Có chiến lƣợc thu hút các nhà ĐTNN đầu tƣ vào một số lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ cao, sản xuất xuất khẩu, tăng chất lƣợng dịch vụ; Xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 96)

hàm lƣợng công nghệ cao, sản xuất xuất khẩu, tăng chất lƣợng dịch vụ; Xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ dựa vào hoạt động FDI.

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo lĩnh vực và địa bàn, thì cần nhanh chóng có chính sách, biện pháp cụ thể để thu hút FDI từ MNCs với dự án qui mô lớn, sử dụng công nghệ cao hướng sản xuất xuất khẩu. Đối với các dự án lớn của MNCs cần qui định việc xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư để thực hiện các qui định đó. Tiếp tục nâng cấp chất lượng dịch vụ phục vụ cho thực hiện đầu tư như dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật công nghệ, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tư vấn lao động, việc làm…để tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư.

Thu hút dự án FDI ngành công nghiệp phụ trợ và có chiến lược với chính sách hỗ trợ cụ thể đối với ngành này. Nên nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất liên kết ngang, hình thành các doanh nghiệp vệ tinh, sản xuất linh phụ kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hướng xuất khẩu (dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh…) và ngành sản xuất ô tô, xe gắn máy. Mô hình liên kết ngang, trụ cột là các FIEs qui mô lớn sẽ tạo ra tác động lan tỏa (ví dụ thông qua các qui định về chuyển giao công nghệ, học hỏi lẫn nhau qua các hợp đồng mua bán...) và có tác dụng lôi cuốn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi tạo giá trị (cả tác động kéo và tác động đẩy).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)