Kinh nghiê ̣m của tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 002 (Trang 30 - 32)

An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ có diện tích là 3.536,8 km2, dân số 2.210,4 nghìn người, là một tỉnh sản xuất lúa hàng đầu tại Việt Nam. Điều kiện tự nhiên của tỉnh An Giang hết sức thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đất đai màu mỡ được phù sa bồi đắp hàng năm do dòng sông Mê Kông mang đến, khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào giúp cho việc canh tác thuận lợi tạo năng suất lao động cao, chi phí thấp. Hàng năm diện tích lúa của An Giang lên hơn 53.000 ha, sản lượng hơn 3 triệu tấn lúa góp phần không nhỏ vào kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước. Ngoài cây lúa An Giang còn trồng bắp, đậu lành và nuôi trồng thủy sản nước ngọt như cá, tôm.

Hiện tại, An Giang đang phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với sự đa dạng, chuyên môn hóa nhiều vật nuôi cây trồng vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong Tỉnh vừa góp phần xuất khẩu và cải thiện góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù An Giang chuyển sang cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp nhưng phần đóng góp của nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Có được kết quả trên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, An Giang đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn đó là:

Thứ nhất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định trong đó tập trung vào một số giải pháp như:

Đẩy nhanh tốc độ giao đất cho nông dân thông qua cải cách đất đai; thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Phân vùng sản xuất nhằm giải quyết tình trạng sản xuất không ổn định, xây dựng kế hoạch chuyên canh sản xuất, phân canh diện tích đất đai nhất định cho một số loại cây đòi hỏi tưới tiêu tốt.

Triển khai dự án hợp tác xã giống nguyên chủng và giống xác nhận đã phát huy vai trò của ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất. An Giang phát triển mạng lưới hơn 193 đơn vị hợp tác xã, diện tích nhân giống sấp xỉ 35.000 ha, sản lượng giống hơn 19.000 tấn đáp ứng 73% nhu cầu giống đồng thời ứng dụng công nghệ sinh học. Để tăng năng suất, chất lượng nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trong đó đặc biệt là lĩnh vực cho tạo giống cây trồng vật nuôi sản xuất các chế phẩm sinh học kích thích tăng trưởng, bảo quản nông sản ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật Enzyme công nghiệp. Như vậy, với đà phát triển khoa học kỹ thuật cùng sự nhạy bén áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp An Giang tiến một bước dài đến nền nông nghiệp bền vững.

Thứ hai, trước những thách thức của dịch hại, chất thải nông nghiệp đối với môi trường, để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, An Giang hướng đến mô hình GAP với chương trình ba tăng, ba giảm (tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế; giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sau, giảm lượng phân đạm) và tiết kiệm nước, sử dụng giác thải nông nghiệp làm phân vi sinh đã mang lại hiệu quả cao. Việc hướng đến nền nông nghiệp sạch nhằm bảo vệ môi trường sống và tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe cộng đồng, đây là mô hình sản xuất phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Mô hình GAP đã áp dụng thành công tại Châu Phú, Thoại Sơn…đối với ba dòng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Thứ ba, cấp tín dụng cho người nghèo và hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất với các chính sách ưu đãi, phát triển rộng mở chương trình khuyến nông, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết các vấn đề về ô nhiễm…nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Thứ tư, An Giang là một trong những địa phương đi đầu và đi trước một bước trong việc xây dựng mô hình liên kết bốn nhà. (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa

học, nhà doanh nghiệp). An Giang phát triển hợp tác xã nông nghiệp và xây dựng đồng thời triển khai các đề án về tổ chức lại sản xuất, gắn liền với chế biến và thị trường tiêu thụ.

Nông dân tạo ra sản phẩm có chất lượng cao không thể thiếu trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp đã hợp đồng với nông dân trong Tỉnh sản xuất trên diện tích hàng ngàn ha và thu mua bao tiêu hàng ngàn tấn sản phẩm các loại.

Mô hình liên kết bốn nhà đã làm thay đổi nhận thức của nông dân trong việc bỏ tập quán canh tác cũ, lạc hậu, thay vào đó là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nông dân được tiếp cận những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới ngày càng nhiều hơn và sâu rộng hơn. Kết quả không những thu nhập của nông dân tăng cao góp phần cải thiện đời sống mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế của Tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Bình 002 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)