CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. So sánh tính đa dạng của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở các
các khu vực nghiên cứu
3.3.1. Độ tương đồng về thành phần loài ong mật giữa các khu vực nghiên cứu cứu
Bảng 3.7. Độ tương đồng về thành phần loài ong mật thuộc họ Megachilidae giữa các khu vực nghiên cứu
Tây Bắc ĐBSH Đông Bắc Bắc Trung Bộ Tây Nguyên Nam Trung Bộ Tây Bắc ĐBSH 27,27 Đông Bắc 28,57 34,92 Bắc Trung Bộ 59,26 22,22 23,53 Tây Nguyên 27,91 23,26 38,10 29,17 Nam Trung Bộ 25,00 12,50 7,02 28,57 16,22
Quan sát bảng 3.7, ta thấy: độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu có sự khác biệt rõ rệt. Độ tương đồng giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ cao nhất, đạt tới 59,26%, tiếp theo là khu vực Đông Bắc và khu vực Tây Nguyên đạt 38,10% và giữa khu vực Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ có độ tương thấp nhất, chỉ đạt 7,02%.
Hình 3.23. Sự tạo nhóm giữa các khu vực nghiên cứu về thành phần loài
Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tương đồng giữa 6 điểm nghiên cứu dao động trong khoảng 25 – 59,26%, nghĩa là sự sai khác về thành phần loài khá lớn. Trong 6 điểm nghiên cứu thuộc 2 miền Bắc Bộ và Trung Bộ được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm 3 khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Nam Trung Bộ và nhóm 2 gồm 3 khu vực Tây Nguyên, Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Trong nhóm 1, khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Bắc có độ tương đồng cao nhất và tạo thành một cụm phân bố riêng, khu vực Nam Trung Bộ đứng thành cụm phân bố riêng. Trong nhóm 2, khu vực Tây Nguyên và Đông Bắc có độ tương đồng khá cao, khu vực ĐBSH đứng thành cụm phân bố riêng. Điều này chứng tỏ sự sai khác về thành phần loài chịu ảnh hưởng không chỉ
ĐBSH Đông Bắc Tây Nguyên Nam Trung Bộ Tây Bắc Bắc Trung Bộ 100 80 60 40 20 Độ tương đồng
dưới sự phân vùng địa lý và khí hậu mà còn tùy thuộc vào các sinh cảnh rừng ở từng điểm nghiên cứu.
3.3.2. So sánh chỉ số đồng đều và chỉ số đa dạng của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở các khu vực nghiên cứu họ Megachilidae ở các khu vực nghiên cứu
Sau quá trình xử lý và tính toán trên phần mềm Primer 6, chỉ số đồng đều và chỉ số đa dạng của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở các khu vực nghiên cứu được trình bày dưới bảng 3.8.
Bảng 3.8. Chỉ số đồng đều (J’) và chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) ở các khu vực nghiên cứu thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ
Địa điểm Số loài Cá thể J’ H’
Bắc Bộ Tây Bắc 7 10 0,898 1,748 ĐBSH 5 10 0,845 1,359 Đông Bắc 16 51 0,922 2,557 Trung Bộ Bắc Trung Bộ 7 15 0,879 1,709 Tây Nguyên 15 31 0,901 2,441 Nam Trung Bộ 4 4 1 1,386
Chỉ số đồng đều J’ cao nhất ở Nam Trung Bộ (1), tiếp đến là khu vực Đông Bắc (0,922), khu vực Tây Nguyên (0,901), thấp nhất là khu vực ĐBSH (0,845). Chỉ số đa dạng H’ ở khu vực Đông Bắc cao nhất (2,557), tiếp đó là khu vực Tây Nguyên (2,441), thấp nhất là khu vực ĐBSH (1,359). Điều này cho thấy cấu trúc quần xã ở các khu vực nghiên cứu có sự sai khác nhau.
Một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về mức độ đa dạng ở các khu vực nghiên cứu có thể là:
Khu vực Đông Bắc có nhiều dạng địa hình khác nhau và mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều nhóm thực vật có hoa, tạo nguồn phấn hoa và mật hoa dồi dào cho các
loài ong mật thuộc họ Megachilidae. Do đó, khu vực này có thành phần loài đa dạng nhất trong số các khu vực nghiên cứu.
Mặt khác, tại khu vực Tây Nguyên, nền nhiệt độ ở khu vực này khá cao nên thảm thực vật ít đa dạng hơn khu vực Đông Bắc, chủ yếu là cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu, cao su). Nhưng với dạng địa hình núi cao đặc trưng và hệ sinh thái rừng lại ít chịu tác động của con người nên Tây Nguyên được đánh giá là khu vực cũng khá thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài ong mật và đồng thời là khu vực có tiềm năng trong việc tìm kiếm và phát hiện loài ghi nhận mới và loài mới.
Với khu vực đồng bằng sông Hồng, hệ sinh thái nông nghiệp chiếm hầu hết diện tích, môi trường sống của các loài ong mật luôn chịu tác động dưới hoạt động canh tác của con người. Do đó, thành phần loài ong mật ở đây cũng vì thế mà nghèo nàn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Đã ghi nhận được 121 cá thể của 30 loài, 7 giống, 3 tộc, 1 phân họ Megachilinae thuộc họ Megachilidae ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong đó, ghi nhận tại Bắc Bộ và Trung Bộ lần lượt là 17 loài và 19 loài thuộc 6 giống.
Xác định 1 giống và 15 loài ghi nhận mới bổ sung cho khu hệ Megachilidae ở Việt Nam. Loài Euaspis basalis (Ritsema, 1874) được chỉnh lý lại thành loài Euaspis divercarinata Pasteels, 1980.
1.2. Ở Bắc Bộ, loài Megachile disjuncta là loài phổ biến nhất và 5 loài rất hiếm gặp. Trong khi đó, loài phổ biến nhất ở Trung Bộ là Megachile fluvovestita và 9 loài rất hiếm gặp.
1.3. Sáu loài phân bố rộng khắp cả nước, 11 loài chỉ bắt gặp ở Bắc Bộ và 13 loài chỉ bắt gặp ở Trung Bộ. Các loài ong mật tập chủ yếu ở khu vực Đông Bắc của Bắc Bộ và khu vực Tây Nguyên ở Trung Bộ.
1.4. Khu vực Đông Bắc có sự đa dạng loài cao nhất, tiếp đó là khu vực Tây Nguyên, khu vực đồng bằng sông Hồng có sự đa dạng loài thấp nhất.
2. Kiến nghị
2.1. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn về thành phần các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Đồng thời, mở rộng khu vực nghiên cứu để đánh giá sự đa dạng của chúng trên phạm vi toàn lãnh thổ nước ta.
2.2. Sự đa dạng về thành phần các loài ong mật thể hiện rõ nhất tại khu vực Đông Bắc và Tây Nguyên, do ở đây chủ yếu là các khu rừng tự nhiên ít chịu tác động của con người. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch bảo tồn và duy trì sự đa dạng hiện có tại các khu vực này.
2.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài thực vật có hoa với các loài ong mật thụ phấn cho chúng.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Tran Thi Ngat, Khuat Dang Long and Nguyen Thi Phuong Lien (2016), “Taxonomic notes on the genus Euaspis Gerstäcker (Hymenoptera: Apoidea: Megachilidae) from Vietnam”, Tap chi Sinh hoc, 38(4), pp. 515-520.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Xuân Huệ (2008), “Đa dạng côn trùng liên họ ong mật (Hym.: Apoidea) ở Việt Nam”, Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 934 – 938.
Tài liệu Tiếng Anh
2. Ascher J. S., Risch S., Soh Z. W. W., Lee J. X. Q. and Soh E. J. Y. (2016), “Coelioxys leaf-cutter and resin bees of Singapore (Hymenoptera: Apoidea: Megachilidae)”, Raffles Bulletin of Zoology 32, pp. 33–55.
3. Baker D. B. (1995), “A review of the Asian species of the genus Euaspis
Gerstäcker (Hymenoptera: Apoidea: Megachilidae)”, Zoologische Mededelingen (Leiden), 69(22), pp. 281-302.
4. Baker D. B. and Engel M. S. (2006), “A new subgenus of Megachile
from Borneo with arolia (Hymenoptera, Megachilidae)”, American Museum Novitates 3505, pp. 1-12.
5. Bigham C. T. (1897), “The Fauna of British India including Ceylon and Burma”, London – Berlin1, pp. 408-564.
6. Bohart G. E. (1972), “Management of wild bees for the pollination of crops”, Annual Review of Entomology17, pp. 287–312.
7. Cockerell T. D. A. (1936), “Some African anthidiine bees”, American Museum Novitates855, pp. 1-12.
8. Cockerell T. D. A. (1935), “Parasitic bees of the genus Coelioxys from the Belgian Congo”, American Museum Novitates 808, pp. 1-4.
9. Da Rocha-Filho L. C. (2016), “A revision of the cleptoparasitic bee genus Coelioxys (Hymenoptera: Megachilidae)”, European Journal of Entomology 113, pp. 9-18.
10. Da Rocha Filho L. C. and Garófalo C. A. (2016), “Nesting biology of
Coelioxys (Chrysosarus) guaranitica and high mortality caused by its cleptoparasite Coelioxys bertonii (Hymenoptera: Megachilidae) in Brazil”, Austral Entomology55, pp. 25-31.
11. Engel M. S. and Baker D. B. (2006), “A remarkable new leaf-cutter bee from Thailand (Hymenoptera: Megachilidae)”, Beiträge zur Entomologie, 56(1), pp. 69-74.
12. Eunice S. J. Y. (2015), “Diversity and trap-nesting studies of Singaporean Coelioxys bees to inform monitoring and management of tropical pollinators”, MS thesis, National University of Singapore, Kent Ridge, Singapore, pp. 1- 68.
13. Griswold T. and Gonzalez V. H. (2011), “New species of the Eastern Hemisphere genera Afroheriades and Noteriades (Hymenoptera, Megachilidae), with keys to species of the former”, Zookeys 159: 65-80. 14. Gonzalez V. H., Griswold T., Praz C. J. and Danforth B. N. (2012),
“Phylogeny of the bee family Megachilidae (Hymenoptera: Apoidea) based on adult morphology”, Systematic Entomology 37, pp. 261-286. 15. Leavengood Jr J. M. and Serrano D. (2005), “A distributional checklist
of the leaf-cutting bees (Hymenoptera: Megachilidae) of Florida”,
Insecta Mundi 19, pp. 172-176.
16. Khuat L. D., Le H. X., Dang H. T. and Pham P. H. (2012), “A preliminary study on bees (Hymenoptera: Apoidea: Apiformes) from Northern and North Central Vietnam”, Tap chi Sinh hoc, 34 (4), pp. 419- 326.
17. Michener C. D. (1947), “The revision of the American species of
Hoplitis (Hymenoptera: Megachilidae)”, American Museum of Natural History 89, pp. 257-318.
18. Michener C. D. (1948), “The generic classification of Anthidiine bees (Hymenoptera: Megachilidae)”, American Museum Novitates, 1381, pp. 1-29.
19. Michener C. D. (2000), “The bees of the world”, Johns Hopkins University Press, Baltimore, xiv+[1]+913 pp.
20. Michener C. D. (2007), “The bees of the world, second edition”, Johns Hopkins University Press, Baltimore, xvi+953 pp.
21. Nadimi A., Talebi A. A. and Fathipour Y. (2013), “A preliminary study of the cleptoparasitic bees of the genus Coelioxys (Hymenoptera: Megachilidae) in northern Iran, with six new records”, Journal of Crop Protection, 2(3), pp. 271-283.
22. Nagase H. (2003), “Descriptions of two new species of Coelioxys from Japan (Hymenoptera, Apidae)”, Ansfelden 30, pp. 425-432.
23. Nagase H. (2011), “Notes on Bees of the Genus Coelioxys of Japan, with Description of a New Species (Hymenoptera, Megachilidae)”, Bulletin of the National Museum of Nature and Science, Series A, 37(3), pp. 149-153.
24. Niu Z. Q., Wu Y. R. and Zhu C. D. (2012), “A review of Coelioxys
(Chelostomoda) Michener (Megachilidae: Megachilini) known from China with the description of a new species”, Zootaxa 3267, pp. 55–64. 25. Pauly A. (2015), “Nouvelles espèces d'Anthidiini de Madagascar
(Hymenoptera : Apoidea : Megachilidae)”, Belgian Journal of Entomology 26, pp. 1 – 30.
26. Rozen J. G. and Kamel S. M. (2008), “Hospicidal behavior of the cleptoparasitic bee Coelioxys (Allocoelioxys) coturnix, including
descriptions of its larval instars (Hymenoptera, Megachilidae)”,
American Museum Novitates 3636, pp. 1-25.
27. Rozen J. G., Vinson S. B., Coville R. E. and Frankie G. W. (2010), “Biology and morphology of the immature stages of the cleptoparasitic bee Coelioxys chichimeca (Hymenoptera, Apoidea, Megachilidae)”,
American Museum Novitates 3679, pp. 1-73.
28. Schwarz H. F. (1927), “Addtion North American bees of the genus
Anthidium”, American Museum Novitates 253, pp. 1-17.
29. Serrano D. (2014), “Leafcutting Bees, Megachilidae (Insecta: Hymenoptera: Megachilidae: Megachilinae)”, University of Florida IFAS Extension 342, pp.1-3.
30. Sheffied C. S., Ratti C., Packer L. and Griswold T. (2011), “Leafcutter and Mason Bees of the Genus Coelioxys Latreille (Hymenoptera: Megachilidae) in Canada and Alaska”. Canadian Journal of Arthropod Indentification 18, pp. 1-107.
31. Sheffied C. S. (2013), “A new species of Coelioxys Latreille subgenus
Megachiloides (Hymenoptera, Megachilidae)”, ZooKeys 283, pp. 43–58. 32. Torretta J. P., Durante S. P., Colombo M. G. and Basilio A. M. (2012), “Nesting biology of the leafcutting bee Coelioxys (Pseudocentron) gomphrenoides (Hymenoptera: Megachilidae) in an agro-ecosystem”,
Apidologie, 43 (6), pp. 624-633.
33. Urban D. and Parizotto D. R. (2012), “A revised key to the Neotropical cleptoparasitic anthidiine genera (Hymenoptera, Megachilinae) with notes and description of the male of Rhynostelis Moure & Urban”,
Tài liệu Internet
34. Ascher S. J. and Pickering J. (2016), “Discover Life Bee species guide and world checklist (Hymenoptera: Apoidea: Anthophila)” [Internet]. Discover Life, Accessed 15 September 2016, <http://www.discoverlife.org/mp/20q?guide=Apoidea_species&flags=H AS>.
35. https://vi.wikipedia.org/wiki/Bắc_Bộ_Việt_Nam. 36. https://vi.wikipedia.org/wiki/Miền_Trung_(Việt_Nam).
PHỤ LỤC
Các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ghi nhận được ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Anthidiellum carinatum (Wu, 1962) Euaspis aequicarinata Pasteels, 1980
Euaspis divercarinata Pasteels, 1980 Euaspis polyensis Vachal, 1903 (♀)
Euaspis polyensis
Vachal, 1903 (♂)
Pachyanthidium lachrymosum
Anthidiellum sp.1 Anthidiellum sp.2
Trachusa sp. Heriades sp.1
Coelioxys capitata Smith, 1854 (♀) Coelioxys capitata Smith, 1854 (♂)
Coelioxys decipiens
Spinola, 1838
Coelioxys sexmaculata
Cameron, 1897
Megachile atrata Smith, 1853 (♂) Megachile bellula Bigham, 1897
Megachile bhavanae Bigham, 1897 Megachile carbonaria Smith, 1853
Megachile dimidiata Smith, 1853 (♂) Megachile disjuncta (Smith, 1781) (♀) Megachile disjuncta (Smith, 1781) (♂) Megachile fluvovestita Smith, 1853 (♀) Megachile fluvovestita Smith, 1853 (♂) Megachile fratera Smith, 1853
Megachile hera Bigham, 1897 Megachile subrixator Cockerell, 1915
Megachile trichorhytisma Engel, 2006 Megachile tricincta Bigham, 1897
Megachile umbripennis
Smith, 1853 (♀)
Megachile umbripennis
Góp ý của các thành viên Hội đồng Chỉnh sửa của học viên
Có sử dụng phương pháp kế thừa mẫu vật của những đồng nghiệp thu được trước đó hay tất cả mẫu vật đều do tác giả thu bắt.
Bổ sung phương pháp kế thừa vào trong phần phương pháp.
Không nên sử dụng từ chủ quan “tôi” trong phần kết quả của luận văn.
Bỏ từ “tôi” trong phần kết quả của luận văn.
Các số liệu về tỉ lệ phần trăm trong bảng không sử dụng dấu chấm.
Chuyển thành dấu phảy.
Nên nhận xét giống ghi nhận mới cho Việt Nam rồi mới đến các loài ghi nhận mới.
Bổ sung giống ghi nhận mới vào mục 3.1.3.
Trang 62 và trang 64 có ghi hình 28A và 28B nhưng không tìm thấy trong luận văn.
Sửa lại thành hình 3.22A và 3.22B.
Kết luận dài và không nên liệt kê lại tên loài trong phần này.
Viết lại phần kết luận ngắn gọn và không liệt kê lại tên loài.
Xác nhận của chủ tịch Hội đồng
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn