NGUYÊN VẬT LIỆU:
Ở công ty, một nhu cầu đang đặt ra là áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Tuy nhiên hình thức sổ sách công ty đang áp dụng là “Nhật ký chứng từ” hình thức này phù hợp với quy mô sản xuất và trình độ nhân viên kế toán ở công ty. Mặc dù vậy, nếu áp dụng máy vi tính thì rất bất tiện và khó khăn vì sổ sách quá nhiều, kết cấu phức tạp. Vì vậy, để thuận hơn trong việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, trước hết công ty cần phải chuyển sang sử dụng hình thức kế toán phù hợp hơn, thuận lợi hơn. Trường hợp công ty chưa thể áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, để dễ theo dõi tình hình công nợ đối với nhà cung câp, công ty nên mở sổ chi tiết bởi vậy ở công ty chủ yếu vật tư mua về bằng hình thức trả chậm thường là thời hạn một tháng, hơn nữa trong tháng có nghiệp vụ nhập xuất vật tư xảy ra rất nhiều nên việc ghi chép vào Nhật ký chứng từ là rất phức tạp.
2. Về công tác hạch toán:
Tại công ty, NVL mua về bằng bất cứ nguồn nào, kế toán vật tư đều hạch toán vào các khoản phải trả người bán (TK 331). Như theo phiếu nhập kho số 195 ngày 7/10/2001, NVL được mua của công ty Dệt Huế và đã được hạch toán ngay bằng tiền gởi ngân hàng, kế toán vật tư định khoản :
Nợ TK 152 24.392.706 Nợ TK 133 (1331) 2.439.271 Có TK 331 26.831.977
Hạch toán như vậy hơi dài dòng, NVL phục vụ cho sản xuất ở công ty có nhiều loại, lại nhập xuất liên tục và có rất nhiều nghiệp vụ khác có liên quan đến tài khoản phải trả nên hạch toán như hiện nay sẽ khó khăn trong việc theo dõi nguyên vật liệu được hình thành từ nguồn nào mà thông tin hạch toán kế toán trên là những thông tin hai mặt của mỗi hiện tượng mỗi quá trình: tài sản và nguồn hình thành tài sản, tăng và giảm ...
Mỗi khi có nghiệp vụ mua hàng xảy ra, kế toán vật tư sẽ căn cứ vào từng nguồn hình thành để hạch toán. Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111 : NVL mua bằng tiền Có TK 112 : NVL mua bằng TGNH Có TK 331 : NVL mua chịu người bán
Có TK 311 : NVL mua bằng tiền vay ngắn hạn Do vậy nghiệp vụ trên có thể định khoản lại như sau: Nợ TK 152 24.392.706
Nợ TK 133 (1331) 2.439.271 Có TK 331 26.831.977
Tại công ty khi mua nguyên vật liệu nếu hoá đơn chưa về hoặc nguyên vật liệu chưa về, công ty đều không theo dõi trên sổ kế toán. Để quản lý tốt hơn và theo dõi chặt chẽ hơn công ty cần phải hạch toán theo các trường hợp cụ thể:
+ Trường hợp 1: công ty đã nhận được hoá đơn, đến cuối quý nguyên vật liệu vẫn chưa về, kế toán ghi:
Nợ TK 151 hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 (1331)
Có TK 331
Sang quý sau, khi nguyên vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152 26.831.977 Có TK 151 26.831.977
+ Trường hợp 2: Nguyên vật liệu đã về nhưng đến cuối quý hoá đơn chưa về, kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ “hàng chưa có hoá đơn”. Nếu trong quý có hoá đơn vềthì ghi sổ bình thường, còn nếu đến cuối quý, hoá đơn vẫn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính.
Nợ TK 152 25.000.000 Nợ TK 133 (1331) 2.500.000 Có TK 331 27.500.000
Sang quý sau, khi hoá đơn về sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế bằng 1 trong 3 cách sau:
Cách 1 : xoá giới hạn bằng bút toán đỏ rồi ghi giá thực tế bằng bút toán thường. Cách 2: Ghi số chênh lệch giữa giá tạm tính và giá thực tế bằng bút toán đỏ.
Cách 3: Dùng bút toán đỏ ngược để xoá bút toán theo giá tạm tính đã ghi , rồi ghi lại theo giá thực tế bằng bút toán đúng như bình thường.
Tại công ty, hình thức kế toán đang áp dụng là hình thức NKCT.
Hiện nay đang áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán, người ta thường sử dụng hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức có mẫu số đơn giản, trình tự ghi chép đơn giản kết cấu sổ để ghi lại để thực hiện đối chiếu, kiểm tra số liệu ghi chép trên các sổ ghi chép được phản ánh theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung của từng nghiệp vụ kinh tế, điều đó rất thuận tiện cho việc theo dõi quá trình sản xuất và kinh doanh tại công ty.
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Trình tự ghi sổ : hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, các sổ Nhật ký đặc biệt. Sau đó, căn cứ vào các số liệu đã ghi
vào Sổ Cái sau khi đã loại trừ sổ trùng lặp. Cuối quý, cộng số liệu trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết lặp và báo cáo tài chính.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Kết luận
Công ty Dệt may 29/3 Đà Nẵng trong những năm qua vẫn đứng vững và phát triển, hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Công ty kinh doanh những mặt hàng đảm bảo chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. Điều này chứng tỏ công ty đã tìm ra biện pháp quản lý kinh tế phù hợp.
Hoàn thành được chuyên đề này. Trước đây em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên trường đại học Dân Lập Duy Tân đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 3 năm qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Nguyễn Trung Lập, cảm ơn Ban Giám đốc công ty và các cô chú, anh chị phòng kế toán đã hướng dẫn tận tình chu đáo, cùng cácbạn đã nhiệt tình giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Qua thời gian kiến tập em đã cảm thấy rằng trong cơ chế thị trường hiện nay, NVL là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu, là điều kiện kiên quyết đến sự sống còn đối với doanh nghiệp sản xuất.
Nhưng với thời gian kiến tập có hạn mà nội dung lại bao quát thêm vào đó là vốn kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế còn quá ít. Tuy em cố gắng rất nhiều, song chắc chắn chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự ghi nhận đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, anh chị phòng kế toán cùng với các bạn đọc để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, các cô chú anh chị, lãnh đạo công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề của mình.
MỤC LỤC Lời mở đầu
Phần I. Những lý luận cơ bản về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất
I. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ tổ chức hạch toán nguyên vật liệu 1. Khái niệm
2. Đặc điểm của NVL
3. Nhiệm vụ của tổ chức hạch toán NVL II .Phân loại và đánh giá NVL
1. Phân loại NVL 2. Tính giá NVL
2.1. Tính giá NVL nhập kho 2.2. Tính giá NVL xuất kho III. Tổ chức hạch toán nhập xuất NVL
1. Tài khoản sử dụng, thủ tục và chứng từ hạch toán nhập xuất NVL 1.1. Tài khoản sử dụng
1.2. Các thủ tục chứng từ nhập xuất 2. Hạch toán tổng hợp nhập xuất NVL
2.1. Tổ chức hạch toán tổng hợp nhập kho NVL 2.2 Tổ chức hạch toán tổng hợp xuất kho NVL
Phần II. Thực tế tình hình tổ chức hạch toán NVL tại Công ty Dệt May 29/3 ĐN A. Đặc điểm tình hình chung của công ty
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty II. Chức năng và nhiệm vụ
III. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. Đặc điểm ngành dệt
1.1. NVL ngành dệt 1.2. Sản phẩm
1.3. Sơ đồ quy trình công nghệ dệt khăn bông 1.4. Quy trình máy móc thiết bị
1.5. Thị trường
1.6. Đối thủ cạnh tranh 2. Ngành may mặc
2.1. Nguyên vật liệu 2.2. Sản phẩm
2.3. Quy trình công nghệ may mặc 2.4. Máy móc thiết bị
2.5. Thị trường
3. Tổ chức công tác hạch toán kế toán 3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 3.2. Hình thức kế toán
B. Tình hình tổ chức công tác hạch toán NVL tại công ty I. Đặc điểm và phân loại NVL
1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty 2. Phân loại nguyên vật liệu
1. Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho 2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
III. Thủ tục chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu IV. Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu V. Tổ chức hạch toán nhạp xuất nguyên vật liệu 1. Hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu 2. Hạch toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu VI. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu
VII. Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty 1. Về việc tìm nguồn hàng cung cấp nguyên vật liệu 2. Về việc sử dụng nguyên vật liệu tại công ty
Phần III. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán NVL tại Công ty I. Đánh giá chung về tình hình quản lý hạch toán nguyên vật liệu tại công ty 1. Đánh giá công tác quản lý vật tư
1.1. Về tình hình cung cấp vật tư 1.2. Về tình hình dự trữ
1.3. Về tình hình sử dụng vật tư 2. Đánh giá công tác hạch toán vật tư
II. Các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý nguyên vật liệu 1. Biện pháp về dự trữ vật tư
2. Biện pháp về sử dụng vật tư
III. Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu 1. Về sổ sách kế toán