Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm, nguyên tắc, phƣơng hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam
Nam về thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho nhóm ngƣời yếu thế
4.1.1. Quan điểm
Một là, việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH phải trên cơ sở
quán triệt và thực hiện tốt quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc là kết hợp hài hòa giữa thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với bảo đảm ASXH ngay trong từng bƣớc và từng chính sách phát triển. Phát triển hệ thống chính sách ASXH phải đặt trong tổng thể chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nƣớc trong từng thời kỳ; bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của mọi ngƣời dân, ƣu tiên ngƣời có công, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngƣời nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Hai là, phát triển hệ thống chính sách ASXH và bảo đảm ASXH là nhiệm vụ
thƣờng xuyên, quan trọng, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách ASXH, đồng thời phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, ngƣời lao động, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo đảm ASXH theo tinh thần xã hội hóa, tạo điều kiện để ngƣời dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh.
Ba là, hệ thống ASXH phải đa dạng, đa tầng, toàn diện, linh hoạt, có tính
chia sẻ giữa Nhà nƣớc, xã hội và ngƣời dân, giữa các nhóm dân cƣ trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng, phù hợp với nội dung, cách tiếp cận và chuẩn mực mang tính hội nhập quốc tế.
Bốn là, tăng cƣờng hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong
4.1.2. Phương hướng
Căn cứ định hƣớng phát triển hệ thống chính sách ASXH tại “Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020” đƣợc thông qua tại Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ƣơng 5 khóa XI của Đảng “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” xác định: “Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân”.
Để xây dựng một mô hình hệ thống ASXH hƣớng tới bao phủ toàn dân, phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta coi “con ngƣời là trung tâm của sự phát triển”, đảm bảo cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân, cần lựa chọn và vận dụng mô hình của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) với các bộ phận trụ cột cấu thành là: BHXH, BHYT, bảo trợ xã hội và ƣu đãi xã hội.
Theo đó, hệ thống chính sách ASXH có thể chia làm 3 tầng hay 3 nhóm chính: 1)Nhóm các chế độ ASXH hoạt động theo nguyên tắc đóng - hƣởng và cùng chia sẻ rủi ro, mọi chi phí đều đƣợc chi trả bởi nguồn quỹ chung, bao gồm BHXH (bắt buộc và tự nguyện), BHYT; 2) Nhóm các chế độ ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng - hƣởng mà dựa vào ngân sách nhà nƣớc chi trả, gồm các chính sách về trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội và ƣu đãi xã hội giành cho các ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do gặp phải rủi ro và những ngƣời có công đƣợc đền ơn, đáp nghĩa; 3) Nhóm các chế độ ASXH gắn với các chƣơng trình xã hội khác, kết hợp Nhà nƣớc và nhân dân, cộng đồng xã hội thực hiện, gồm các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, việc làm, y tế, nhà ở... và các loại quỹ bảo hiểm, các loại bảo hiểm khác.
thiểu số, ngƣời có hoàn cảnh đặc thù; 3) Mở rộng xã hội hóa việc huy động nguồn lực thực hiện ASXH; 4) Thích ứng với sự hợp tác quốc tế.
4.1.3. Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ASXH cho nhóm người yếu thế tại Việt Nam
Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về ASXH cho nhóm ngƣời yếu thế, Luận văn kiến nghị một số giải pháp cơ bản mang tính định hƣớng sau:
Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, các chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH. Cụ thể là:
- Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật về ASXH, trong đó cần nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Việc làm, Luật Tiền lƣơng tối thiểu, Luật Cứu trợ xã hội, Luật Ƣu đãi xã hội; nghiên cứu sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Ngƣời tàn tật, Luật Ngƣời cao tuổi...; nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật về ASXH cộng đồng, nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, hiệu quả các quy định, chính sách, chế độ ASXH.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hiện hành về ASXH, kể cả BHXH, BHYT, trợ giúp xã hội, ƣu đãi xã hội, hệ thống hỗ trợ tích cực...
- Phối hợp đồng bộ chính sách ASXH với các chính sách kinh tế, xã hội khác, nhƣ: chính sách việc làm, chính sách tiền lƣơng và thu nhập, thực hiện các chƣơng trình hỗ trợ tích cực, các chƣơng trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững..., tăng cƣờng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các ngƣời và vùng đặc thù.
Hai là, hoàn thiện tổ chức, bộ máy, cơ chế quản lý, thực hiện công tác
ASXH theo hƣớng đa dạng hóa tổ chức dịch vụ ASXH. Rà soát, củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ quan thực hiện công tác ASXH các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đặc biệt là cấp cơ sở. Tăng cƣờng lực lƣợng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH.
Ba là, đổi mới quản lý nhà nƣớc về ASXH. Tăng cƣờng vai trò chủ đạo của
tốt sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc và mạng lƣới các tổ chức thực hiện chính sách ASXH; hiện đại hóa công tác quản lý ngƣời ASXH, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về chính sách ASXH tại mỗi địa phƣơng để nhân dân có thể truy cập dễ dàng; tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện công tác ASXH ở tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể từ trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ sở, thực hiện tiết kiệm chi tiêu công, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ASXH; xây dựng bộ chỉ số ASXH làm cơ sở để theo dõi,
đánh giá hiệu quả thực hiện ASXH của đất nƣớc trong từng thời kỳ và tham chiếu với quốc tế.
Bốn là, tăng cƣờng công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến
đƣờng lối, quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và các thông tin về ASXH nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể và ngƣời dân về lĩnh vực này.
Năm là, tăng cƣờng sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, làm tốt công tác xã hội hóa, huy
động sự tham gia của toàn xã hội và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế trong việc đảm bảo ASXH.
- Nhà nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ bảo đảm nguồn lực và cơ chế tài chính thực hiện ASXH theo phƣơng châm từng bƣớc mở rộng diện bao phủ tiến tới bao phủ toàn dân. Quản lý chặt chẽ quỹ ASXH, hình thành các quỹ dự phòng và cơ chế hỗ trợ kịp thời cho các ngƣời khi có rủi ro đột xuất.
Đổi mới việc phân bổ nguồn lực, đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu của các chính sách ASXH. Phân cấp mạnh cho các địa phƣơng và đề cao trách nhiệm của địa phƣơng trong việc quản lý, sử dụng, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện. Hoàn thiện các quy định về quản lý việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân, bảo đảm minh bạch, hiệu quả.
- Khuyến khích, tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển đa dạng các mô hình ASXH, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các
trong việc cung cấp các dịch vụ ASXH, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những ngƣời đặc thù.
- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện các chính sách ASXH.