Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe điện hà nội (Trang 50 - 52)

2.1. Khái quát chung về Xí nghiệp Xe điện Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp

Xí nghiệp Xe điện Hà Nội thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên là Xí nghiệp Thổ địa Bắc Kỳ, thuộc sự quản lý điều hành của chính phủ bảo hộ Pháp. Sau 110 năm tồn tại và phát triển, Xí nghiệp Xe điện Hà Nội đã có nhiều lần thay đổi tên gọi như: Sở Xe điện Hà Nội - 1954, Xí nghiệp Xe điện Hà Nội - 1955, Quốc doanh Xe điện Hà Nội - 1959, Xí nghiệp Xe điện Hà Nội - 1969 và cuối cùng lại trở về tên gọi Xí nghiệp Xe điện Hà Nội năm 2001. Hiện nay Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.

Những ngày khởi đầu, Xí nghiệp Thổ địa Bắc Kỳ chỉ xây dựng và khai thác các tuyến đường Xe điện chạy từ ga Bờ Hồ đến Bạch Mai, ấp Thái Hà và Bưởi. Vài chục năm sau, Xí nghiệp Thổ địa bắc Kỳ mở rộng và kéo dài thêm một số tuyến: Ấp Thái Hà - Hà Đông (1904), Bờ Hồ - Cầu Giấy (1929), Bờ Hồ - Yên Phụ và Bờ Hồ - Kim Liên - Vọng (1943).

Sau cách mạng Tháng Tám – 1945, ta giành được chính quyền và tiếp quản Xí nghiệp Thổ địa Bắc Kỳ nhưng không được bao lâu thì thực dân Pháp lại chiếm Hà Nội. Xí nghiệp lại chịu sự quản lý của chính quyền thực dân Pháp và gần như không còn hoạt động. Đến năm 1954 hòa bình lập lại, ta tiếp quản Thủ đô, Xí nghiệp được đổi tên thành Sở Xe điện Hà Nội và sau đó là Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.

Thời kỳ 1954 – 1975, trong bối cảnh cả nước đấu tranh chống đế quốc Mỹ, Xí nghiệp đã góp một phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến bằng những sản phẩm thiết thực phục vụ GTVT tiền tuyến như cầu phao bằng tôn bắc qua

sông, suối, téc xăng, rơ mooc để vận chuyển súng đạn, lương thực thực phẩm… Đồng thời Xí nghiệp cũng nối dài các tuyến đường và đóng nhiều đầu, toa xe mới tiếp tục phục vụ vận chuyển hành khách và hang hóa. Thời kỳ này, trung bình mỗi năm Xí nghiệp đã vận chuyển được 20 triệu lượt khách và 100.000 tấn hàng hóa.

Giai đoạn sau năm 1975, nhất là thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX cùng với yêu cầu và sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vận chuyển hành khách ngày một tăng. Tuy nhiên do phương tiện có hạn, phần lớn thiết bị máy móc, nhà xưởng phục vụ duy tu bảo dưỡng cũng đã quá cũ và lạc hậu. Thực tế này đã đòi hỏi Xí nghiệp phải cải tiến, thay đổi phương thức vận tải và nâng cao năng lực vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân dân.

Ngày 25/12/1985, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 548/QĐ – UB về việc tháo bỏ đường Xe điện tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ để thử nghiệm phát triển vận chuyển công cộng bằng xe buýt, đánh dấu bước chuyển mình đổi mới toàn diện của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội.

Năm 1986, đề tài khoa học về thử nghiệm cải tạo Xe điện bánh sắt thành xe buýt bánh hơi bằng lốp cao su đã thành công. Các tuyến Xe điện chạy bánh sắt trước đây đã được tháo bỏ để thay thế bằng xe bánh lốp. Tháng 6/1992, UBND TP Hà Nội giao cho Xí nghiệp làm chủ đầu tư dự án “tuyến buýt thí điểm Hà Nội”. Và đến ngày 27/4/1993, tuyến buýt bánh hơi Bờ Hồ - Hà Đông chính thức đi vào hoạt động. Đó cũng là khởi đầu của ngành xe buýt hiện đại của Thủ đô hiện nay. Đặc biệt hơn nữa vào năm 1999, thực hiện chủ trương của thành phố Xí nghiệp được giao nhiệm vụ tăng cường công tác VTHKCC bằng việc mở mới các tuyến xe bus tiêu chuẩn như: 32, 22, 34... nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân tại Thủ Đô Hà Nội. Để thích nghi với nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp Xe điện Hà Nội đã định hướng phương

thức kinh doanh theo dây chuyền khép kín: từ duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa… đến kinh doanh vận chuyển khách đều nằm trong hệ thống của Xí ngiệp. Hơn nữa được sự quan tâm của TP, Tổng Công ty Vận tải Hà nội những năm gần đây Xí nghiệp liên tiếp được đầu tư mua mới phương tiện, thiết bị đạt tiêu chuẩn ERO II và III được trang bị các thiết bị chất lượng hiện đại đảm bảo đáp ứng công nghệ tiên tiến và kiểm soát hành trình... Đồng thời khi Hà Nội mở rộng, Xí nghiệp cũng không ngừng mở rộng khai thác thêm hàng chục tuyến buýt nội đô và kế cận.

Hiện nay, Xí nghiệp có khoảng gần 2000 cán bộ công nhân viên với gần 300 xe chạy trên 16 tuyến buýt. Mỗi năm vận chuyển trên 100 triệu lượt khách góp phần thực hiện chủ trương hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời Xí nghiệp cũng trở thành lực lượng chủ công kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng Công ty vận tải Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe điện hà nội (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)