá trị cổ phiếu DPM trên thị trường chứng khoán

Giá thị trường hiện nay của cổ phiếu DPM được coi là thấp so với các công ty khác, đặc biệt là các công ty có quy mô tương đương trên thị trường. Trong khi đó, xét về các yếu tố cơ bản, Tổng công ty là một công ty dẫn đầu trong ngành phân bón, hiện đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường phân urea, hoạt động ổn định và có tiềm năng tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, Tổng công ty có một bảng cân đối tài sản lạnh mạnh, khả năng sinh lời cao, và dòng tiền tốt. Do đó, Tổng công ty nên xem xét phân phối thêm lợi ích cho cổ đông bằng các hình thức cụ thể như tăng cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, chia tách cổ phiếu, vì hiện nay phần lợi nhuận giữ lại của Tổng công ty hàng năm là khá lớn (2.668.824 triệu đồng), trong khi thực tế Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ dự phòng tài chính của Tổng công ty hiện đã khá lớn, tới gần 2.000 tỉ đồng. Đồng thời, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu và được sử dụng phổ biến trên thế giới nhằm hỗ trợ cho sự tăng trưởng giá trị cổ phiếu. Ngoài ra, với tiền đề sẵn có, Ban lãnh đạo Tổng công ty cần không ngừng cải thiện công tác quản trị tài chính công ty, củng cố năng lực cạnh tranh và luôn có những quyết định đầu tư đúng đắn để Tổng công ty ngày càng lớn mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình hình tài chính của tổng công ty cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)